Chủ Nhật

Chương trình The Butterfly – Cánh Bướm

The Butterfly – đêm giao lưu văn hóa không trọn vẹn

[07:15 16/01/2006 (GMT+7)]
Tham gia chương trình, vị khách mời Thanh Lam đã trình diễn xuất sắc 3 ca khúc: I can’t get no sactifaction của ban nhạc huyền thoại Rolling Stones do Niels hòa âm lại rất ấn tượng với một không gian âm nhạc hoàn toàn khác, ca khúc Biển cười của Niels và ca khúc Nhìn em để thấy của Lê Minh Sơn được Niels đệm piano với bản phối của nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng. Ở ca khúc này, Thanh Lam đã thể hiện đầy cảm xúc, hay hơn hẳn phần thu âm của chị trong album Em và Đêm vừa phát hành.

Chương trình The Butterfly – Cánh Bướm đã diễn ra như thế vào đêm 13.1.06 tại Nhà hát Thành Phố. Được chia thành nhiều phần, The Butterfly là một câu chuyện dài về cuộc sống và tình yêu, có cả chiến tranh, hòa bình, sum họp, nghi ngờ, chia tay, khổ đau và rồi hạnh phúc… được thể hiện bằng vũ đạo. Vũ đoàn Yggdrasil đến từ Đan Mạch gồm biên đạo múa Birgitte Bauer-Nilsel, hai vũ công đến từ Đan Mạch là Lars và Johanne, hai vũ công đến từ Tanzania: Alyce và Maureen cùng hai vũ công từ Nhà hát Vũ kịch Việt Nam: Na và Phong. Trên cái nền văn hóa Âu – Á – Phi, những vũ điệu tinh túy cổ truyền và hiện đại của Tanzania, Việt Nam và Đan Mạch đã kết hợp nhau một cách nhuần nhuyễn, sinh động và đầy gợi tả đúng theo tinh thần “cánh bướm”. Người xem cảm nhận được vẻ nhẹ nhàng bay bổng rất tự do qua từng cử động uyển chuyển tự nhiên của ba đôi nghệ sỹ múa. Cánh Bướm là một vở ballet hiện đại đúng nghĩa, đầy biến hóa phóng khoáng, tái hiện đa dạng từ không gian văn hóa Phật giáo Á Đông, những đêm lửa trại trên hoang mạc Phi Châu mênh mông đến những khúc ballet cổ điển đẹp đẽ Châu Âu…

Soạn: AM 677257 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phật nghìn tay
Phần âm nhạc do Niels Lan Doky cùng hai nhạc sỹ Xavier Desandre-Navarre và Emil Spanyi biên soạn, cùng theo tiêu chí với vở múa, mang tính hội nhập văn hóa cao, tuy chỉ mang ý nghĩa làm phần nhạc đệm cho vở múa, nhưng đã chứng tỏ được một phong cách world music đặc sắc của Niels với jazz làm căn bản. Sự kết hợp giữa dàn nhạc đa quốc gia: percusions (Xavier Desandre-Navarre – Pháp), trống tapla (Prabhu Edouard – Ấn Độ), hai keyboards Emil Spanyi (Hungary) và Quốc Trung (Việt Nam) và nhất là tiếng đàn piano truyền cảm tuyệt vời của Niels Lan Doky đem đến những âm thanh rừng rực tràn ngập khán phòng, khiến người nghe cũng muốn đứng lên nhún nhảy theo, thả lỏng cơ thể cho âm nhạc và vũ điệu quyến rũ.
Tham gia chương trình, vị khách mời Thanh Lam đã trình diễn xuất sắc 3 ca khúc: I can’t get no sactifaction của ban nhạc huyền thoại Rolling Stones do Niels hòa âm lại rất ấn tượng với một không gian âm nhạc hoàn toàn khác, ca khúc Biển cười của Niels và ca khúc Nhìn em để thấy của Lê Minh Sơn được Niels đệm piano với bản phối của nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng. Ở ca khúc này, Thanh Lam đã thể hiện đầy cảm xúc, hay hơn hẳn phần thu âm của chị trong album Em và Đêm vừa phát hành.


Soạn: AM 677259 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thanh Lam
Sự kết hợp độc đáo giữa âm nhạc, múa và vocal đã biếnThe Butterfly thành một đêm trình diễn nghệ thuật đương đại đặc sắc thuộc loại quý hiếm ở Việt Nam. Tiếc là so với chương trình ở Hà Nội người xem rất đông, chương trình ở Sài Gòn, nơi hoạt động nghệ thuật diễn ra sôi nổi nhất nước lại diễn ra khá đìu hiu, khán giả chủ yếu tóc vàng mắt xanh, ngồi chưa hết nửa khán phòng. Những chương trình độc đáo như thế này vốn rất bổ ích cho giới văn nghệ ta trong nghề nghiệp chuyên môn, từ kịch – hình thể, ca nhạc – nhạc cụ và hát, cho đến múa, nhưng lại hiếm thấy bóng dáng nghệ sỹ nào xuất hiện. Phải chăng vì chương trình không được quảng bá rộng rãi, hay bởi giá vé khá cao, 250, 200, 150 ngàn đồng? Hay do nghệ sỹ bận… chạy sô hết? Một điều đáng tiếc nữa là báo chí, một phương tiện truyền bá văn hóa đắc lực cũng hầu như chẳng có ai. Nỗ lực biểu diễn hết mình của ê-kip The Butterfly đã giúp đêm diễn thành công, nhưng ý nghĩa cao đẹp của chương trình là giao lưu văn hóa thì xem ra vẫn khó thực hiện được, khi mà Tây sang ta chủ yếu giao lưu văn hóa với… Tây. Một đêm thưởng thức nghệ thuật cao cấp mà không thể trọn vẹn. Tiếc thay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét