Thứ Bảy

"Duyệt Thị đường" của thế kỷ 21

"Duyệt Thị đường" của thế kỷ 21

Cập nhật lúc 10:52 | 08/01/2005 (GMT+7)

Đêm Noel vừa rồi, Lý club đã "cháy" chỗ với buổi độc diễn của Thanh Lam - Ru mãi ngàn năm dù giá vé không hề rẻ: 320.000 đồng. Đầu tư quá nhiều để chỉ có thể diễn được hai đêm ở Sài Gòn và hai đêm ở Hà Nội, Thanh Lam quả là đã tìm được nơi thích hợp để gửi gắm tiền bạc, chất xám và tâm huyết của mình. Hát ở Lý club, Lam được nhiều thứ: được hát cho những người hâm mộ mình thật sự, được có một không gian riêng vừa đủ để khoe giọng, được hát những gì mình thích, và… được bán vé giá cao mà không bị ai kêu!
Bước chân vào khuôn viên của ngôi biệt thự sang trọng tọa lạc giữa phố Lý Thái Tổ - một trong những phố Tây đẹp nhất Hà Nội, cảm giác đầu tiên của khách sẽ là khâm phục người chủ vì sự “chịu chơi”: Lý club trước tiên là một nhà hát - theo đúng nghĩa ban đầu của từ này khi xuất hiện ở VN - với mô hình tiêu biểu là Duyệt thị đường ở kinh đô Huế.
Nhà hát nhỏ, nằm ở tầng một, có sức chứa khoảng 80 khách, được thiết kế theo hình mẫu Duyệt Thị đường - nhà hát cung đình đầu tiên của VN ở cố đô Huế, với phông màn bằng sa và the, có trang trí cả mây, cả hạc. Nhưng “Lý theatre” còn được thiết kế để có thể “chịu đựng” được cường độ âm thanh của dàn nhạc điện tử mà ban nhạc Phương Đông của nhạc sĩ Quốc Trung - vốn ưa thử nghiệm - tấu lên hết cỡ mỗi khi ngẫu hứng.
Chưa khai trương chính thức, nhưng Lý club đã hoạt động “demo” được vài tháng nay, và dân sành chơi (cả ăn chơi, nghe chơi và xem chơi) ở Hà thành lần lượt tìm đến Lý club, trước hết là thỏa mãn sự tò mò, sau là để tự khẳng định đẳng cấp của mình, và rồi thật sự say mê không gian này.

Một tối thư giãn ở Lý club có thể bắt đầu bằng một bữa tối nhẹ nhàng với thực đơn tự chọn phong phú, trong một không gian được sắp đặt theo phong cách cung đình Huế với bàn tay và ý tưởng của họa sĩ Trịnh Bách. Những góc nhỏ ấm cúng hợp với một gia đình hay đôi bạn, những bộ salon hay trường kỷ rộng hơn hợp với một nhóm doanh nhân muốn kết hợp ăn tối với gặp gỡ bàn công việc. Hương hoa huệ từ các thạp, bình gốm hoa nâu thời Trần (ảnh bên) thoang thoảng cùng với nhạc thiền càng tạo không gian cổ kính và sang trọng. Bộ sưu tập gốm hoa nâu Trần ở đây cũng đủ để người ta làm một triển lãm nho nhỏ trong ánh sáng của những chiếc đèn được thiết kế riêng: ánh sáng được lọc qua chụp đèn bằng the càng tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm ái.
Chương trình ca nhạc bắt đầu lúc 20 giờ, nhưng đó không phải là cảnh một ban nhạc hát mua vui trong lúc thực khách ăn uống như thường thấy ở các nhà hàng lớn, mỗi khi có khách Tây. Nhà hát chỉ mở cửa cho những khán giả thật sự thích nghe nhạc và xem hát. Không thể mơ ước một dream team nào hơn đội ngũ các nghệ sĩ thường xuyên góp mặt ở đây. Giọng hát liêu trai của nghệ sĩ chèo Thanh Hoài, tay trống Xuân Sơn, tay đàn Xuân Diện, vẫn là những lới lơ, bình bán, quân tử vu dịch... ấy thôi nhưng mà mới thật là mới, qua sự phối khí, hòa âm, dàn dựng lại của “phù thủy” Quốc Trung với dàn âm thanh điện tử của mình, cùng những Ngọc Quân, Văn Hà, Thanh Phương… thành danh từ rất lâu trong giới chơi nhạc.
Hằng đêm, Lý club sáng đèn bởi khách đến nghe nhạc dân tộc “made in Ly club” theo các tour đặc biệt, dành cho khách doanh nhân nước ngoài (ảnh 2). Các doanh nhân VN cũng hay đến đây để sinh hoạt CLB “quản trị doanh nghiệp theo phong cách mới” mà diễn giả là chủ hoặc người điều hành các doanh nghiệp thành đạt và chưa thành đạt. Không phải ai trong số họ cũng thích ngay được với những món ăn tinh thần mà Lý club dọn ra, nhưng rồi quan sát, tò mò, ghi nhận, họ... thích thú và “nghiện” lúc nào không biết. Họ nhận ra rằng chỉ một cây đàn bầu với một chiếc mõ thôi cũng có thể đem lại cho mỗi người cả một không gian mênh mông của tuổi thơ mà họ đã đánh mất hoặc không hề có. Và cứ đi cho hết mình, ta sẽ gặp được cả thế giới.
Ca sĩ Thanh Lam
Đêm Noel vừa rồi, Lý club đã "cháy" chỗ với buổi độc diễn của Thanh Lam - Ru mãi ngàn năm dù giá vé không hề rẻ: 320.000 đồng. Đầu tư quá nhiều để chỉ có thể diễn được hai đêm ở Sài Gòn và hai đêm ở Hà Nội, Thanh Lam quả là đã tìm được nơi thích hợp để gửi gắm tiền bạc, chất xám và tâm huyết của mình. Hát ở Lý club, Lam được nhiều thứ: được hát cho những người hâm mộ mình thật sự, được có một không gian riêng vừa đủ để khoe giọng, được hát những gì mình thích, và… được bán vé giá cao mà không bị ai kêu!
Đêm giao thừa Tết dương lịch là chương trình Đường xa vạn dặm của nhạc sĩ Quốc Trung. Mười năm sau “Thiện Thanh 1” và năm năm sau “Thiện Thanh 2”, chàng nhạc sĩ ham tìm tòi, thích đi đường mới này mới làm được chương trình thứ 3 cho mình. Nhưng cũng chỉ là hai đêm ở Nhà hát Lớn Hà Nội - quá ít với một chặng đường xa ngái với bao nhiêu vật lộn, trăn trở. Vì thế, anh cũng cần những buổi trình diễn khác, với qui mô nhỏ hơn nhưng chất lượng không vì thế mà bớt đi. Và ở VN hiện tại, không ở đâu thích hợp với những chương trình ấy cho bằng Lý club.
Theo Tuổi trẻ CN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét