Chủ Nhật

Cuộc săn tìm những triển vọng nhạc trẻ

Cuộc săn tìm những triển vọng nhạc trẻ


[07:10 14/01/2006 (GMT+7)]
Một nền nhạc pop dù có đầy bất trắc cũng vẫn luôn có những mầm mống, dấu hiệu của sự phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Đó có thể chỉ l
Soạn: AM 676379 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tùng Dương

Một loạt những hoạt động tích cực trong 2 năm 2004 - 2005 của các gương mặt hàng đầu, mà hăng hái nhất chính là "4 divas" Thanh Lam - Mỹ Linh - Hồng Nhung - Trần Thu Hà đã khiến nhiều người tin tưởng vào sự khởi sắc trở lại của nhạc Việt sau thời gian thoái trào. Thành quả từ sự dấn thân của các đàn chị không chỉ được hiện thực hoá bằng những album đẳng cấp cao, mà sâu xa hơn, là tác động đến các ca sĩ đàn em, các tài năng mới nổi, để họ có thêm dũng cảm dấn thân vào môi trường âm nhạc đang rất phức tạp và mịt mờ lúc này.
Tại giải Sao Mai 2005, rất nhiều người tin rằng họ đã tìm được một ca sĩ có thể coi như "chân truyền" của Thanh Lam, dù giữa Thanh Lam và cô gái trẻ kia chẳng có chút liên hệ nào. Cô ca sĩ đó là Vương Thị Dung, đang là niềm hy vọng lớn cho một thế hệ ca sĩ Hà Nội mới đầy cá tính âm nhạc. Tuy nhiên, hy vọng suông thì chẳng có gì chắc chắn, người ta chờ đợi nhiều ở nỗ lực bản thân của cô gái trẻ này. 2 năm trước, một giọng nam đã bứt lên bằng chính cá tính âm nhạc của mình, là Tùng Dương. Và nay, vị trí tương đồng đang rơi vào Vương Thị Dung.
Đời sống nhạc trẻ Hà Nội có cái hay, theo như nhiều bầu sô và giới nghệ sĩ vẫn bảo nhau, là ở tính hùa theo tin đồn. Ở đây, người ta thường xuyên nghe được những câu kiểu "Chỗ ấy có con bé X/Y/Z hát cực hay!", "Cái thằng A/B/C đó ăn đứt mấy đứa Sài Gòn!". Những lời tán gẫu ấy nghe thì rất vu vơ, nhưng nó thể hiện nhiều cái "thực" trong đó. Thứ nhất, Hà Nội còn rất nhiều tài năng nhạc trẻ đang ở dạng "tiềm năng" hoặc lạc lối trên những sân khấu tụ điểm với cách hát copy cũ mòn các ngôi sao của Sài Gòn; thứ hai, luôn có những nỗ lực khám phá những gương mặt mới để, ít nhất,  tạo đường... Nam tiến cho họ.
Các giọng hát của Hà Nội thường chỉ nổi lên được qua các cuộc thi. Làn sóng Hà Nội mới từ 2004 với Khánh Linh, Hồ Quỳnh Hương, Ngọc Khuê, Tùng Dương, Lê Hiếu, Đăng Khôi, Lệ Quyên... hay những giọng hát được nhắc đến nhiều mấy tháng qua như Hoàng Hải, Lưu Hương Giang, Phương Anh, Vương Thị Dung, Nguyễn Ngọc Anh... đều xuất thân từ các cuộc thi, nổi lên cũng từ bệ phóng thi cử. Điều này rất trái ngược với ca nhạc Sài Gòn, những giọng hát đi ra từ Tiếng hát Truyền hình Tp.HCM đều rất  chật vật khi tìm chỗ đứng và cơ hội thăng hạng. Nếu chẳng may dính vào chuyện nhập nhèm như cuộc thi năm 2005 vừa qua thì coi như cơ hội thành ngôi sao đã chấm dứt hoàn toàn.

Soạn: AM 675763 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giữa những đối nghịch ấy đã sinh ra những ngôi sao mới. Những cuộc thi, những cuộc kiếm tìm đơn lẻ hay đơn thuần những hy vọng vu vơ, cũng đều nằm chung trong nỗ lực mặc định của nền nhạc trẻ là phát hiện những gương mặt mới để bằng những nỗ lực của từng người mới ấy, dù có thể thành công hay thất bại, làm nhuận sắc dáng vẻ của đời sống âm nhạc.
Mà dáng vẻ ấy ra sao, lại không chỉ phụ thuộc vào bản thân từng ca sĩ, từng "ngôi sao mới". Rõ ràng, một nền nhạc trẻ không thể đi lên chỉ bằng những nỗ lực cá nhân, cũng như nền kinh tế của một quốc gia không thể phát triển đồng loạt chỉ bằng cái kiểu  người người đi buôn, nhà nhà đục cửa bán hàng. Một nền nhạc pop cần nhất là sự phát triển có định hướng. Mà "hướng" ở đây không phải là những chỉ thị của nhà nước, càng không phải bằng thói đua đòi học mót nay chạy theo cái này, ngày mai cuống lên vì cái khác đã đến. "Hướng" cũng không phải dựa trên "bản sắc dân tộc" rất mập mờ hay sự "tiên tiến" đầy khả nghi, mà nó nằm ngay trong chính ý thức nghề nghiệp, mà phải là ý thức ở mức sâu sắc, của những người mới dấn thân vào địa hạt âm nhạc.
Nếu không có ý thức nghề nghiệp tử tế, những ngôi sao mới dù có tài năng đến đâu cũng sẽ nhanh chóng bị cuốn vào cái guồng của những thứ mốt phù hoa và mong manh mà nhạc nhẹ Việt đã tàng trữ khá nhiều. Và hậu quả là họ sẽ sớm trở thành những thợ hát, thợ viết nhạc với mức độ lành nghề khác nhau chứ không còn được đo bằng tài năng nữa. Và như thế, những cuộc săn tìm tài năng sẽ lại bị quay về đúng vạch xuất phát ban đầu, bởi mục đích tìm kiếm gương mặt mới để làm mới đời sống âm nhạc đã bị phá sản bởi tư duy thợ hát.
Chắc hẳn không ai (tâm huyết với nhạc Việt) lại muốn nhận về những kết quả như thế (trừ những thợ hát!)
Minh Tú & Ảnh: Hùng Phi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét