Thứ Năm

Nhạc Việt, gu và câu chuyện đẳng cấp

Gu và câu chuyện đẳng cấp

Đăng ngày Thứ ba 12/05/2009 14:57
Thanh Lam ở thời kỳ đầu tạo nên một sức sống mới cho nhạc nhẹ Việt bởi lối hát mang nặng dấu ấn cá nhân trong cách xử lý tác phẩm, đấy là một kiểu hát mới vào lúc bấy giờ. Nhưng cô dường như không hợp với... nhạc Việt. Nói vậy bởi sao, Lam hát rất hay rất tình nhưng Lam là người phá cách giống như Tây, cho nên với gu nhạc hiện nay của các nhạc sĩ trong nước khó ai kìm nổi “con ngựa bất kham” trong Lam. Với Lam thì điều cần bây giờ là có cho mình một “producer” đủ mạnh để lái cô đi theo con đường mới hơn những gì cô làm, chứ không cần một người tạo ra đẳng cấp cho cô. Bởi đẳng cấp là cái cô đã có thừa.



Đẳng cấp là thứ không phải cứ cố là có được, nhất là với những giọng ca “tầm tầm” như của không ít ca sĩ trong showbiz Việt hiện nay, nhưng ai cũng cố khoác lên cho mình một tấm áo “đẳng cấp” để được… sang trọng. Và trong rất nhiều cuộc kiếm tìm đẳng cấp như thế cho mình, khán giả cũng không thiếu lần bụm miệng cười vì hai chữ “đẳng cấp” được một số ca sĩ của chúng ta phơi bày quá non tay.
 
Cái đáng tiếc của Thu Minh là ở chỗ cô cứ nhảy qua nhảy lại giữa các dòng nhạc - điều không nên nhất ở một ca sĩ chuyên nghiệp.
Có bột không gột nên hồ

Mới đây, ca sĩ Mỹ Lệ tổ chức live show đầu tiên trong sự nghiệp ca hát của mình, sau khi đã cùng cô bạn Thu Minh làm “Diva’s Night” tại phòng trà Không Tên. Để tạo ra một đẳng cấp mới hơn sau vài năm nghỉ hát, Mỹ Lệ đã chọn cho live show của mình một cái tên rất ấn tượng “Mỹ Lệ in symphony”. Và cô chia sẻ: “Nếu chỉ làm một live show nhạc pop đơn thuần và hát lại những bài hit của mình thì quá bình thường.

Thế nên Mỹ Lệ đã chọn hát với dàn nhạc giao hưởng và hát nhạc kịch để mang đến một món ăn mới mang màu sắc lạ, ấn tượng cho live show đầu tiên của mình cũng như những khán giả hâm mộ mình”. (Dân Trí 16/02/2009)

Nhưng “symphony” ở đâu thì chưa thấy chỉ thấy ngoài cái tên mang tính đẳng cấp, vì nó đậm chất cổ điển, còn lại chương trình của cô đậm chất nhạc trữ tình, tiền chiến. Gọi là đá gà đá vịt một tý “symphony” bằng 4 tiết mục cuối cùng được hòa âm, phối khí mang hơi hướng của thể loại nhạc này nhưng cũng chỉ là phảng phất hơi “symphony”.

Sau live show này nhiều người vẫn còn đầy hoài nghi về tính đẳng cấp của giọng hát Mỹ Lệ khi cô... liên tục quên lời và rớt nhịp. (VNExpress.net 09/03/2009: http://www.vnexpress.net/GL/Van-hoa/2009/03/3BA0CAFA/)
Ít bột thì đương nhiên là sẽ khó gột nên hồ! Nhưng điều đáng tiếc hơn hiện nay có không ít ca sĩ có bột, thậm chí bột rất tốt nhưng cũng không thể gột nên hồ.

Mỹ Tâm là một trường hợp, cô là người mang đầy đủ tố chất của một ngôi sao đẳng cấp như giọng khá tốt, có sự say mê, người đẹp. Trên sân khấu thì sáng, và có sự hấp dẫn tự nhiên với công chúng. Mà điều này là rất quan trọng bởi có những người xinh đẹp hơn Tâm, hát cũng không thua kém cô là bao nhưng khi lên sân khấu lại không được khán giả thích. Chỉ rất tiếc là khâu “chọn nhạc gửi bài” của cô chưa thực tinh tế. Và tất nhiên hai chữ “đẳng cấp” thực sự cũng còn là câu chuyện dài kỳ với cô.

Thu Minh, Hồ Quỳnh Hương cũng là hai trường hợp tương tự, dù họ đang có vị trí khá tốt trong showbiz Việt nhưng vẻ như, đang dần đuối đi. Cái đáng tiếc của Thu Minh là ở chỗ cô cứ nhảy qua nhảy lại giữa các dòng nhạc, điều không nên nhất ở một ca sĩ chuyên nghiệp.

Và trong quá trình đó, sản phẩm âm nhạc của Thu Minh cái sau không hơn được cái trước. Nghe nói thời gian tới đây Thu Minh sẽ tiếp tục gắn bó với Nathan Lee, làm tiếp 2 album, trong đó có một album nhạc dance. Nhìn vào tương lai gần thì có lẽ hai từ “đẳng cấp” đang càng ngày càng xa với cô.

Một trường hợp đáng tiếc nữa là Hồ Quỳnh Hương, quả thực cho đến giờ người ta có thể thấy rõ ràng: Hồ Quỳnh Hương đang bị chông chênh. Và kết quả này xuất phát từ nguyên nhân cô không có một cái gu âm nhạc thật tốt. Cô hết theo “nghệ thuật” lại chạy qua “thị trường”, và rồi cứ chạy vòng quanh.

Hiện nay, Hồ Quỳnh Hương đã ngả hẳn về phía thị trường. Kết quả là đẳng cấp biến mất mà sức hút cũng dần phai nhạt, không biết có phải thị trường đã có những gương mặt sáng giá hơn thay thế.

   
 Sau live show "Mỹ Lệ in symphony" nhiều người vẫn còn đầy hoài nghi về tính đẳng cấp của giọng hát Mỹ Lệ.  Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn là một minh chứng rằng giá trị của người biểu diễn nằm ở tác phẩm, tác phẩm có giá trị càng cao thì mới bộc lộ hết được cái hay của người thể hiện.

Sự chấp chới của “đẳng cấp”

Có bột mà không gột nên hồ thì quả là đáng buồn, nhưng “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, bản thân những ngôi sao đó không có một cái gu đủ mạnh để định hướng được công chúng thì thôi cứ đành chấp nhận cho mình... ở đẳng cấp thấp vậy.

Khỏi bàn cãi, 4 giọng hát có đẳng cấp cao nhất tại Việt Nam hiện nay là: Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà. Câu chuyện “vươn tới một đẳng cấp cao” của họ là muôn hình muôn vẻ vào những thời kỳ khác nhau nhưng tựu chung lại họ đều là những giọng hát có gu. Nhưng dù có gu đấy thì họ cũng gặp phải không ít sự “lên xuống” thất thường về mặt đẳng cấp, thậm chí có những người đến nay đang dần dần mất đi đẳng cấp của mình.

Thanh Lam ở thời kỳ đầu tạo nên một sức sống mới cho nhạc nhẹ Việt bởi lối hát mang nặng dấu ấn cá nhân trong cách xử lý tác phẩm, đấy là một kiểu hát mới vào lúc bấy giờ. Nhưng cô dường như không hợp với... nhạc Việt. Nói vậy bởi sao, Lam hát rất hay rất tình nhưng Lam là người phá cách giống như Tây, cho nên với gu nhạc hiện nay của các nhạc sĩ trong nước khó ai kìm nổi “con ngựa bất kham” trong Lam.

Với Lam thì điều cần bây giờ là có cho mình một “producer” đủ mạnh để lái cô đi theo con đường mới hơn những gì cô làm, chứ không cần một người tạo ra đẳng cấp cho cô. Bởi đẳng cấp là cái cô đã có thừa.

Thỏa mãn được cùng lúc cả yếu tố nghe và nhìn nhất trong bộ tứ đẳng cấp này phải kể đến Hồng Nhung với giọng hát biết tiết chế, độ “bám” sân khấu và vẻ tươi trẻ thường trực xuyên thời gian. Chỉ tiếc, về sau, khi sức nóng đã dần nguội đi, thì sự kết hợp (tưởng như khôn ngoan) giữa cô và Quang Dũng đã không gây được ấn tượng mạnh như mong đợi.

Một sự kết hợp không cho thấy Nhung đang mạnh lên mà ngược lại, dường như là đang thiếu tự tin hơn bởi những lựa chọn an toàn, thiếu phá cách. Tuy nhiên, với Nhung, cô thừa thông minh để biết “căn chỉnh” kịp thời cung đường mình đã chọn để không bị tụt hạng.

Trần Thu Hà là người ít tuổi nhất trong bộ tứ đẳng cấp này. Cho đến giờ những gì Hà Trần làm được chưa thực sự nhiều (về số lượng), nhưng ở Hà người ta thấy được một sự cập nhật về đời sống “âm nhạc quốc tế”. Bởi nhạc của cô hát thường là mấy bài cũ của Trần Tiến được mang ra phối lại theo các xu hướng mới, xin nói rõ là mới ở Việt Nam.

Và cộng với những câu chuyện về đẳng cấp được cô nói đến khá thường xuyên trên báo chí thì có lẽ chúng ta nên trông chờ vào tương lai với giọng hát này. Hà có cá tính và chắc rồi cô cũng sẽ làm cho mình một cái gì đó lớn lao hơn những thứ cô đã làm hiện nay. Như thế thì Hà mới xứng đáng ở tầm đẳng cấp diva hơn.

Duy nhất trong bộ tứ đó, Mỹ Linh là người còn có thể đi theo con đường chuyên nghiệp trọn vẹn, không phải trong so sánh với người khác mà là với chính cô. Mỹ Linh gắn đời sống hát với đời sống riêng tư. Cô cố gắng đi lên phía trước một cách rất thực chất. Với người khác thì thời gian sẽ làm cho hỏng đi nhưng Mỹ Linh thì không bị ảnh hưởng.

Cô như kim loại quý không bị phá hoại bởi môi trường ẩm ướt xung quanh bởi cô được bao bọc bởi một êkíp tốt nên có khả năng tỏa sáng. Và quả thực cho đến giờ nhìn vào những gì Linh đã làm người ta còn thấy cô đang tiếp tục đi lên. Tất nhiên trong bước đi lên này của Mỹ Linh có một số đoạn bị gãy khúc, như album “Để tình yêu hát” - vẻ như được làm hơi vội và không kỹ bằng các album khác của “tóc ngắn”.

Điểm mặt 4 đẳng cấp hàng đầu của showbiz Việt để thấy chọn cho mình một cái gu để có thể vươn lên vị trí đẳng cấp và giữ được đẳng cấp lâu dài cho mình là điều không dễ, nhất là những giọng ca tầm tầm của không ít ca sĩ ở ta hiện nay.

 
 Khâu “chọn nhạc gửi bài” của Mỹ Tâm chưa thực tinh tế.
Đẳng cấp ở đâu?

Cần có một cái gu để hình thành đẳng cấp của một ca sĩ, bất cứ một ca sĩ nào cũng biết vậy, nhưng không phải ai cũng giữ cho mình có một cái gu vững vàng. Bởi hiện nay các ca sĩ của chúng ta, nhất là các ca sĩ mới còn rất thiếu kiên nhẫn.

Phương Anh, một giọng ca của Sao Mai điểm hẹn 2004, là một trường hợp như thế. Phương Anh có thực tài, và đó là điều đã được giới chuyên môn kiểm nghiệm. Nhưng cho đến giờ cô chưa có gì đặc biệt để người ta chú ý. Dù rằng cô đã làm hai album với Anh Quân - Huy Tuấn.

Có thể thời cơ của Phương Anh chưa đến, nhưng sự yếu kém về mặt thương hiệu của Phương Anh ngày nay chính là bởi cô chưa bao giờ tin vào cái gu mà mình chọn, dù chắc hẳn cô cũng được tư vấn không ít từ phía ê kíp của mình.

Phương Anh hát tất cả các thể loại nhạc, tất nhiên đây là điều khó tránh được ở Việt Nam, nhưng cô tỏ ra là mình không có khả năng miễn nhiễm với những thứ không đáng hát. Và ở đỉnh điểm của sự hoang mang cô còn khẳng định rằng “mình có thể hát cả nhạc xưa” (TTVH Cuối tuần số 16). Và nói đến đây thì đủ biết chắc cũng còn lâu lắm Phương Anh mới đi được hết con đường dò tìm đẳng cấp của mình.

Ở một thái cực trái ngược, Nguyên Thảo xuất phát chậm hơn Phương Anh khoảng 3 năm nhưng cho đến giờ, người ta đã thấp thoáng thấy ở cô một giọng hát có đẳng cấp. Không phải Thảo hát hay hơn Phương Anh, thậm chí về kỹ thuật, Phương Anh còn có phần nhỉnh hơn Thảo.

Nhưng Thảo biết mình, biết hướng mình muốn đi. Khi chân ướt chân ráo đến tìm nhạc sĩ Dương Thụ, vị nhạc sĩ này có hỏi, xin được diễn nôm đại loại như sau: Sao cháu lại muốn làm một album kén người nghe như vậy trong khi các ca sĩ hiện giờ đều chạy theo thị trường? Cô trả lời: Cháu muốn làm vì đó là thể loại nhạc mà cháu thích.

Và quả thực sau album đầu tay với nhạc sĩ Dương Thụ, cùng với sự trợ giúp từ nhạc sĩ Dương Thụ và “nhà Anh Quân – Mỹ Linh”, từ một người vô danh, Nguyên Thảo đã nhanh chóng được biết. Con đường của Nguyên Thảo còn ở phía trước, nhưng có lẽ cô sẽ sớm có một đẳng cấp trong showbiz Việt khi cô đã chọn cho mình một người hiểu hết giá trị của cô và sẵn lòng giúp đỡ cô như nhạc sĩ Dương Thụ.

Hơn thế nữa, bản thân cô đã biết được mình nên chọn cái gì và nên đi theo hướng nào. Nếu đi đúng đường (trước mắt có thể thấy được điều đó khi Thảo đang cùng nhạc sĩ Dương Thụ làm album tiếp theo), thì chắc chắn cô sẽ còn phát triển.

Chúng ta thử tưởng tượng nếu Đặng Thái Sơn mà không chơi nhạc của Chopin thì liệu có thành Đặng Thái Sơn như hôm nay không? Giá trị của người biểu diễn nằm ở tác phẩm, tác phẩm có giá trị càng cao thì mới bộc lộ hết được cái hay của người thể hiện.

Câu chuyện đẳng cấp trong nghệ thuật luôn là nỗi niềm được bày tỏ nhiều nhất với những người làm ít nói nhiều và là khát khao âm thầm thúc đẩy sự phấn đấu với những người làm được nhưng không muốn nói hoặc không có tài nói. Nhưng đẳng cấp lại là thứ không phải cứ nói là sẽ có ngay được. Biết là khó nhưng các ca sĩ của chúng ta vẫn “sẵn sàng hy sinh vì nghệ thuật”.

Trong rất nhiều cuộc kiếm tìm đẳng cấp cho mình, khán giả cũng không thiếu lần bụm miệng cười vì hai chữ “đẳng cấp” được một sôæ ca sĩ của chúng ta phơi bày quá non tay.
Và để mơ về một đẳng cấp thế giới, thì hãy còn xa lắm!


Thanh Danh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét