Thứ Năm

Nhạc sỹ và ca sỹ

Nhạc sỹ và ca sỹ
Khi Thanh Lam biểu diễn trong liveshow của cô tại Thành phố Hồ Chí Minh, vì lí do thay đổi thời tiết, rồi lại phải tổng duyệt, Thanh Lam đã hoàn toàn bị mất tiếng. Tuy nhiên đến phút cuối cùng, chương trình vẫn được diễn ra không thay đổi. Với vai trò là MC của chương trình, nhạc sỹ Thanh Tùng đã dành những lời ưu ái nhất cho cô học trò của mình: Thanh Lam không phải hát bằng cổ họng, không hát bằng cái đầu, mà Thanh Lam bằng cả trái tim. – những câu nói xúc động, và một tấm lòng thực sự yêu thương của người thầy dành cho cô học trò của mình.
Nhạc sỹ và ca sỹ, một mối quan hệ có khi là cái duyên, một sự tình cờ, nhưng cũng lắm khi lại là một sự tính toán sắp đặt, có thể từ phía người nhạc sỹ, có khi lại từ phía người ca sỹ và thậm chí là cả hai.
´ Chuyện của ông Thanh Tùng.
Nhạc sỹ Thanh Tùng, một trong những tên tuổi lớn nhất của nền âm nhạc Việt Nam những năm 90s, người bạn của nhiều nhạc sỹ lớn, người thầy của nhiều ca sỹ nổi tiếng, tri âm của những người yêu nhạc, đó là những gì cá nhân tôi đúc kết từ ông.
Ca sỹ Thanh Lam, theo tôi, tìm đến với nhạc của Thanh Tùng cũng không ngoài những lí do kể trên. Nhạc của Thanh Tùng là một món ăn phổ biến tới mức mà từ Hồng Nhung, Thanh Lam, Bảo Yến, Nhã Phương, Thủy Tiên, Thu Hà, cho đến những thế hệ sau như Mỹ Linh, Hà Trần, Bằng Kiều, thậm chí còn có cả Lam Trường, Phương Thanh cũng xào nấu, bằng cách này hay cách khác, để dụ dỗ lòng hâm mộ của người yêu nhạc. Cũng vì nhạc của ông quá phổ biển, dễ hát, lời ca trong sáng, nhẹ nhàng, tình cảm, giản dị, nên đây trở thành một bài toán khó đối với người ca sỹ khi thể hiện các tác phẩm của ông. Trở thành một người bứt phá trong nhạc Thanh Tùng khó là vậy.
Lại phải nhắc tới thời điểm năm 91, (nhân đây, tôi cũng xin lỗi nếu như anh Deman và ai đó thấy tôi hoài cổ hơi nhiều) khi đó Thanh Lam đã thể hiện rất thành công bài hát Giọt nắng bên thềm (ngoài Thanh Lam, Thùy Dung cũng thể hiện bài hát này trong cùng cuộc thi). Tuy nhiên thành công không có nghĩa là để lại dấu ấn. Chỉ đến vào chương trình Nửa thế kỉ bài hát Việt nam, một trong những sự kiện cực kì lớn và hiếm hoi của sân khấu âm nhạc Hà Nội vào năm 95, Thanh Lam mới tỏa sáng trọn vẹn với bài hát này.
´ Và khi Thanh Lam trở thành sao:
Người ca sỹ nổi tiếng đến mức chạm vào bài hát nào thì bài đó trở thành hit, đó là thời kì của những năm cuối 90s. Lý thuyết này một lần nữa càng trở nên mặc nhiên được công nhận, khi Thanh Lam đã cover lại ca khúc Em và tôi của nhạc sỹ Thanh Tùng (Tại DDVN 3, Lam đã hát bài này, nhưng có thể vì thời kì đó, công nghệ lăng xê của Việt Nam chưa tới nên ít người được nghe version này). Chỉ mãi đến khi Lam cover chính mình, với nền hòa âm trẻ trung và nhiều chù chu chú chú của QT hơn, ca khúc này không có gì ngạc nhiên khi trở thành hit trong một thời gian dài. Buồn cười, bạn bè tôi, và một số người lớn tuổi, không ít người đã cảm thấy phản cảm khi Thanh Lam chế biến thêm một số đoạn chú chu chú ở đầu bài hát.
Có lẽ hai ca khúc kể trên đã được Thanh Lam để lại nhiều dấu ấn nhất trong âm nhạc của nhạc sỹ Thanh Tùng, và của chính cô nữa. Có nghĩa là khó có thể tìm được một giọng ca thay thế cho hai ca khúc này.

 Nhạc sỹ Thanh Tùng và ca sỹ Thanh Lam còn là một câu chuyện rất cảm động trong số ít các câu chuyện cảm động của Thanh Lam và về Thanh Lam. Khi Thanh Lam biểu diễn trong liveshow của cô tại Thành phố Hồ Chí Minh, vì lí do thay đổi thời tiết, rồi lại phải tổng duyệt, Thanh Lam đã hoàn toàn bị mất tiếng. Tuy nhiên đến phút cuối cùng, chương trình vẫn được diễn ra không thay đổi. Với vai trò là MC của chương trình, nhạc sỹ Thanh Tùng đã dành những lời ưu ái nhất cho cô học trò của mình: Thanh Lam không phải hát bằng cổ họng, không hát bằng cái đầu, mà Thanh Lam bằng cả trái tim. – những câu nói xúc động, và một tấm lòng thực sự yêu thương của người thầy dành cho cô học trò của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét