Chủ Nhật

"Vọng nguyệt" chuẩn bị lên đường sang Đan Mạch

06/19/2006 10:16 am  "Vọng nguyệt" chuẩn bị lên đường sang Đan Mạch

Ảnh minh họaDù không khẳng định đây là sự tiêu biểu của âm nhạc Việt Nam hiện đại nhưng cuộc trình làng với thế giới này cũng “mát mặt" bởi sự gọn gàng nhưng đa sắc (dân tộc và hiện đại), sự tiêu biểu (nhạc hàng đầu, ca sĩ hàng đầu, nghệ sĩ dân tộc cũng hàng đầu) mà không ai có thể so bì được về chất lượng nghệ thuật của họ trên mặt bằng âm nhạc Việt Nam…

Đêm qua, khán giả Hà Nội đã được thưởng thức buổi biểu diễn “báo cáo” của Quốc Trung và ê kíp của anh với tên gọi Vọng Nguyệt – chương trình chính thức tham gia Liên hoan Roskidle tại Đan Mạch từ 29/6 đến 2/7/2006.


Vọng Nguyệt là một chương trình lớn và dài hơi hơn Đường xa Vạn Dặm. Lần này, sự kết hợp âm nhạc cổ truyền và đương đại lại càng được nâng cao và bộc lộ rõ nét hơn với sự cộng tác của nhà sản xuất uy tín, nghệ sĩ piano nhạc Jazz nổi tiếng Niels Lan Doky. Dựa trên ý tưởng của Đường xa Vạn Dặm, cùng với hai ca sĩ nổi tiếng Thanh Lam và Tùng Dương, chương trình Vọng Nguyệt là một đêm nhạc đương đại mang đậm màu sắc Việt Nam.

Ảnh minh họa
Nghệ sỹ đàn tranh Thanh Thuỷ

Chương trình được chia thành hai phần rõ rệt. Phần một có tên Đường xa vạn dặm phát triển âm nhạc dân tộc trên nền hòa âm đương đại (World music). Phần này bao gồm những tác phẩm đã từng có mặt trong Album Đường xa vạn dặm của Quốc Trung, như Đào liễu, Dòng sông một bờ, Đường xa vạn dặm…với phần vocal cực kỳ ấn tượng của NSUT chèo Thanh Hoài và nghệ sỹ Xuân Diệu. Phần hai là những sáng tác mới do Thanh Lam và Tùng Dương thể hiện như: Đá trông chồng, Ôi quê tôi (Lê Minh Sơn), Hồ trên núi (Phó Đức Phương)…


Sự hoà trộn giữa những nhạc cụ hiện đại với những nhạc cụ dân tộc tạo nên một màu sắc âm nhạc lạ và hấp dẫn. Khán giả đã liên tục dành những tràng vỗ tay cho các tiết mục, đặc biệt là phần “sô lô” của nghệ sỹ Xuân Diệu với vai trò vừa là ca sỹ vừa là nhạc công, sử dụng điêu luyện các nhạc cụ như kèn đồng, nhị, đàn đáy. Xuân Diệu là nghệ sỹ nhận được nhiều tràng vỗ tay tán thưởng nhất trong đêm diễn.

Ảnh minh họa
Nghệ sỹ Niels Lan Doky

Sau Mây trắng bay về, cặp Quốc Trung – Thanh Lam gián đoạn những dự án hợp tác chung. Không thể phủ nhận, vị trí giọng hát và nội lực sung mãn của Thanh Lam trong con đường âm nhạc của Quốc Trung. Ngược lại, khó có ai thay thế được vị trí kìm nén, tiết chế nguồn năng lượng đó của Thanh Lam bằng Quốc Trung. Lam chuyển hướng âm nhạc và dở dang một sản phẩm đang thực hiện với Quốc Trung. Trong khi Thanh Lam chuyển sang làm việc với cộng sự Lê Minh Sơn, Quốc Trung quay về góc tĩnh – hoàn thiện mảng âm nhạc mang thương hiệu riêng Quốc Trung. Đường xa Vạn Dặm  sản phẩm hoàn thiện nhất, phôi thai từ thời của Thiện Thanh (dự án lớn dở dang của Trung – Lam). Một album và concert đã đến với người nghe hơi muộn mằn nhưng chính thức xác lập và khẳng định vị trí “nhạc sĩ đương đại” của Quốc Trung .

Sự "tái kết hợp" giữa Thanh Lam và Quốc Trung qua chương trình Vọng nguyệt đã đem lại cho Thanh Lam những hứng khởi mới. Với những ca khúc của Lê Minh Sơn, Quốc Trung và Niels Lan Doky đã "phối" lại hoàn toàn mới, tạo cảm xúc mới cho Thanh Lam cũng như không gian âm nhạc đầy mê hoặc của sự kết hợp giữa hiện đại và dân tộc.


Với chương trình Vọng Nguyệt của Quốc Trung và anh em Niels Lan Doky, hy vọng âm nhạc Việt Nam từng bước chinh phục khán giả thế giới.

Vài hình ảnh trong đêm diễn Vọng nguyệt tại Nhà hát tuổi trẻ Hà Nội:


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Tùng Dương với Ôi quê tôi
Thanh Lam trình bày Đá trông chồng
Ảnh minh họa
NSƯT Thanh Hoài

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Nghệ sỹ Xuân Diệu
Nghệ sỹ Xavier Desandre -Navarre
Ảnh minh họa
Mặc dù đang World Cup nhưng "thương hiệu" Quốc Trung vẫn kéo khán giả đến kín rạp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Nghệ sỹ Hoàng Anh
Thanh Lam - Tùng Dương song ca bài Giữa đôi bờ xa cách
Bài, ảnh: Ngô Bá Lục
Việt Báo (Theo_VnMedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét