Thứ Ba

Tiểu Sử Thanh Lam

Tiểu Sử Thanh Lam


Nhiều nguồn:


Tiểu Sử Thanh Lam


    Tên đầy đủ của ca sĩ là Ðoàn Thanh Lam, quê quán ở Quảng Nam, cô sinh ngày 19 tháng 6 năm 1969 tại Hà Nội, là con gái của nhạc sĩ Thuận Yến và nghệ sĩ nhạc dân tộc Thanh Hương.
    Thanh Lam may mắn được sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là những nghệ sĩ yêu nghề và yêu con cái. Khi Lam biểu diễn hầu như bao giờ cũng có ba mẹ ở hàng ghế khán giả và là những khán giả nghiêm khắc nhất. Nhạc sĩ Thuận Yến có nhiều bài hay nổi tiếng nhưng chỉ bài nào hợp với mình Lam mới chịu hát. Hai bài hát luôn gắn với tên tuổi hai cha con cho đến nay là Chia tay hoàng hôn và Khát vọng. Chất bạo liệt trong Thanh Lam tỏ ra đắc địa trong những khúc cuộc xoáy âm thanh: Em muốn ôm cả đất/ Em muốn ôm cả trời/ Mà sao anh ơi/ không ôm nổi trái tim một con người (Khát vọng- Thuận Yến)
    Ba tuổi, Thanh Lam đã được cha dạy hát và nghe đàn Piano. Bảy tuổi, mẹ dạy cô chơi đàn thập lục, hát dân ca Việt Nam. Năm 9 tuổi Thanh Lam được tuyển chọn vào Nhạc viện Hà Nội theo học môn đàn tỳ bà hệ 11 năm. Năm 1985 Thanh Lam chuyển sang học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội. Ðây là một bước ngoặt quan trọng có tính chất quyết định cho con đường nghệ thuật của cô sau này.
    Cô từng tham gia biễu diễn tại Festival Thanh Niên thế giới 1984, tham gia các đoàn nghệ thuật VN tại Ðức, Nga, Bungari, Trung Quốc, Cuba, Hà Lan, Hungari, Rumani; Tham dự Liên hoan các ngôi sao nhạc pop châu Á tại Nhật Bản; Tham dự Jazz Festival Montreu-Swizeland. Đoạt Giải thưởng Ca sĩ yêu thích nhất tại Festival âm nhạc Lahavan - Cuba 1989 và giải thưởng lớn tại cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc lần I (1991).
    Thanh Lam có vẻ bề ngoài nồng nàn của một người đàn bà từng trải. Lại cũng có vẻ láu lĩnh của một cô bé. Tự nhận là người... thích đủ thứ. Hào hứng sống, hát và... yêu, Thanh Lam dường như luôn là người sống hết mình trong từng khoảnh khắc. Hay ít nhất cô cũng tạo cho người khác cảm giác như vậy. Nhưng cô cũng hoàn toàn không phải là người phô diễn bản ngã một cách lộ liễu. Sự nổi tiếng khiến cô sống quá khép mình, giữ gìn. Trái với bề ngoài đôi khi có hơi ồn ào, Thanh Lam không hề là người thích đám đông, ưa những sự phô trương hình thức. Trang phục của cô cũng vậy. Thường là những màu lạnh ghi, xám, xanh lục, đen. Phấn má, son môi thì gam nâu. Từ cô toát lên vẻ tự tin của người có khả năng sống theo đúng những gì mình muốn, không bận tâm nhiều lắm đến những chuyện ì xèo to nhỏ. Nhưng cũng đôi khi biết... phục thiện.
    Trời phú cho Thanh Lam một thể lực mà nhiều người đàn bà phải ao ước. Những việc với người khác có thể nặng nề thì Lam cứ như không. Sau những lần vượt cạn nhẹ nhõm lại tập luyện như điên để thân hình gọn ghẽ. Ca hát rồi sáng tác ca khúc, từng làm những cuộc dạo chơi trong hội họa, điện ảnh... Nói chung, Lam là người phụ nữ có đủ sức để làm nhiều việc cùng một lúc. Vừa phát triển được khả năng cá nhân lại vừa hoàn thành ổn thoả thiên chức người phụ nữ. Ai mà chẳng muốn được như chị...
    Từ sau album Mây trắng bay về Thanh Lam trở về điểm xuất phát của 10 năm trước, cuộc chia tay với người chồng cũ Quốc Trung để lại chút dư vị nuối tiếc cho người hâm mộ, và những phát biểu của họ thường tránh làm tổn thương nhau, biết đâu... 
Source: NhacTre
*****************************************************************************************************

Thanh Lam


Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Lam sinh ngày 19 tháng 6 năm 1969 tại Hà Nội, quê gốc ở tỉnh Quảng Nam, cha là nhạc sĩ Thuận Yến, mẹ là nghệ sĩ âm nhạc dân tộc Thanh Hương. Thanh Lam là một trong những nữ ca sĩ nhạc nhẹ nổi tiếng của Việt Nam được báo giới không chính thức công nhận là một trong bốn giọng hát phía Bắc với danh hiệu Diva bên cạnh Hồng Nhung, Mỹ Linh và Trần Thu Hà. Thanh Lam cũng là ca sỹ tự do đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào ngày 11 tháng 1 năm 2007.

Đôi mắt sáng và giọng hát truyền cảm, trần đầy sức sống, Thanh Lam bao giờ cũng đằm thắm trong các nhạc phẩm thể hiện của mình. Là con gái của nhạc sĩ Thuận Yến, thành danh cũng từ bài hát của cha viết tặng, cho đến bây giờ nhắc đến Thanh Lam người ta không thể không nhắc tời " Chia tay hoàng hôn". Từng cầm bút tự hoạ, từng đóng phim, chị luôn đem đến những điều bất ngờ cho người nghe.

Tuổi thơ

Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, 3 tuổi, Thanh Lam đã được cha dạy hát và nghe đàn piano. 7 tuổi, mẹ dạy cô chơi đàn thập lục, hát dân ca Việt Nam.

Năm 1978, 9 tuổi, Thanh Lam được tuyển chọn vào Nhạc viện Hà Nội theo học môn đàn tỳ bà hệ 11 năm. Cùng lúc đó, Thanh Lam cũng bắt đầu tham gia ca hát trong đội Chim sơn ca của Đài tiếng nói Việt Nam và đội Họa Mi của Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội. Cô thu được những thành công đầu tiên trong sự nghiệp ca hát nhờ những ca khúc của cha mình như Chia tay hoàng hôn, Tình yêu không lời, Màu hoa đỏ, ..

Năm 1985, Thanh Lam chuyển sang học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội. Đây là một bước ngoặt quan trọng có tính chất quyết định cho con đường nghệ thuật của cô sau này.
Sự nghiệp
1984, Thanh Lam tham gia biểu diễn tại Festival Thanh niên thế giới.
1989, Thanh Lam đoạt giải ca sỹ được yêu thích nhất tại Festival âm nhạc Lahavan, Cuba.
1991, với bài hát Chia tay hoàng hôn, Thanh Lam đoạt giải thưởng Lớn cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc lần 1. Trong khoảng thời gian này, Thanh Lam lập gia đình với nhạc sĩ Quốc Trung, con trai của NSND Trung Kiên.
Năm 1997, Thanh Lam phát hành album "Bài hát ru cho anh"
Năm 1998, Thanh Lam phát hành album "Em và tôi", "Lá thư", "Nơi mùa thu bắt đầu"
Năm 2000, Thanh Lam phát hành album "Khát vọng"
Năm 2001, Thanh Lam phát hành album "Đợi chờ" và "Mây trắng bay về". "Mây trắng bay về" là album được báo giới và công chúng đánh giá là đỉnh cao không chỉ của sự hợp tác Quốc Trung - Thanh Lam mà còn là đỉnh cao của chính Thanh Lam. Âm nhạc của album phảng phất nét hiện đại pha lẫn nét chất phác của âm nhạc dân tộc cộng thêm giọng hát khỏe khoắn của Thanh Lam đang ở độ chín muồi đã tạo nên hiệu ứng đặc biệt của album. Tuy nhiên mãi tận gần 10 năm sau khi phát hành giá trị của album mới được xác định.
Năm 2004, Thanh Lam phát hành album "Tự sự" của riêng mình và "Thanh Lam & Hà Trần" cùng với Trần Thu Hà. Cũng trong thời gian này, Thanh Lam chia tay Quốc Trung sau thời gian dài chung sống.
2005, Thanh Lam kết hợp cùng nhạc sĩ Lê Minh Sơn phát hành hàng loạt album "Này em có nhớ", "Ru mãi ngàn năm", "Nắng lên", "Em & đêm". Các album này thu hút được nhiều sự quan tâm của báo giới và công chúng và cũng gặt hái được rất nhiều lời khen bên cạnh những lời phản đối. Đặc biệt là hai album nhạc Trịnh "Này em có nhớ" và "Ru mãi ngàn năm", nhiều ý kiến cho rằng những thử nghiệm mới của bộ đôi Thanh Lam - Lê Minh Sơn đã làm hỏng nhạc Trịnh.
Năm 2006, Thanh Lam phát hành album "Thanh Lam - Trọng Tấn" cùng Trọng Tấn
Năm 2007, Thanh Lam tiếp tục hợp tác cùng Lê Minh Sơn phát hành album "Lam blue ta" với những ca khúc nổi tiếng được phối lại và hát theo phong cách blue rất riêng của Việt Nam. Cuối năm 2007, Thanh Lam phát hành "Giọt... Lam" với những ca khúc một thời cùng liveshow riêng của mình đã thu hút được sự quan tâm của công chúng.
Năm 2009, Tuấn Trinh Production cũng phát hành album "Thanh Lam acoustic" với chuẩn âm thanh thực Audiophile. Với album này Thanh Lam nhận được nhiều phản hồi tích cực do những gì Lam thể hiện là một Lam của ngày xưa, rất quen thuộc với khán giả yêu mến giọng hát của cô.
Tháng 7-2009, Thanh Lam cho ra mắt album riêng mang tên "Nơi Bình Yên", vẫn hợp tác với nhạc sĩ Lê Minh Sơn.
Liveshow "Tình Yêu Không Lời" diễn ra vào hai đêm 28 và 29/09/2009 là Liveshow Thanh Lam dành tặng cho cha mình - nhạc sĩ Thuận Yến. Với phong cách giản dị, Thanh Lam đã hát các ca khúc nổi tiếng của ông và thể hiện nó một cách mộc mạc. Ngày 5/12 Thanh Lam mang đêm diễn này vào Đà Nẵng để thực hiện ước nguyện của cha mình, nhạc sĩ Thuận Yến "hát ca khúc của ông trên chính quê hương ông.
************************************************************

Ca sĩ: Thanh Lam    Hình ảnh
Tên bình chọn : THANHLAM



Họ và tên Ðoàn Thanh Lam
Sinh ngày19-06-1969
Quê quánQuảng Nam
Thể loại nhạcNhạc trẻ, tiền chiến.
Thành công với nhạcThuận Yến, Lê Minh Sơn
Ca khúc thành côngHoa sữa, chia tay hoàng hôn
Thanh Lam là một trong những nữ ca sĩ nhạc nhẹ nổi tiếng của Việt Nam. Cô đã được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Cô là con gái của nhạc sĩ Thuận Yến và nghệ sĩ nhạc dân tộc Thanh Hương. Thanh Lam may mắn được sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là những nghệ sĩ yêu nghề và yêu con cái. Khi Lam biểu diễn hầu như bao giờ cũng có ba mẹ ở hàng ghế khán giả và là những khán giả nghiêm khắc nhất. Nhạc sĩ Thuận Yến có nhiều bài hay nổi tiếng nhưng chỉ bài nào hợp với mình Lam mới chịu hát. Hai bài hát luôn gắn với tên tuổi hai cha con cho đến nay là Chia tay hoàng hôn và Khát vọng. Chất bạo liệt trong Thanh Lam tỏ ra đắc địa trong những khúc cuộc xoáy âm thanh: Em muốn ôm cả đất/ Em muốn ôm cả trời/ Mà sao anh ơi/ không ôm nổi trái tim một con người (Khát vọng- Thuận Yến)
Ba tuổi, Thanh Lam đã được cha dạy hát và nghe đàn Piano. Bảy tuổi, mẹ dạy cô chơi đàn thập lục, hát dân ca Việt Nam. Năm 9 tuổi Thanh Lam được tuyển chọn vào Nhạc viện Hà Nội theo học môn đàn tỳ bà hệ 11 năm. Năm 1985 Thanh Lam chuyển sang học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội. Ðây là một bước ngoặt quan trọng có tính chất quyết định cho con đường nghệ thuật của cô sau này.
Năm 1978, cô theo học đàn tỳ bà tại Nhạc viện Hà Nội hệ 11 năm, đồng thời bắt đầu tham gia ca hát trong đội Chim Sơn Cacủa đài Tiếng nói Việt Nam và đội Họa Mi của Cung Văn hoá Thiếu nhi Hà Nội. Cô thu được những thành công đầu tiên trong sự nghiệp ca hát nhờ những bài do cha cô sáng tác như Chia tay hoàng hônTình yêu không lờiMàu hoa đỏ...
Cô từng tham gia biễu diễn tại Festival Thanh Niên thế giới 1984, tham gia các đoàn nghệ thuật VN tại Ðức, Nga, Bungari, Trung Quốc, Cuba, Hà Lan, Hungari, Rumani; Tham dự Liên hoan các ngôi sao nhạc pop châu Á tại Nhật Bản; Tham dự Jazz Festival Montreu-Swizeland. Đoạt Giải thưởng Ca sĩ yêu thích nhất tại Festival âm nhạc Lahavan - Cuba 1989 và giải thưởng lớn tại cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc lần I (1991).
Năm 1989, Thanh Lam đã đoạt giải Ca sỹ được yêu thích nhất tại Festival âm nhạc Lahavan - Cuba. Năm 1991, với bài hát Chia tay hoàng hôn, cô đã đoạt giải thưởng Lớn cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc lần I. Cô lập gia đình với nhạc sĩ Quốc Trung, anh đã sáng tác nhiều ca khúc phù hợp với chất giọng của Thanh Lam và hoà âm phối khí cho album Mây trắng bay về của cô. Album này được đánh giá cao với nhiều bài hát được nhiều người yêu thích như Đố tìnhGọi anhHồ trên núi,Lời tôi ru...
Thanh Lam có vẻ bề ngoài nồng nàn của một người đàn bà từng trải. Lại cũng có vẻ láu lĩnh của một cô bé. Tự nhận là người... thích đủ thứ. Hào hứng sống, hát và... yêu, Thanh Lam dường như luôn là người sống hết mình trong từng khoảnh khắc. Hay ít nhất cô cũng tạo cho người khác cảm giác như vậy. Nhưng cô cũng hoàn toàn không phải là người phô diễn bản ngã một cách lộ liễu. Sự nổi tiếng khiến cô sống quá khép mình, giữ gìn. Trái với bề ngoài đôi khi có hơi ồn ào, Thanh Lam không hề là người thích đám đông, ưa những sự phô trương hình thức. Trang phục của cô cũng vậy. Thường là những màu lạnh ghi, xám, xanh lục, đen. Phấn má, son môi thì gam nâu. Từ cô toát lên vẻ tự tin của người có khả năng sống theo đúng những gì mình muốn, không bận tâm nhiều lắm đến những chuyện ì xèo to nhỏ. Nhưng cũng đôi khi biết... phục thiện.
Trời phú cho Thanh Lam một thể lực mà nhiều người đàn bà phải ao ước. Những việc với người khác có thể nặng nề thì Lam cứ như không. Sau những lần vượt cạn nhẹ nhõm lại tập luyện như điên để thân hình gọn ghẽ. Ca hát rồi sáng tác ca khúc, từng làm những cuộc dạo chơi trong hội họa, điện ảnh... Nói chung, Lam là người phụ nữ có đủ sức để làm nhiều việc cùng một lúc. Vừa phát triển được khả năng cá nhân lại vừa hoàn thành ổn thoả thiên chức người phụ nữ. Ai mà chẳng muốn được như chị...
Từ sau album Mây trắng bay về Thanh Lam trở về điểm xuất phát của 10 năm trước, cuộc chia tay với người chồng cũ Quốc Trung để lại chút dư vị nuối tiếc cho người hâm mộ, và những phát biểu của họ thường tránh làm tổn thương nhau, biết đâu...
Năm 2004, sau khi ly hôn với Quốc Trung và gây ra một vài sự kiện ồn ào trên báo chí liên quan đến việc sở hữu bài hát của Quốc Trung, Thanh Lam bắt đầu hợp tác với nhạc sĩ Lê Minh Sơn. Sự hợp tác này đem đến cho Thanh Lam các album nhưNắng lênEm và đêmThanh Lam - Trọng TấnGiọt...Lam. Các album này đã có được nhiều sự quan tâm của các khán giả nghe nhạc, được cả sự ủng hộ và sự phản đối... Mối quan hệ của cô với Lê Minh Sơn cũng thu hút sự chú ý của báo chí và là đề tài bàn tán của nhiều forum. Gần đây, Thanh Lam liên tiếp cho ra các album bao gồm những ca khúc của Trịnh Công Sơn, tuy nhiên, những thử nghiệm của cô trong việc hát nhạc Trịnh gây ra những phản ứng không tích cực từ phía khán giả. Có ý kiến cho rằng cô đã "làm hỏng nhạc Trịnh" .

Thanh Lam được xem là một trong bốn diva của nhạc trẻ Việt Nam, cùng với Mỹ Linh, Hồng Nhung, Hà Trần . Nhạc sĩ Lê Minh Sơn cho rằng Thanh Lam là diva số 1 , còn với nhạc sĩ Tuấn Khanh thì cô là diva duy nhất
Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Thanh Lam là ca sỹ hát tự do đầu tiên được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Ca sĩ Thanh Lam còn hợp tác làm album với một số ca sĩ khác như Hà Trần, Trọng Tấn và sắp tới là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

 Album

  1. Giọt...Lam
  2. Em & Đêm
  3. Lá Thư
  4. Lam Blue Ta
  5. Khát Vọng
  6. Gọi Tên Bốn Mùa
  7. Thanh Lam & Hà Trần
  8. Thanh Lam - Trọng Tấn
  9. Tự Sự
  10. Mây Trắng Bay Về
  11. Nắng Lên
  12. Nơi Mùa Thu Bắt Đầu
  13. Ru Đời Đi Nhé
  14. Ru Mãi Ngàn Năm
  15. Này Em Có Nhớ

****************************

Ca sĩ Thanh Lam quê quán ở Quảng Nam, cô sinh ngày 19 tháng 6 năm 1969 tại Hà Nội, là con gái của nhạc sĩ Thuận Yến và nghệ sĩ nhạc dân tộc Thanh Hương. Từ lúc lên 3 tuổi, cô đã được người cha dạy hát và nghe đàn Piano. Bảy tuổi người mẹ dạy cho cô chơi đàn thập lục, tập hát các bài dân ca Việt Nam. Năm 9 tuổi (1978) Thanh Lam được tuyển chọn vào Nhạc viện Hà Nội theo học môn đàn tỳ bà hệ 11 năm, đồng thời tham gia ca hát trong đội "Chim Sơn Ca" của đài Tiếng nói Việt Nam và đội Họa Mi Cung Văn Hóa Thiếu nhi Hà Nội.
Năm 1984 Thanh Lam đi dự trại hè Quốc tế tại Berlin. Năm 1985 được chọn đi dự Festival lần thứ 12 tại Moscow. Năm 1986 tham dự liên hoan Ca khúc chính trị tại Berlin và với bài hát "Mặt trời và ánh lửa" Thanh Lam đã đoạt giải nhất, bài hát được ghi âm và phát hành ngay tại liên hoan.
Năm 1985 Thanh Lam chuyển sang học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội. Ðây là một bước ngoặt quan trọng có tính chất quyết định cho con đường nghệ thuật của cô sau này.




Thành tích:
- Năm 1987 giải nhì cuộc thi dòng nhạc nhẹ toàn quốc.
- Năm 1989 giải Ca sĩ được ái mộ nhất, trong tổng số 12 ca sĩ của các nước tham gia tại liên hoan ca nhạc Quốc tế "GALA 89".
- Cũng trong năm 1989 cô tham gia cuộc thi mang tên "Quả táo vàng" tại Liên Xô cũ.
- Năm 1990 biểu diễn tại Bungary.
- Năm 1991 đạt giải thưởng lớn (Grand Prix) tại cuộc thi dòng nhạc nhẹ Việt Nam.
- Năm 1993 biểu diễn tại Quảng Châu (Trung Quốc).
- Năm 1994 biểu diễn tại Hàn Quốc
- Năm 1996 đứng đầu Top Ten 10 ca sĩ được yêu thích nhất tại Việt Nam.
- Tháng 5 năm 1996 tham gia liên hoan ca nhạc nhẹ châu Á TẠI NHẬT BẢN.
- Tháng 9 năm 1996 tham gia liên hoan nhạc jazz Montreax (Thụy Sĩ)
- Tháng 5 năm 1997 biểu diễn tại Canada
- 22.11.1997 thực hiện tour "Cho em một ngày"
- Tháng 9 năm 1998 biểu diễn tại Canada.
Ðã thực hiện hai tour xuyên Việt Cho em một ngày (1997) và Em và tôi (1999)


***********************************

THANH LAM - NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG


- Sinh năm 1969 tại Hà Nội. Là con gái của nhạc sĩ Thuận Yến và nghệ sĩ nhạc dân tộc Thanh Hương. Từ lúc lên 3 tuổi, cô đã được người cha dạy hát và nghe đàn Piano. Bảy tuổi người mẹ dạy cho cô chơi đàn thập lục, tập hát các bài dân ca Việt Nam.
- Năm 9 tuổi (1978) Thanh Lam được chuyển chọn vào trường nhạc viện Hà Nội theo học môn đàn tỳ bà hệ 11 năm. đồng thời tham gia ca hát trong đội "Chim Sơn Ca" của đài Tiếng nói Việt Nam và đội Họa Mi Cung Văn Hóa Thiếu nhi Hà Nội.
- Năm 1984 Thanh Lam đi dự trại hè Quốc tế tại Berlin
- Năm 1985 được chọn đi dự Festival lần thứ 12 tại Moscow.
- Năm 1986 tham dự liên hoan Ca khúc chính trị tại Berlin và với bài hát "Mặt trời và ánh lửa" Thanh Lamđã đoạt giải nhất, bài hát được ghi âm và phát hành ngay tại liên hoan.
- Năm 1985 chuyển sang học Thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội. đây là một bước ngoặt quan tr ọng có tính chất quyết định cho con đường nghệ thuật của Thanh Lam sau này.
- Năm 1987 giải nhì cuộc thi dòng nhạc nhẹ toàn quốc.
- Năm 1989 giải Ca sĩ được ái mộ nhất, trong tổng số 12 ca sĩ của các nước tham gia tại liên hoan ca nhạc Quốc tế "GALA 89".
- Cũng trong năm 1989 cô tham gia cuộc thi mang tên "Quả táo vàng" tại Liên Xô cũ.
- Năm 1990 biểu diễn tại Bungary.
- Năm 1991 đạt giải thưởng lớn (Grand Prix) tại cuộc thi dòng nhạc nhẹ Việt Nam.
- Năm 1993 biểu diễn tại Quảng Châu (Trung Quốc).
- Năm 1994 biểu diễn tại Hàn Quốc
- Năm 1996 đứng đầu Top Ten 10 ca sĩ được yêu thích nhất tại Việt Nam.
- Tháng 5 năm 1996 tham gia liên hoan ca nhạc nhẹ châu á tại Nhật Bản.
- Tháng 9 năm 1996 tham gia liên hoan nhạc jazz Montreax (Thụy Sĩ)
- Tháng 5 năm 1997 biểu diễn tại Canada
- 22.11.1997 thực hiện tour "Cho em một ngày"
- Tháng 9 năm 1998 biểu diễn tại Canada.
**************
***************
Vài nét về ca sĩ Thanh Lam
Thanh Lam đã tốt nghiệp loại giỏi chính quy đàn tỳ bà (hệ sơ cấp 7 năm) và loại giỏi trung cấp thanh nhạc (hệ trung cấp 4 năm) tại Nhạc viện Quốc gia Hà Nội.

Tiếng hát của chị nhanh chóng được giới thiệu với công chúng nhiều nuớc trên thế giới. Festival ca khúc chính trị - CHDC Đức năm 1981, Festival lần thứ XII năm 1985, cuộc thi âm nhạc ""Quả táo vàng"" - Liên xô năm 1989. Giải ""Ca sĩ trẻ được khán giả yêu thích nhất"" - Cu Ba năm 1989.

Năm 1996, Thanh Lam tham dự LH nhạc nhẹ châu Á tại Nhật và LH nhạc jazz ""Montreu"" tại Thụy Sĩ... Thanh Lam từng đoạt giải nhì cuộc thi Đơn ca Nhạc nhẹ toàn quốc năm 1987. Giải thưởng lớn cuộc thi Đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc lần 2 với thang điểm kỷ lục: 6 điểm 10 của 6 vị giám khảo.

Thanh Lam đã từng cho ra 6 album: Thiện Thanh, Em và tôi, Cho em một ngày, Ru đời đi nhé, Tự sự, Mây trắng bay về.

http://vietbao.vn/Van-hoa/Ca-si-Thanh-Lam-Van-la-Diva-nhac-nhe-so-1/20177668/181/
*************
Thanh Lam, đã rất thành công trong sự nghiệp khi trở thành một trong những DIVA sáng chói nhất. Nhưng, trong thời gian gần đây, chị có vẻ trầm xuống ngoại trừ việc dành giải VTV bài hát tôi yêu với bài Em Tôi. Chị đang ở đâu? Làm gì? Người Hà Nội Cuối tuần (NHN) và câu chuyện Thanh Lam về tình yêu, sự nghiệp, cuộc sống riêng tư và cả những tin đồn thất thiệt...
Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc yêu mến giọng ca Diva hàng đầu của Việt Nam này, NHN đã "nối đầu dây" với chị. Bên đầu dây, một giọng phụ nữ dịu dàng: "Cho Lam khất nhé". Tôi hiểu rằng, chị không phải người kiêu căng, chảnh chọe gì, mà trong thời gian vừa qua, đã có một số tờ báo đưa tin thất thiệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp và danh dự của chị, vây nên một sự từ chối phỏng vấn là điều dễ hiểu. "Nhưng độc giả NHN..." và, chúng tôi đã gặp nhau trong một quán trà sang trọng bên hồ Gươm. Thanh Lam tách ra từ vài người bạn. Quá bất ngờ. Nếu trên sân khấu, một Thanh Lam mắt nhắm nghiền, giọng ca mạnh mẽ muốn xé tan vòm họng và phong cách ăn mặc rất "bốc", thì một Thanh Lam ngoài đời theo chúng tôi là hoàn toàn khác. Chị là một phụ nữ nhỏ nhắn, ăn nói nhỏ nhẹ, trang phục rất giản dị và đặc biệt chị trẻ hơn, xinh hơn rất nhiều so với trên sân khấu và trong các poster, chị như chỉ ngoài 20 nếu tôi không chợt nhớ ra rằng, con gái chị năm nay đã... 15 tuổi. Thanh Lam nói đủ nghe, trả lời ngắn đủ hiểu, xin được ghi lại cũng bạn đọc...
´ Thanh Lam bị người ta cướp khi mới lọt lòng.
Chuyện đúng có thật 100%. Có người sau này thảng thốt rằng, suýt nữa làng ca nhạc chúng ta mất đi một nữ hoàng. Số là thế này, khi mẹ Lam (nghệ sỹ đàn bầu Hồ Thanh Hương) sinh Lam trong bệnh viện Phụ sản, cùng phòng sinh với bà Hương có một sản phụ vì thấy con mình có một tật to trên đầu, điềm báo rằng đứa trẻ này khó có thể sống trên đời bao lâu nên đã "nhắm" đứa trẻ có khuôn mặt kháu khỉnh là Thanh Lam rồi lén đánh tráo số vòng đeo cổ của hai đứa trẻ và bế đi. Khi cho con bú, linh tính của người mẹ mách bảo, bà Hương đoán chắc có sự nhầm lẫn nên đề nghị bệnh viện tìm giúp. Thời đó y học chưa phát triển, đất nước lại đang trong chiến tranh nên khó có thể khẳng định là đứa trẻ có bị đánh tráo thật không vì khi sinh ra đứa trẻ nào chẳng giống nhau. Nhưng, rất may cho gia đình bà Hương, có một bà đỡ rất có kinh nghiệm trong việc này đã có công tìm giúp nên Thanh Lam mới có được như ngày hôm nay. Cái điềm lận đận lúc mới sinh này cứ đằng đẵng theo Lam trong những năm tuổi thơ. Bà Hương kể lại, vào năm 1972, khi bố của Lam(nhạc sỹ Thuận Yến) đang chiến đấu ở chiến trường miền Nam, thì vào một ngày bất chợt, Lam đang nô đùa vui chơi thì bỗng nhiên mặt méo xệch đi. bà Hương thân cò chạy đôn đáo khắp nơi, cầu cạnh từ đông y đến tây y nhưng theo bà phải nhờ "ơn trời" khuôn mặt Thanh Lam mới được cân đối và xinh đẹp như hôm nay...
´ Tuổi thơ tinh nghịch và mê hát
Nhạc sỹ Thuận Yến có lần nói, Thanh Lam nghịch từ khi còn trong bụng mẹ. Đó là một câu chuyện cảm động mà ít có số phận nào trên đời này giống Thanh Lam. Vợ chồng nhạc sỹ Thuận Yến cưới nhau ở bản Bo, nằm ở phía bắc đường 9, khi đó cả hai người đang công tác tại Đoàn văn công Quân giải phóng Thừa Thiên Huế. Bất chợt, bà bị phù và phải chuyển ra Bắc điều trị. Cuộc chia tay của đôi vợ chồng trẻ đẫm trong nước mắt và nỗi thương nhớ, đây chính là nguồn cảm hứng để Thuận Yến thai ngén một tác phẩm vang vọng đến bây giờ, bài hát Chia tay hoàng hôn. Nhưng cũng chính trong thời gian chia xa đau đớn này, bà Hương phát hiện mình có thai. Đây là niềm vui tột bậc nhưng thực tế chiến tranh xa cách khốn khó nên hai vợ chồng nhạc sỹ định làm cái điều mà mình không muốn, đó là bỏ đứa con của mình đi. Nhưng không hiểu sao, đã bỏ rồi nhưng không được, nên đành giữ lại...
Lam là một đứa trẻ khỏe mạnh và hiếu động. Nhạc sỹ nhớ lại rất nhiều kỷ niệm thủa bé của con mình và kết luận, Lam là một đứa trẻ ngịch nhất khu tập thể. Tuy vậy, ngay từ khi mới sinh Lam đã bộc lộ là người có năng khiếu âm nhạc. Mới 4,5 tuổi lam đã leo đẽo theo mẹ đến ngồi nghe chăm chú theo dõi các tiết mục của các cô, chú trong đoàn biểu diễn và rồi từng lời ca thấm vào Lam, thỉnh thoảng cô bé lại bật ra những câu hát chuẩn xác và hay đến mức bà Hương thấy bất ngờ...Học thanh nhạc vì... không nghe lời mẹ.
Theo ước vọng của vợ chồng nhạc sỹ Thuận Yến, thì Thanh Lam sẽ phải theo học nghề của mẹ là học đàn dân tộc nhưngLam lại "khoái" học thanh nhạc hơn nên đã nhiều lần trôm gia đình đi hát ở các nơi cùng với khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội. Để ngăn cản con đến với thanh nhạc bà Hương đã bí mật nhờ một giảng viên trong trường "chê" chất giọng của Thanh Lam không đủ tiên chuẩn. Nhưng Lam đâu có tin vào điều đó và quyết thi vào Thanh nhạc bằng được. Thời kỳ đó nhà rất nghèo nên Lam phải cuốc bộ từ khu tập thể Đài tiếng nói Việt Nam ở Đại La đến tận Nhạc viện ở Ô chợ Dừa để học. Bây giờ nhớ lại, chắc đến Lam cũng không tin mình đã vượt qua được quãng thời gian khủng khiếp đó...
´ Bước ngoặt trong sự nghiệp...
Có thể nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc sẽ đưa ra những cột mốt khác nhau để xét về khía cạnh bước ngoặt trong sự nghiệp ca nhạc của người nghệ sỹ này. Nhưng theo chúng tôi, bước ngoặt đầu tiên đưa Lam đến đỉnh cao trong sự nghiệp đó chính là cuộc thi âm nhạc vào năm 1991. "Anh phải về thôi, xa anh thôi. Hàng cây yên lặng cũng theo về. Giọt nắng cuối ngày rơi xuống tóc, mà lời từ biệt chẳng lên môi...", nhạc phẩm cất lên da diết từ con tim cháy bỏng của một giọng cả đã được định hình từ hôm nay. Thanh Lam biểu diễn thành công mĩ mãn tác phẩm của cha mình, bài hát viết về nỗi nhớ thương phải chia xa, về một kỷ niệm giữa cha Lam và mẹ Lam ngày mới cưới nhau. Không chỉ thành công với Chia Tay Hoàng Hôn, cũng với Khoảnh khắc, Giọt nắng bên thềm, Lam đã chinh phục trọn vẹn trái tim bao khán giả đêm biểu diễn và 6 nghệ sỹ nổi tiếng. 6 vị giám khảo không ai bảo ai đều nhất trí cho Lam 6 điểm 10. Đó không phải là một sự ưu ái, châm trước vì Lam là con một nhạc sỹ danh tiếng mà đó là một kết quả khổ luyện cực kì gian truân, thấm đẫm mồ hôi và nước mắt. "Giải thưởng lớn" năm đó là tấm bằng chứng chỉ để Lam bước vào sự nghiệp đầy khổ ải nhưng cũng lắm vinh quang.
Có lần nữ ca sỹ này thổ lộ rằng, chị là người sống rất tình cảm và hạnh phúc gia đình là điều chị quan tâm rất nhiều nhất. Tuy nhiên, đến bây giờ chị đã trải qua 2 cuộc hôn nhân và có 3 mặt con nhưng chút tình ở lại với Lam ngắn ngủi lắm. Đầu tiên là cuộc hôn nhân với một tay chơi ghi-ta không mấy tiếng tăm Phạm Hùng, kết quả cuộc tình này có được Hồng Vân, năm nay 15 tuổi, học năm thứ 7 hệ sơ cấp piano - Nhạc viện Hà nội. Mối tình này nhanh chóng kết thúc để lại cho Lam một nỗi trống trải ghê gớm và một mối tình đẹp như trong tiểu thuyết với Thanh Lam ập đến, đó chính là cuộc thành thân với nhạc sỹ Quốc Trung. Một cuộc hôn nhân trong mơ của trai tài gái sắc nhưng cũng bao nhiêu sóng gió và những lời đồn đại, rằng cuộc hôn nhân này không có giấy hôn thú. Mặc kệ điều này, họ vẫn lần lượt cho ra đời hai đứa trẻ kháu khỉnh và xinh đẹp như mẹ của chúng đó là Thiện Thanh và Đăng Quang. Cuộc tình duyên lần thứ 2 này tưởng chừng như không thể có thế lực nào chia lìa, bởi cuộc sống cá nhân rất hòa hợp và cả hai đã kết hợp thành một cặp bài trùng ăn y để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả yêu âm nhạc. họ đã có cho riêng mình 3 album gây tiếng vang: “Cho Em 1 Ngày”, Thiện Thanh (lấy tên con gái) và “Em Và Tôi” cùng rất nhiều chuyến lưu diễn để lại những ấn tượng sâu sắc. thế mà, một ngày cái duyên tình lận đận lại vận vàoLam… Cuộc chia tay khá ầm ĩ bởi sự góp mặt của các phương tiện truyền thông. Sau này, người ta đồn đại rằng, trong cuộc chia tay này, về vật chất Lam bỏ lại cả chỉ mang theo hai đứa con, người ta cứ tưởng cô ca sĩ này giàu lắm, thương con lận đận bà Hương đến nhà cũ chỉ lấy được mỗi chiếc tủ rách là tài sản của Lam
.........
**********************


Profile


Ca sĩ Thanh Lam quê quán ở Quảng Nam, cô sinh ngày 19 tháng 6 năm 1969 tại Hà Nội, là con gái của nhạc sĩ Thuận Yến và nghệ sĩ nhạc dân tộc Thanh Hương. Từ lúc lên 3 tuổi, cô đã được người cha dạy hát và nghe đàn Piano. Bảy tuổi người mẹ dạy cho cô chơi đàn thập lục, tập hát các bài dân ca Việt Nam. Năm 9 tuổi (1978) Thanh Lam được chuyển chọn vào trường nhạc viện Hà Nội theo học môn đàn tỳ bà hệ 11 năm. đồng thời tham gia ca hát trong đội "Chim Sơn Ca" của đài Tiếng nói Việt Nam và đội Họa Mi Cung Văn Hóa Thiếu nhi Hà Nội. 

***********************

Thanh Lam và những mốc khởi đầu

Sự nhạy cảm âm nhạc, tài hoa, thông minh, cộng vẻ đẹp trời cho, Thanh Lam đã tạo được chỗ đứng lâu bền trong lòng khán giả. Chúng ta hãy quay ngược thời gian để xem cô ca sĩ này đã khởi đầu nghiệp ca hát ra sao:
Dường như, những giọt đàn thập lục của mẹ đã ngấm vào cô bé Lam ngay từ trong bụng mẹ, bởi vậy, khi lên 3 tuổi, cô đã biết nghe tiếng đàn để vào giọng thấp cao.
Khi lớn lên một chút, sinh hoạt trong đội Họa Mi của Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội, Lam đã biểu diễn những bài hát sôi nổi với phong cách thật lôi cuốn. Thiên hướng về ca hát bắt đầu từ đây.

Lần đầu tiên Lam được xuất ngoại, dự trại hè quốc tế tại Đức là năm 12 tuổi. Đến bây giờ, khi nhớ lại, nhạc sĩ Thuận Yến vẫn phục cô con gái bé bỏng vì lần đầu tiên xa nhà nhưng rất chững chạc, cứ như đã quen lắm rồi.
Dấu ấn đầu tiên được khán giả biết đến là giải nhất cuộc thi đơn ca toàn quốc, cô đã chinh phục hầu hết ban giám khảo bởi chất giọng "như có lửa" cùng kỹ thuật thanh nhạc tuyệt vời. Thời đó, mọi người gọi cô là Nữ hoàng nhạc nhẹ của Việt Nam.


Nhưng trước khi nổi tiếng, Thanh Lam lại học đàn tì bà theo nghiệp của mẹ. Cây đàn gắn bó từ năm Lam lên 8 tuổi. Cô đã xuất hiện với cây đàn trong bài Đợi chờ của album Tự sự. Đây là album của gia đình Lam: tác phẩm của bố, chị gái hát, em trai phối khí.
Hiện tại, Thanh Lam có vô số các fan hâm mộ và sống rất giản dị. Theo cô, sự trong sáng và vô tư sẽ đem lại cảm giác gần gũi đối với khán giả.
(Theo Tiền Phong)
****************************************************************************

Thời "con gái" của Nữ hoàng

Một dạo post lên blog bài Thời hoa đỏ Thanh Lam thu thanh tại Đài Tiếng nói Việt Nam từ rất lâu rồi, có bạn nhận xét «đây mới đích thực là Lam ‘xưa’, Lam của thời con gái ». Có lẽ đúng vậy. Nói về Lam xưa, nói về « thời con gái của Nữ hoàng Nhạc nhẹ Việt Nam » chắc phải nói từ trước thời của Chia tay hoàng hôn, tức là trước cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1991. Đó là thời của các Gala 88, 89, 90, khi ấy Thanh Lam là ca sỹ của đoàn ca nhạc nhẹ Trung ương, cùng lứa với Hồng Nhung, Quang Vinh, Minh Thắng, Hồng Thanh. Đồng thời Lam là thành viên của ban nhạc Hoa sữa với các thành viên giờ đã thành « gạo cội » như Ngọc Châu, Vũ Quang Trung (con trai nhạc sỹ Vũ Thanh). Thời đó Lam nổi tiếng với những ca khúc như KHI ANH YÊU EM (Vũ Quang Trung), ĐÊM ƠI ĐỪNG VỘI ĐI (Vũ Duy Cương), Nếu điều đó xảy ra (Ngọc Châu). Thanh Lam còn được biết đến với nhiều ca khúc « chính thống » như chùm ca khúc của Thuận Yến về thời kỳ hậu chiến gồm các bài Màu hoa đỏ, Nỗi đau và hạnh phúc, Trái tim bình dị ; chùm ca khúc về Trường Sa gồm các bài như Màu xanh Trường Sa, Đảo xa cánh chim ; rồi những bài như Chiều bên hồ cao nguyên (Vũ Thanh), Hành hương về xứ nghệ (Nguyễn Cường), Đất nước (Phạm Minh Tuấn), Ngày hội đầu tiên (Trương Ngọc Ninh) . 


Cái tên Thanh Lam đã xuất hiện trong đời sống ca nhạc của Việt Nam thời kỳ ấy như cặp bài trùng với Hồng Nhung mặc dù phải nói là Hồng Nhung lúc đó có phẩn nổi hơn Thanh Lam. Các nam ca sỹ trẻ hát nhạc trẻ của miền Bắc thời kỳ này quá hiếm, hình như chỉ có Minh Thắng xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất. Hai nữ ca sỹ trẻ của miền Bắc hát nhạc trẻ như mang đến một cơn gió (chứ không phải chỉ một làn gió) mới mẻ, tươi mát, thổi bùng ngọn lửa pop vốn mới chỉ âm ỉ hay mới chỉ hơi bập bùng cháy bằng những giọng hát của thế hệ « gạch nối » như Ái Vân, Lệ Quyên. Với sự xuất hiện của Thanh Lam và Hồng Nhung, nền nhạc nhẹ của miền Bắc chuyển hẳn sang một thời kỳ mới đầy sung mãn, sánh ngang với bầu không khí nhạc nhẹ sôi động vốn là sở trường của miền Nam với những Cẩm Vân, Ngọc Bích, Hoàng Huệ Quân, Nhã Phương, Ngọc Sơn và của miền biển Nha Trang với dàn ca sỹ đang nổi như cồn của đoàn ca múa Hải Đăng gồm Ngọc Thúy, Bách Thảo, Tú Anh, Thanh Nam và Ánh Tuyết.

Nhưng giai đoạn từ năm 91 đến khoảng 96, 97 mới là thời kỳ cực kỳ hoàng kim của giọng hát Thanh Lam. Lúc này Hồng Nhung vào Sài Gòn, giọng hát bắt đầu khác, chỉ còn một số ít bài như Tình khúc 24, Ngày mưa hãy đến với em, Hơi thở mùa xuân, Bóng tối ly cà phê là giữ được phong độ cũ. Thanh Lam ở lại Hà Nội, tiếng tăm trở nên hơn hẳn Hồng Nhung và rõ ràng là Number 1 của nhạc nhẹ Việt Nam. Giọng Lam càng ngày càng dày, sâu lắng, đằm thắm, nóng bỏng mà không quá «phá đám » và nhất là chưa « điên điên ». Nhớ nhất hồi này là những Giọt nắng bên thềm, Hoa tím ngoài sân, Tình yêu không lời, Nỗi nhớ, Im lặng đêm Hà Nội, Về miền ký ức và One moment in time, Dressed for Success, I know him so well... theo kiểu Whitney.

Người ta nhớ Thanh Lam là ca sỹ đi đầu trong cách hát nhấn nhá và phá cách. Đầu tiên phải kể đến sự đột phá trong CHIA TAY HOÀNG HÔN mà Lam hát trong đêm chung kết của hội thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1991. Đoạn vocal và nhấn nhá gần như gào khóc của Lam trong đoạn interlude của chia tay hoàng hôn đã làm cả khán phòng Cung Lao động Việt Xô lặng đi. Tiếng nhấn nhá hòa với phần phối khí do Quốc Trung viết thực sự là một sự đột phá trong cách xử lý bài hát trong nhạc nhẹ thời bấy giờ. Sau này rất nhiều ca sỹ từ nam chí bắc đã « bắt chước » cách hát này của Lam. Thực ra đó không phải là lần đầu Lam hát Chia tay hoàng hôn. Lam đã thu thanh bài hát đó lần đầu từ năm 1989,90 tại đài Tiếng nói Việt nam. Cũng phải nói thêm rằng công chúng biết đến Chia tay hoàng hôn lần đầu và trở nên yêu thích ca khúc này không phải qua giọng hát Thanh Lam mà lại là Bảo Yến. Tuy nhiên dấu ấn sâu nhất sau đó đã thuộc về Thanh Lam.

Trong cuộc thi năm đó mối ca sỹ phải hát hai bài tiếng Việt, một bài nước ngoài có dịch lời Việt. Lần đó các ca sỹ hát trùng lặp bài của nhau rất nhiều. Còn nhớ rất nhiều ca sỹ hát Tìm tên anh trên bờ cát (Lâm Phương, Thùy Dung), Gõ cửa tình yêu (Hồng Thanh, Thanh Hằng). Bài hát Việt thứ hai của Thanh Lam trong cuộc thi là GIỌT NẮNG BÊN THỀM (Thanh Tùng) cũng bị trùng với Thùy Dung, Thanh Hằng (con gái NSND Thanh Huyền). Tuy nhiên, trong cách xử lý của mình bằng cách nâng tông ở đoạn cuối trong lời hai, từ chỗ « bài hát chìm trong khói thuốc từng giờ bình yên », ngay sau đó lại được nén lại trong câu thứ hai « Bài hát chìm trong lá biếc » và nghỉ một quãng trước khi từ từ nhả tiếp các chữ « cuộc-tình-đầu-tiên », Thanh Lam đã bỏ các ca sỹ thí sinh khác ở lại phía sau một khoảng quá xa. Ngay cả với đối thủ nặng ký của Lam từ nhiều năm trước đó là Hồng Nhung (người hát Hãy đến với em, Vì sao anh không đến, Nothing compares to you và đoạt giải nhất- đồng giải nhất với Mỹ Hạnh), Thanh Lam cũng tạo ra một sự phân định rạch ròi. Chung cuộc, Thanh Lam giành giải thưởng lớn (giải đặc biệt). Trong một chương trình ca nhạc phát sóng vào tối mồng 2 Tết Âm lịch năm 1992, Thanh Lam được xướng danh là NỮ HOÀNG NHẠC NHẸ của Việt Nam, mặc dù danh hiệu này lần đầu được sử dụng ở miền Bắc là để nói tới ca sỹ Lệ Quyên ( ca sỹ của Tiếng sóng, hiện đang sinh sống tại Paris).

Nhiều người bảo Thanh Lam chỉ bắt đầu "điên" từ thời Lam hát nhạc Quốc Trung, cái thời mà Lam cạo trọc đầu. Nhưng ngay cả trong thời gian này vẫn có những bài cực nuột và đằm như Hoa sữa, Em tôi, Bên em là biển rộng của các nhạc sỹ khác. Rồi đến cái thời mà có ai đó nói trên báo là Thanh Lam «hấp diêm» nhạc Trịnh. Báo chí đôi khi vẫn nói năng dễ dãi và thoải mái như vậy. Một số nhà báo đôi khi, thay vì phản ánh khách quan để dư luận được rộng đường , lại thể hiện cái yêu-ghét chủ quan của mình rất phô và thô. Yêu thì giống cách mà một cô phóng viên nào đó của VTC viết về hoa hậu Thùy Lâm, còn ghét thì giống một anh phóng viên nào đó phỏng vấn ông Vương Trí Nhàn về chủ đề «Người Việt Nam xấu xí ». Đành rằng nhạc Trịnh là dành cho « Nữ hoàng chân đất » Khánh Ly. Nhưng nói gì thì nói, Lam hát Ướt Mi quá hay, Em hãy ngủ đi cũng hay không kém. Nói vui, không phải gặp nhạc của ai Lam cũng « ấy » như thế đâu. Chẳng hạn CD Nắng lên Lam hát nhạc của Lê Minh Sơn là một sản phẩm nghệ thuật hoàn hảo. 

Có người cho rằng Ngọc Khuê hát nhạc Lê Minh Sơn hay và hay hơn Thanh Lam. Ừ thì đúng là mỗi người một khẩu vị, nhưng cách so sánh trong trường hợp Khuê và Lam chắc là để cho vui và cũng có phần động viên các bạn trẻ. Nhiều người thì lại cho rằng họ thấy thương cho Ngọc Khuê khi cái tên còn rất trẻ này đang có xu hướng trở thành một nghệ danh gắn với nhạc Lê Minh Sơn thì bỗng nhiên bị Thanh Lam giành chỗ. Chắc hẳn Thanh Lam không có ý « hạ » Ngọc Khuê và Lam cũng không cần phải làm việc đó. Sự thật là Lam hát đâu có như Khuê. Và cái sự mới mẻ hoàn toàn mà Lam mang đến cho nhạc của Lê Minh Sơn lại càng khẳng định thêm đẳng cấp của Lam. 

Thông thường các ca sỹ rất vất vả để có thể tìm được lối thể hiện mới cho mình khi mà một ca khúc đã được định hình với lối hát của một ca sỹ hát trước mình. Điều đó có thể thấy rõ ở các ca sỹ trẻ, như trường hợp của em Thu Hường trong Sao Mai Điểm hẹn 2008 (bị coi là bị bóng Hà Trần ‘đè’). Thậm chí Mỹ Linh ngày xưa cũng phải mất một thời gian rất dài mới có thể thoát được cái bóng của Thanh Lam. Còn nhớ một dạo có bài báo đã viết về Mỹ Linh rằng « ôi thế này thì chúng ta có tới 2 Thanh Lam » sau khi nghe Mỹ Linh song ca cùng Thanh Lam « Nhớ Hà Nội » ở chương trình Nửa thế kỷ bài hát Việt Nam năm 1995. « Người ở người về » những tưởng phải là của Ngọc Khuê, « Ôi quê tôi » những tưởng chỉ có Tùng Dương độc quyền, ấy vậy mà tới Thanh Lam người ta lại có cảm tưởng Lam mới là người sở hữu đích thực hai bài hát đó. Đúng là nghệ sỹ có đẳng cấp là người có khả năng « khơi những nguồn chưa ai khơi ».

Thanh Lam xứng đáng với tất cả những giải thưởng và danh hiệu mà Lam đã được nhận. Danh hiệu « nghệ sỹ ưu tú » mà nhà nước phong tặng cũng như vậy. Nhưng với các fan vốn quen với một Thanh Lam phá cách, trẻ trung thì danh hiệu NSƯT gắn với nghệ danh Thanh Lam « nghe nó cứ thế nào ý, không giống mấy » ! Hình như nó làm Lam có vẻ già đi, nó sẽ khiến Lam phải giấu bớt cái « điên điên » đi ?! Và cái danh hiệu đó được xướng lên liên tục trong các đêm của Sao Mai Điểm hẹn 2008. 

Phải nói Hội đồng nghệ thuật năm nay đã để lại ấn tượng tốt cho nhiều khán giả. Họ đều có những nhận xét rất sắc sảo, chất chính xác về kỹ thuật thanh nhạc và đặc biệt rất trúng ý của nhiều khán giả khó tính. Ấn tượng nhất vẫn là Thanh Lam vì Thanh Lam vẫn vốn không phải là một người hoạt ngôn (như Hồng Nhung chẳng hạn. Nhưng NSƯT Thanh Lam đã rất gãy gọn, khúc chiết, đâu vào đó khi diễn đạt những ý kiến liên quan đến kỹ thuật thanh nhạc, xử lý bài hát, chẳng hạn khi Lam góp ý cho Thu Phượng về cách chuyển giọng sao cho « ngọt » từ giọng thật sang hát giả thanh, hay khi Lam chỉ cho Ngọc Minh thấy cậu ấy đã « băm vụn » bài Nếu điều đó xảy ra của Ngọc Châu, hay lời khuyên mà Lam dành cho Hoàng Nghiệp rằng cậu ấy phải biết chuyển giọng, kết hợp giữa giọng thật và giọng gằn của rock. 

Nhưng có lẽ điều Thanh Lam làm nhiều người ngạc nhiên trong lần làm giám khảo này là hình như Lam bắt đầu « già », có hơi hướng đi theo khuôn mẫu, thậm chí bảo thủ. Với đặc điểm này, Lam ghi thêm điểm với rất nhiều fan khó tính của chị. Nhiều người thực sự thỏa mãn khi nghe Lam « chê » cái ca từ hết sức « thị trường và dở hơi » trong mấy bài hát của Mạnh Quân với những « chia lìa », « cay đắng », « gian dối », « trái ngang », ... Nhưng hình như Thanh Lam hay Ngọc Châu và Giáng Son cũng làm không ít khán giả băn khoăn khi cả ba người xoáy quá mạnh vào « tuổi trẻ » của em Hoàng Yến và bắt điều đó như một cái lỗi. Chợt nhớ lại hồi Thanh Lam hát chia tay hoàng hôn chị cũng mới 18 đôi mươi thôi mà. Và hình như Thanh Lam cũng quá khắt khe khi coi cách hát như nói của Hà Linh trong câu cuối cùng của Dệt tầm gai là hụt hơi, lạc giọng... Nhưng có hề gì vì dù sao Nữ hoàng cũng đã qua thời con gái ...


(TMH 7/2008)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét