Thứ Bảy

Âm nhạc đương đại và những vấn đề "nổi cộm"

Âm nhạc đương đại và những vấn đề "nổi cộm"
Đăng ngày: 13:54 27-08-2010
Ca sĩ Thanh Lam có vẻ bề ngoài nồng nàn của một người đàn bà từng trải, lại cũng có vẻ láu lỉnh của một cô bé. Hào hứng sống, hát và... yêu, Thanh Lam dường như luôn là người sống hết mình trong từng khoảnh khắc. Hay ít nhất cô cũng tạo cho người khác cảm giác như vậy. Khi Lam cầm micro, cũng có nghĩa là cô chuẩn bị dốc hết lòng mình, dâng hiến tình yêu đang ngùn ngụt cháy trong giọng hát vốn đã đầy lửa với âm nhạc.


Tại sao nhạc trẻ bị phân hoá mạnh và rất không đồng đều: nhạc sến, nhạc "lai ghép" càng ngày càng gia tăng còn nhạc thính phòng lại bị thu giảm? Âm nhạc mang tính nghệ thuật cao (nghệ thuật mỹ lệ) liệu có bị biến thành âm nhạc kỹ thuật như những sản phẩm thủ công mỹ nghệ (nghệ thuật mỹ nghệ)?


Đại hội Hội nhạc sĩ Việt Nam vừa mới kết thúc nhưng những vấn đề nóng của âm nhạc được độc giả quan tâm suốt một thời giandài vẫn còn treo lơ lửng chưa được giải quyết hoặc lý giải. Tại sao nhạc trẻ bị phân hoá mạnh và không đồng đều: nhạc sến, nhạc"lai ghép" càng ngày càng gia tăng còn nhạc thính phòng lại bị thu giảm? Âm nhạc mang tính nghệ thuật cao (nghệ thuật mỹ lệ)liệu có bị biến thành âm nhạc kỹ thuật như những sản phẩm thủ công mỹ nghệ (nghệ thuật mỹ nghệ)?
Trong âm nhạc cũng như nghệ thuật nói chung, nỗ lực sáng tạo nên những tác phẩm tốt lành, thiện hảo không những khó khăncực nhọc mà nhiều khi còn chưa được dư luận đánh giá đúng mức; ngược lại, chiều nịnh công chúng bằng những sáng tạo vừaphải, xoàng xĩnh đôi khi lại được tung hô và đi kèm theo nó là lợi lộc, danh tiếng. Đứng trước sự lựa chọn đầy tính cám dỗ nhưvậy, cách ứng xử của các nghệ sĩ sẽ ra sao?
Những vấn đề trên sẽ được đề cập tại cuộc bàn tròn trực tuyến Ca sỹ đương đại vào lúc 16h ngày 31/8, với các vị khách mời: Ca sĩ Thanh Lam và ca sĩ Anh Thơ.

Ban tron Am nhac duong dai va nhung van de noi com
Ca sĩ Thanh Lam
Ca sĩ Thanh Lam có vẻ bề ngoài nồng nàn của một người đàn bà từng trải, lại cũng có vẻ láu lỉnh của một cô bé. Hào hứng sống, hát và... yêu, Thanh Lam dường như luôn là người sống hết mình trong từng khoảnh khắc. Hay ít nhất cô cũng tạo cho người khác cảm giác như vậy. Khi Lam cầm micro, cũng có nghĩa là cô chuẩn bị dốc hết lòng mình, dâng hiến tình yêu đang ngùn ngụt cháy trong giọng hát vốn đã đầy lửa với âm nhạc.
3 tuổi, Thanh Lam đã được cha dạy hát và nghe đàn Piano. Bảy tuổi, mẹ dạy cô chơi đàn thập lục, hátdân ca Việt Nam. Năm 9 tuổi Thanh Lam được tuyển chọn vào Nhạc viện Hà Nội theo học môn đàn tỳ bàhệ 11 năm. Năm 1985 Thanh Lam chuyển sang học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội. Ðây là một bướcngoặt quan trọng có tính chất quyết định cho con đường nghệ thuật của cô sau này. Bỏ qua một bênnhững khen chê về cách hát, Thanh Lam vẫn hát theo bản năng và cách mà mình đã chọn. Thanh Lam đãtạo một lối đi riêng, vừa lạ lẫm, vừa gần gũi. Với nội lực tuyệt vời của mình, Lam luôn được coi là một casĩ có giọng hát cá tính nhất Việt Nam.

Ban tron Am nhac duong dai va nhung van de noi com
Ca sĩ Anh Thơ
Với Anh Thơ thì khác. Nếu như Lam mạnh mẽ và quyết liệt trong âm nhạc thìAnh Thơ lại dịu dàng, đằm thắm. Cô ca sĩ có chất giọng đẹp và ngọt, cao vút lantoả ấy đã hoàn toàn chinh phục những người một lần nghe cô hát. Khi còn nhỏ,Anh Thơ chẳng bao giờ chịu thuộc một bài hát nào trừ bài "Lá đỏ" khi đạt giải vănnghệ của trường cấp III. Đang học lớp 11, Anh Thơ quyết định thi vào trường Nghệthuật tỉnh Thanh Hoá. Sau khi tốt nghiệp đại học khoa thanh nhạc, Nhạc viện HàNội, Anh Thơ được giữ lại trường làm giảng viên.
Khi được hỏi tại sao lại chọn âm nhạc cổ điển, Thơ hồn nhiên trả lời: Vì yêu vàthích. Cô không sợ những khó khăn, thậm chí cô biết trước cả sự thiệt thòi khichọn dòng nhạc cổ điển. Bởi cô tin, khi người nghệ sĩ lao động chân chính, có hysinh mồ hôi nước mắt vì sự nghiệp cộng với khả năng trời cho, chắc chắn sẽđược công chúng đón nhận. Gần đây Anh Thơ cho ra mắt album cá nhân đầu taycủa mình : Tình em” đã được công chúng yêu mến.
Ở họ có một điểm chung, đấy chính là tình yêu mãnh liệt đối với âm nhạc. Âmnhạc cũng giống như hơi thở của họ giữa cuộc sống vốn rất khan hiếm ô-xy. Họsẽ nói gì trước những biến chuyển không ngừng của đời sống ca nhạc Việt Nam đương đại?
Dưới đây là nội dung cuộc bàn tròn:
Ban tron Am nhac duong dai va nhung van de noi com
Ban tron Am nhac duong dai va nhung van de noi com
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Hôm nay chúng ta đang sống trong không khí phấn khởi, hào hùng của những ngày kỷ niệm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục có các chương trình ca nhạc hoành tráng để kỷ niệm 60 năm quốc khánh. Trong đời sống ca nhạc sôi động này chúng ta có nhiều cơ hội để thưởng ngoạn và cũng có nhiều điều để suy ngẫm. TS mời hai ca sỹ để bàn luận, trao đổi về không khí của những ngày lễ và qua đó nói về đời sống ca nhạc đương đại của chúng ta. 2 vị khách mời của chúng ta khá đặc biệt, một người có thể nói là đương kim nữ hoàng nhạc nhẹ, Diva Thanh Lam còn một người nữa đang khẳng định mình là một tên tuổi mới trong làng ca nhạc thính phòng, cô cũng vừa cho ra mắt công chúng một album rất ấn tượng mang tên Tình em: ca sĩ Anh Thơ.
Chạy sô, hát nhép... cảm xúc có còn tươi mới?

Ban tron Am nhac duong dai va nhung van de noi com
Ca sĩ Thanh Lam
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Trước hết, các bạn có thể nói qua về công việc của mình trong những ngày này, chắc các bạn bận chạy sô nhiều lắm...
Thanh Lam: - Vâng, có thể nói là rất bận, ngày lễ 2/9 Thanh Lam sẽ hát ở Hải Phòng, ngày 3/9 sẽ hát ở TP.HCM. Trong thời gian này Thanh Lam đang hoàn thiện thu âm cùng với nhạc sĩ Lê Minh Sơn CD mới nhất có tựa đề ""Em và đêm"". Thanh Lam vừa thu âm xong ca khúc đầu tiên là vội chạy tới đây...
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Dù có chạy vội đến đây thì Thanh Lam đã trễ hẹn mất mấy phút...Còn Anh Thơ thì sao?
Anh Thơ:Nói chung những ngày này Anh Thơ rất nhiều việc, vì là những ngày kỷ niệm lớn, nhiều bài hát truyền thống mà Anh Thơ có sở trường được nhiều chương trình ca nhạc sử dụng Hầu như ngày nào Anh Thơ cũng có chương trình, tối nay và ngày mai sẽ là những chương trình truyền hình trực tiếp.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Quá nhiều sô diễn, quá nhiều chương trình ca nhạc...nhưng các bạn thấy có gì mới mẻ, cách tân trong khâu tổ chức, dàn dựng chương trình không? Năm nào cũng có các dịp kỷ niệm, cũng có những chương trình ca nhạc tương tự và năm nay sẽ là đỉnh điểm vì kỷ niệm 60 năm Quốc khánh. Nghệ thuật luôn cần cái gì đó mới mẻ, sáng tạo, không rập khuôn máy móc, không lặp lại mà các bạn lại xuất hiện liên tục như vậy, xin hỏi các bạn cảm xúc gì mới, hay các bạn có đòi hỏi hoặc mong muốn gì về khâu tổ chức, dàn dựng chương trình?
Thanh Lam: - Trong những chương trình ca nhạc mừng những ngày lễ lớn, Thanh Lam hay chrọn bài hát phù hợp với chương trình, mang màu sắc dân tộc, những bài hát ngợi ca đất nước, con người Việt Nam...
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Anh Thơ nghĩ sao? có chia sẻ quan điểm với Thanh Lam không?
Anh Thơ:Anh Thơ nghĩ rằng không chỉ Anh Thơ và Thanh Lam mà những người biên tập chương trình ca nhạc cũng sẽ chọn như vậy. Anh Thơ tham gia rất nhiều những chương trình như vậy và thấy rằng gần đây cũng có nhiều điều mới, nhiều thông tin hơn nên rất hào hứng...
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Ý tôi muốn hỏi là Anh Thơ thấy cách tổ chức chương trình có gì mới không, có thấy chương trình năm nay cũng thế, sang năm cũng thế...
Anh Thơ: - Anh Thơ nghĩ rằng trong những chương trình ca nhạc truyền thống như vậy rất khó thay đổi được nhiều. Nhưng Anh Thơ cũng cho rằng những người tổ chức cố gắng lo đủ số tiền để có thể áp dụng công nghệ hiện đại trên sân khấu thì sẽ có hiệu quả rất tốt trên sân khấu và nó sẽ mang lại cảm xúc mới cho người nghe.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng đấy mới chỉ là áp dụng công nghệ mới làm tăng hiệu quả âm thanh, ánh sáng trên sàn diễn...
Anh Thơ:Trên sân khấu rất cần những đổi mới như vậy còn các bài hát thì chỉ có bấy nhiêu thôi nên nếu không làm tăng hiệu quả âm thanh, ánh sáng, hình ảnh thì khán giả sẽ nhàm chán. Nhưng ngay cả đổi mới công nghệ thì gần đây cũng chỉ được chút ít thôi. Mọi thứ kể trên đều thiếu một chút nên nên chương trình cũng chỉ hơn một chút thôi.
Thiếu tiền hay thiếu đội ngũ chuyên nghiệp?
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Tôi thấy các chương trình ca nhạc lớn đều được tài trợ rất nhiều, ví dụ chương trình "Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam" vừa diễn ra tối qua, 30/8, rồi một số chương trình truyền hình trực tiếp trước đây nữa chắc cũng thế. Tài trợ cho các chương trình như vậy tôi nghĩ không phải là thiếu, vậy nguyên nhân do đâu mà "chỉ hơn một chút thôi" như Anh Thơ vừa nhận xét? Do chúng ta chưa có tư duy mới, hay là chúng ta chưa đầu tư đến nơi đến chốn, hay điều kiện của chúng ta chưa cho phép?
Anh Thơ: - Anh Thơ nghĩ là do cả ba!
Thanh Lam: - Những chương trình truyền thống thì Lam thấy không thể nào thay đổi được nhiều. Nhưng những chương trình nhạc nhẹ họ luôn cố gắng nếu có đủ số tiền. Ngay như Lam khi có tiền thì Lam cũng chi tiền cho công nghệ gọi là hình ảnh và sân khấu, mang hiệu quả tốt cho người nghe và nhìn.
Với một chương trình hay thì không thể từng tiết mục hay mà phải là cả một tập thể có sự chỉ đạo của người đạo diễn, có thẩm mỹ nhất định và sắp xếp làm sao để tiết mục này đẩy tiết mục lên. Lam nghĩ người đạo diễn sân khấu rất quan trọng và ở VN chúng ta đang thiếu cái đó. Thiếu những đạo diễn giỏi, hiểu biết, hiểu biết ở đây là hiểu biết tổng thể chứ không hiểu biết một chuyên ngành nào đó.
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Nghĩa là đạo diễn các chương trình ca nhạc cần có một đẳng cấp, cần có kiến thức tổng hợp nhiều mặt để tạo nên một sản phẩm tổng hợp chứ không phải chỉ có kiến thức chuyên sâu về một vấn đề nào đó...

Ban tron Am nhac duong dai va nhung van de noi com
Ca sĩ Anh Thơ
CS Anh Thơ: - VN mình đúng là thiếu những người đạo diễn như thế.
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Thanh Lam bực mình quá hay đi học để làm một đạo diễn giỏi ...
Thanh Lam: Lam nghĩ ông trời cũng không thể cho mình nhiều may mắn như vậy. Lam cố gắng vẫn hát đến khi nào không hát được thì thôi. Lam nghĩ để chuyển sang một ngành nghề mới sẽ rất khó bởi vì tất cả mọi cái phải được học bài bản thì nền tảng mới tốt được. Lúc trẻ học thì nạp dữ kiện mới rất nhanh còn khi đã lớn thì nên theo chuyên ngành của mình thì tốt hơn.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Anh Thơ chuyên hát nhạc truyền thống, còn Thanh Lam thì hát nhiều dòng, cả nhạc thị trường, nhạc nhẹ và cả những bài hát truyền thống; khi ra hát trên sân khấu các bạn có chút gì cảm xúc riêng không? Tôi thấy hai người đều hoạt động trong lĩnh vực này rất nhiều, đã hát đi hát lại những bài hát này, vậy mỗi lần ra sân khấu như vậy các bạn lấy đâu ra cảm xúc mới? Các bạn tạo ra một sự sáng tạo mới lạ cho công chúng như thế nào?
Thanh Lam:Lam nghĩ nếu muốn tạo xu hướng mới đầu tiên phải có cái để làm nghĩa là có bài hát phù hợp để hát. Một chương trình ca nhạc, một CD ra đời không chỉ cần một ca sĩ giỏi mà cần một tập thể giỏi gồm cả người phụ trách kỹ thuật, người phối khí và người chơi nhạc. Họ là những người không đứng ra đón nhận tiếng vỗ tay, những vòng hoa của khán giả mà họ đứng đằng sau âm thầm làm việc...
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Giả sử các điều kiện hoàn hảo, khi đó cũng một bài hát đó cho mọi chương trình, Anh Thơ sẽ chọn cảm xúc hoặc cách thể hiện như thế nào để tạo sự khác biệt?
Anh Thơ: - Đương nhiên là sẽ khác rất nhiều . May mắn là Anh Thơ và Thanh Lam sinh ra đã được trời phú cho một giọng hát cũng như có một tâm hồn có thể nói là nhạy cảm nữa, nên mình có thể biết được rằng mỗi lần hát mình phải làm mới mình như thế nào. Để lấy cảm xúc, trước tiên lời bài hát phải hay, mình phải chọn bài hát phù hợp với mình. Qua tâm hồn nhạy cảm, mình có thể tìm cách thể hiện, hoặc khiến cảm xúc dâng trào hoặc giảm bớt đi một chút...
Không phải cứ có tiền là hát sẽ hay hơn
Ban tron Am nhac duong dai va nhung van de noi com
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Chất giọng trời phú, lại được đào tạo cơ bản, nhưng đúng là không thể thiếu cảm xúc, tâm hồn, sự nhạy cảm của người nghệ sĩ...chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong phần sau. Còn bây giờ tôi muốn hỏi các bạn có cảm xúc gì khi đất nước đang đi vào một giai đoạn mới, có vị thế mới. Chỉ nhìn tốc độ chạy sô của các bạn trong những ngày này, nhìn cách ăn mặc sang trọng hơn, lịch sự hơn của các bạn cũng có thể thấy kinh tế phát triển, đời sống âm nhạc khá lên...
Anh Thơ: Những ngày này Anh Thơ bận lắm, túi bụi vì công việc như chạy sô chẳng hạn, rồi gia đình con cái nữa...Đương nhiên là cũng thấy phấn khởi lắm vì thầy cờ bay, băng rôn căng ngang đường phố tưng bừng...
Thanh Lam: - Lam thấy khi kinh tế đi lên thì nhu cầu giải trí tăng thêm, người ta mới có chút xíu thời gian đi uống nước nghe nhạc hay bỏ tiền mua vé đi xem kịch gì đó. Chứ còn đời sống quá khó khăn thì tâm hồn không thể nào thư giãn đi xem cái này đi nghe cái kia được. Lam rất mừng khi những bạn cùng trang với Thanh Lam họ có kiến thức và kinh tế khá giả.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Đời sống ca sỹ bây giờ khá lên rất nhiều, một CD các bạn làm ra có thể có giá tới 35-40 ngàn đồng là chuyện bình thường, in ấn đẹp hơn, lịch sự sang trọng hơn, thậm chí có những poster quảng cáo rất đẹp và ấn tượng. Nhưng đời sống khá lên thì kèm theo chất lượng nghệ thuật có khá lên không?
Thanh Lam: - Lam nghĩ chất lượng nghệ thuật phải do cái cốt lõi ở bản thân mình, không phải cứ có tiền thì mình sẽ hát hay hơn. Tất nhiên khi có tiền cộng với sự văn minh thì hàng năm có những sản phẩm hoàn hảo hơn. Khi những CD thu xong để bán thì ở VN rất thiệt bởi có hàng giả. 35 hay 40 ngàn đồng một CD thì cũng vẫn rất thiệt thòi. Lam hay Anh Thơ cũng như các ca sĩ khác làm CD gần như là một sự quảng bá để khán giả họ biết rằng chúng tôi đang làm gì. Điều này ngược với nghệ sĩ ở nước ngoài vì ca sĩ nước ngoài họ sống bằng những CD chứ không phải sống bằng tiền đi diễn hàng đêm như ở VN.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vấn đề là như vậy. Ca sĩ làm CD để được công chúng yêu mến và đi diễn hằng đêm để kiếm sống, Làm CD nhưng lại không được sống bằng CD. Làm CD để đánh dấu sự nghiệp ca hát của mình, tôi tò mò muốn biết trong sự nghiệp của các bạn, những bài hát về đất nước về cách mạng có bài nào ghi dấu ấn sâu đậm không?
Thanh Lam: - Lam không hát nhiều những bài hát cách mạng. Lam rất thích bài ""Ôi quê tôi"" trong CD và khi hát có tính tự hào dân tộc trong đó. Thỉnh thoảng Lam có hát các ca khúc của bố mình viết về Bác Hồ... Những bài hát đó mang tính ""dân tộc"" một chút và không phải là sở trường nhưng Lam vẫn hát với tất cả sự kính trọng.
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Nếu tôi nhớ không lầm thì Thanh Lam xuất hiện, để lại ấn tượng trong lòng người nghe chính là qua bàiĐêm Hồ Gươm của Trần Hoàn, đúng không? Tôi còn nhớ những năm đó, một cô gái 16-17 tuổi có chất giọng rất khoẻ, hồn nhiên và tất nhiên là xinh đẹp nữa. Vậy là Thanh Lam đã lưu dấu ấn của mình chính từ một bài hát về quê hương đất nước? Thế còn Anh Thơ, bây giờ bạn vẫn hát dòng nhạc đó, thế nhưng đâu là bài đầu tiên đem bạn đến với công chúng?
Anh Thơ: Có lẽ là bài Xa khơi của nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ. Bài đó giúp Anh Thơ được giải năm 1998. Lúc đó Anh Thơ nghĩ có lẽ mình hát chưa hay đâu, nhưng bởi vì bé mà cũng dám hát một bài khó như thế nên có thể người ta nghĩ là Anh Thơ cũng có gan, hoặc là có thể hy vọng gì đó nên họ cho Anh Thơ giải nhất. Về sau Anh Thơ đã cố gắng rất nhiều và cho đến giờ vẫn hát bài hát đó rất nhiều.
Không ai muốn hát nhép nhưng....
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Chúng ta đã nói nhiều về sự cần thiết phải áp dụng công nghệ ghi âm, công nghệ âm thanh, ánh sáng nhằm nâng cao hiệu quả trên sân khấu ca nhạc nhưng chưa nói tới vấn đề hát nhép. Trong những ngày kỷ niệm vừa qua, có nhiều khán giả gửi thư tới TS nói rằng họ mua đĩa xem và thấy có những ca sỹ diễn trên sân khấu cũng bài hát đó nhưng không khác một chút nào so với những cái đĩa mà ca sỹ đã thu và họ đã nghe. Vậy câu hỏi họ đặt ra là, phải chăng các ca sỹ cũng hát nhép trong những ngày kỷ niệm vừa rồi? Vậy cá nhân các bạn nghĩ sao, hát nhép có nên hay không nên, hay đó là một xu thế công nghệ không thể cưỡng lại được?
Thanh Lam:Lam cho rằng hát nhép đối với những ca sĩ không có đủ sức khỏe, không có sự tự tin, kỹ thuật để hát nguyên cả một chương trình cũng có thể chấp nhận được. Bản thân Lam đã trải nghiệm qua một số đêm diễn có 10 người thì 9 người hát nhép nếu mình không hát nhép thì lập tức mình là trường hợp cá biệt và khán giả sẽ so sánh sao cô này hát kém hơn cô kia? Vì vậy, đôi khi phải hát bằng âm thanh hát sẵn. Tất nhiên, Lam rất thích hát thật, bởi mỗi lần lên sân khấu là một lần thăng hoa, là một lần trải nghiệm cảm xúc khác lạ, không lần nào giống lần nào và đó là điều rất hay của người nghệ sĩ.
Anh Thơ: Anh Thơ nghĩ hát nhép thì không nên. Nhưng có những chương trình không đủ điều kiện, về thời gian, âm thanh, ánh sáng, cũng như mọi phương tiện hộ trợ khác nên bắt buộc phải hát nhép... Đặc biệt, với những chương trình lớn, truyền hình trực tiếp nếu chỉ được tập vài ba buổi thì khó có thể hát tốt được.
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Đúng là không nên nhưng tôi thấy trong các chương trình ca nhạc lớn được truyền hình trực tiếp chuyện hát nhép vẫn phổ biến và nhiều khi "phô" quá mức như: hình phát chậm hơn hoặc nhanh hơn ca khúc, hình đã chuyển sang việc khác mà giai điệu ca khúc vẫn còn hoặc ngược lại vv...Do cách làm chương trình rất ẩu hay do ca sĩ hát nhép không thuần thục, chuyên nghiệp?
Anh Thơ:Đúng, có những chuyện như anh vừa nói nhưng chúng tôi không muốn hát nhép như thế cả. Khán giả cũng phải thông cảm rằng Việt Nam mình thiếu thốn rất nhiều thứ hỗ trợ cho ca sĩ trên sân khấu để ca sĩ có thể yên tâm thể hiện bài hát. Nhiều khi do lỗi của truyền hình như mất hình, hình phát chậm hơn tiếng hoặc ngược lại... Những cái đó đạo diễn, biên tập hay ca sĩ chúng tôi không ai muốn, sau những lỗi như vậy ai cũng cảm thấy day dứt và khổ tâm. Các phương tiện hỗ trợ sân khấu ca nhạc của chúng ta còn yếu, quá yếu...
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Chúng ta khẳng định là chúng ta không muốn hát nhép nhưng thực tế thì hát nhép vẫn cứ xảy ra vì những lý do nào đó. Khán giả bao giờ cũng mong muốn nhận được chất lượng nghệ thuật tốt nhất, cảm xúc thật nhất ngay trên sân khấu nhưng chúng ta lại mang đến cho họ, cũng trên sân khấu, chất lượng nghệ thuật đã hoàn chỉnh trong phòng thu, thì có nên không ?
Thanh Lam: - Lam nghĩ cái quan trọng nhất chính là khâu âm thanh thôi chứ một người nghệ sĩ giỏi thì xác xuất bị phô rất ít. Nó chỉ xê dịch từ 8, 9, 10 chứ không bao giờ tụt xuống 3-4-5 cả. Trừ khi mình ốm đau, bện tật hoặc giây thanh đới của mình có vấn đề. Xét cho cùng những chương trình họa hoằn phải bật âm thanh sẵn là do âm thanh quá tồi.
Ca sĩ là "thợ hát" hay là nghệ sĩ của cảm hứng?
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nghĩa là nguyên nhân chính do khâu tổ chức biểu diễn, điều kiện âm thanh là điều đầu tiên, tiên quyết, chứ nghệ sỹ các bạn thì tất nhiên là thích thể hiện sức mạnh, tài năng của mình trực tiếp trên sân khấu bằng chất giọng trời phú. Trên đây là một vấn đề mà bạn đọc quan tâm. Còn một vấn đề là giữa thợ hát và sự sáng tạo của nghệ sĩ. Khi các bạn hát nhiều không cẩn thận sẽ thành thợ hát, cũng như nhạc sỹ sáng tác nhiều quá không cẩn thận sẽ thành thợ sáng tác, hoặc một người chơi đàn có thể thành một thợ chơi nhạc cụ. Giữa thợ hát với sự sáng tạo, bạn có phải vượt lên mình nhiều không, có phải luôn luôn làm mới mình không để tạo nên sự sáng tạo?
Thanh Lam: - Theo Lam chữ ""thợ"" cũng có thể rất cần cho người ca sĩ bởi thợ ở đây là tính chuyên nghiệp. Đầu tiên phải có những nền tảng vững chắc thì mới thăng hoa trong nền tảng đó. Sáng tạo tức là gì? Bật nhạc lên rồi cứ thế hát. Cái chữ thợ ở đây là sự sắp xếp, sau đó kết hợp với khán giả tạo nên cuộc thăng hoa. Cũng có người sáng tạo nhưng sáng tậo10 cái thì hỏng... cả mười.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Anh Thơ nghĩ sao về thợ hát và người sáng tạo?
Anh Thơ:Em nghĩ rằng chị Thanh Lam nói rất đúng vì đây là nghệ thuật mà. Có thể là mình cần phải có những nền tảng nhất định để phát huy cho cảm xúc của mình, để mình thăng hoa. Em hát cũng không phải nhiều lắm, nhưng có những lúc hát rất hay và có những lúc hát rất dở. Điều đó phụ thuộc vào âm thanh, vào cả hứng thú đôi khi lên xuống thất thường...
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Có những bạn đọc cho rằng để tạo chất men say, sự bốc lửa cho mình trước khi ra sân khấu, có ca sỹ phải dùng đến cả thuốc kích thích...

Ban tron Am nhac duong dai va nhung van de noi com
1
Thanh Lam: - Lam thấy ở nước ngoài những ca sĩ hát cổ điển thì chắc họ không bao giờ dùng như vậy. Bởi họ có những nền tảng, cảm xúc, có những lúc có biểu thị đúng như vậy rồi. Nhưng nhạc nhẹ thì đôi khi họ cần sự điên loạn nào đó. Những ca sĩ nước ngoài hầu hết sử dụng ma túy. Ở Việt Nam thì chắc là không đâu. Ngày xưa Trần Thu Hà có nói: ""Lúc em hát uống chút rượu vâng vào thì hát máu lắm"". Còn riêng Lam thì không bao giờ như vậy.
Anh Thơ:Anh Thơ không bao giờ làm thế cả!
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Thanh Lam cũng nói "không bao giờ" vì tự tin bản thân mình đã bốc lửa rồi đúng không, Thanh Lam bao giờ cũng bốc mà. Tôi nhớ có lần hình như hát trong TPHCM, Lam đang hát giữa chừng phải ngưng lại do cảm cúm, người ta tưởng Lam rất khó khăn khi quay trở lại. Thanh Lam có thể kể lại lần đó khó khăn như thế nào?
Thanh Lam: Không hiểu ca sĩ khác thế nào, riêng Lam trước những show lớn thì chuẩn bị rất cẩn thận và chính vì quá lo lắng, căng thẳng nên dễ bị ốm. Bình thường chơi mãi thì không sao nhưng đến khi hát lại... khản cổ! Bình thường thì Lam thuê người lo khâu chuẩn bị nhưng lần đó Lam lại tự lo xem sân khấu chuẩn bị như thế nào, có ai đến muộn không vv... Căng thẳng quá lại cộng thêm bị mất ngủ nên Lam bị ốm. Lam đã nghĩ không ra diễn nữa nhưng chẳng hiểu động lực nào chi phối mà em vẫn ra sân khấu. Hát 3 bài đầu Lam nghĩ chắc là gãy rồi và định nói thật với khán giả nhưng khi thấy khán giả đến xem đông quá nên sức lực và cảm hứng của Lam được hồi phục. Lam lại hất tiếp được. Đó là một trong những tai nạn nghề nghiệp.
Sống bằng giọng hát hay sống bằng quảng cáo giọng hát?
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Giai đoạn đó là Thanh Lam chưa có một hệ thống management đến nơi đến chốn, chính điều đó cũng thể hiện sự chưa chuyên nghiệp của ca sỹ Việt Nam. Thế bây giờ Lam đã có một hệ thống quản lý chuyên nghiệp chưa?
Thanh Lam: - Lam nghĩ rằng đến bây giờ cũng như vậy thôi. Cũng khó có một người producer nào để mình tin. Những người giỏi thì họ làm ngành khác để có lãi nhiều hơn. Còn trong ngành nghệ thuật, ca sĩ sống đa số bằng sự tinh nhậy của bản thân chứ chưa kết hợp được với producer giỏi. Lam nghĩ ở VN chưa ai đủ trình độ làm việc đó.
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Thế các ca sĩ miềm Nam thì sao? Họ được quảng bá bằng các chiến dịch promotion, rồi có người quản trị, sản xuất...bản thân ca sĩ chỉ lo chuyện hát thật hay thôi...
Thanh Lam:Cái đó trong miền Nam họ rất giỏi. Ca sĩ miền Bắc sống bằng giọng hát. Trong miền Nam họ đi lên rất nhiều bằng sự quảng cáo.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Đời sống ca sỹ hiện nay rất khá, nhất là những người hát cả dòng nhạc nhẹ cả dòng nhạc thi trường ăn khách như nữ hoàng nhạc nhẹ, Diva Thanh Lam....
Thanh Lam: Lam không phải là ca sỹ thị trường, dòng nhạc nhẹ của Lam cũng rất lựa khán giả, nó không thực dụng mà cần đến tư duy, nó không phải là thứ âm nhạc để giải trí, mà là để thưởng thức. Lam hiện tại cũng không phải là một ca sỹ mà các bạn trẻ nghe nhạc rất dễ dãi tìm đến nên Lam cũng không dễ để kiếm tiền đâu mà ngược lại Lam kiếm tiến rất là khó...
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhạc nhẹ có công chúng rất lớn, và công chúng của Thanh Lam thì rất nhiều, có thu nhập tương đối cao, có học thức... Rõ ràng như tôi là doanh nghiệp thì thấy Thanh Lam có thu nhập cao chứ không phải thấp...
Thanh Lam: - Lam nghĩ ở Hà Nội rất khó kéo người ta ra đường. Những người thích nghe nhạc thì lười đi còn những người nhông nhông đi ngoài đường, đi xem ca nhạc thì họ không phải đi nghe mình hát. Mình ra đĩa hôm sau có đĩa giả ngay, nếu hòa vốn là mừng rồi. Nếu Lam diễn mà không có tài trợ là lỗ vốn. Đó là những đêm độc diễn. Sau những đêm đó sẽ có những sô lẻ. Lam cũng không phải là ca sĩ hát quá nhiều bởi dòng nhạc Lam đang theo gọi là sang nhưng lại kén khán giả.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Có những ca sỹ có những fan club cuồng nhiệt trẻ trung, đi lưu diễn thì ra tận sân bay tiễncó khi mang cả cờ hoa lộng lẫy...Giả sử, những ca sỹ thầm lặng ít ồn ào mà sâu sắc như các bạn đi cùng một ca sỹ thị trường thuần tuý ra sân bay chẳng hạn, thì các bạn có thấy chạnh lòng không?
Thanh Lam: - Lam là người sống độc lập từ nhỏ, không hay nhìn vào đời sống của người khác. Hay nhìn vào bản thân xem làm được gì và có thể hơn nữa không? Lam nghĩ trong cuộc sống khi đã có lý tưởng và lối đi khác nhau, vậy thì tại sao mình phải so sánh? Còn Lam chỉ trạnh lòng khi sô diễn hát với nhiều ca sĩ không cùng dòng nhạc với mình bởi khán giả đi xem đa số xem những người kia hát. Đôi khi Lam cũng cảm thấy buồn khi khán giả không đón nhận.
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Còn Anh Thơ kiên trì theo đuổi dòng nhạc cách mạng, truyền thống, thì đời sống có khá không?
Anh Thơ:Anh Thơ thấy mình như thế là được, Anh Thơ biết chấp nhận, không đòi hỏi, bằng lòng với những gì mình đạt được. Vừa rồi Anh Thơ tham gia một chương trình của nhạc sỹ Nguyễn Cường, xong rồi mới thấy là lẽ ra mình không nên nhận. Đúng là có hơi chạnh lòng một chút. Tuy nhiên mình biết là khả năng của mình đã cố hết sức rồi. Đó là một bài hát mới mà Anh Thơ tự nghĩ ra cách thể hiện chứ không được nhạc sỹ hướng dẫn. Nói chung Anh Thơ là người biết chấp nhận. Nếu mà chạnh lòng thì có khi mình lại đi sai hướng mất.
Cái mới chưa chắc đã hay, cái hay chưa hẳn là cái mới
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Chúng ta quay lại việc chúng ta tìm tòi khám phá mới để thử sức mình. Thanh Lam mới ra đĩa Này emcó nhớ, đĩa đó bán được bao nhiêu bản rồi?
Thanh Lam: Đĩa bán khá tốt. Hiện tại Lam đã in 10 nghìn bản.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Ở đây rõ ràng Thanh Lam là người đi sau trong việc thể hiện nhạc Trịnh. Khởi thuỷ là Khánh Ly, sau đó là Hồng Nhung, vậy khi Thanh Lam đi vào nhạc Trịnh Công Sơn ban đầu có những suy nghĩ, lo lắng trăn trở gì không để tìm ra phong cách mới?
Thanh Lam: Thật ra nhạc của anh Trịnh Công Sơn cái khó nhất là người nghe có một lối nghe nhất định sẽ phải thế này, phải thế này. Khi anh làm một cái gì đó bất thường thì dễ bị phản ứng từ khán giả. Từ trước đến nay, khán giả thích nhạc của nhạc Trịnh Công Sơn thủ thỉ. Còn khi Lam hát nhạc Trịnh muốn bứt phá, không muốn mọi cứ tuột tuột như thế mà phải muốn túm lại được. Chính vì điều đấy nó gây sức công phá lớn cho người nghe.
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Nhưng cái mới chưa chắc đã hay mà cái hay chưa chắc đã mới. Thanh Lam đã đong đo hiệu ứng của công chúng đối với phong cách của mình chưa?
Thanh Lam: Lam có. Lam cũng có sự tự tin riêng của mình bởi là người luôn hướng tới sự hoàn thiện trong âm nhạc. Lam không ưa sự quái đản trong âm nhạc, không muốn đưa ra những cái dở... Lam muốn hướng tới cái đẹp trong âm nhạc.
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Thanh Lam đã thử thăm dò đánh giá bao nhiêu phần trăm đón nhận và chấp nhận phong cách mới này, và bao nhiêu phần trăm không hưởng ứng, yêu cầu Thanh Lam quay trở lại phong cách cũ?
Nghệ thuật là khổ luyện?
Thanh Lam: - Khi làm nghệ thuật thì phải lắng nghe nhưng không phải theo kiểu đẽo cày giữa đường được. Lam nghĩ cứ 10 người thì có khoảng 3-4 người chấp nhận, khoảng 5-6 người sẽ nói không nghe được. Lam nghĩ bỏ đi một thói quen của người nghe là rất khó. Bản thân mình cũng thế có một cái gì mới đôi khi mình không chấp nhận nó ngay nữa là một lối hát khác hẳn với lối hát xưa nay người ta vẫn nghe về nhạc Trịnh Công Sơn.
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Thanh Lam có nghĩ là 2 năm nữa mọi người sẽ coi đó là một khám phá mới, một bước đột phá...
Thanh Lam: - Cũng cần phải có niềm tin như vậy để sức mạnh sáng tạo được cất cánh, được thăng hoa.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Còn Anh Thơ, khi đi vào hát những bài hát này thì bao nhiêu ngọn núi đã đứng sừng sững rồi, Thanh Huyền, Thu Hiền,... và rất nhiều người đã thành công. Nhìn những cây đa cây đề như vậy có hoảng?????không?
Anh Thơ: Anh Thơ rất cách xa với những nghệ sỹ lớn như thế và đến giờ vẫn là những khán giả hâm mộ của các nghệ sỹ như thế. Trước khi hát những bài hát mà họ đã quá thành công, Anh Thơ may mắn là có giọng hát cũng truyền cảm, lại được học hành nhiều, lại cũng nghe các nghệ sỹ hát và học, lấy những ưu thế của họ để làm cái riêng của mình, để tạo nên một Anh Thơ riêng.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Và Anh Thơ đã thành công, đã có chỗ đứng riêng trong lòng công chúng. Nghe bài hát người ta biết ngay chất giọng Anh Thơ. Vậy đó là kết quả của những lao động nghệ thuật và trăn trở, hay hoàn toàn do trời phú?
Anh Thơ: Không, khổ luyện nhiều lắm chứ, tôi mất 8 năm trời. Hai cô trò Bà Hồ Mộng La là thầy của Anh Thơ bấy giờđánh vật với nhau, học rất vật vả.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Bài Xa khơi đưa Anh Thơ đến với công chúng, dấu ấn của cô giáo Mộng La ở bài đó như thế nào?
Anh Thơ: Bài Xa khơi cô Mộng La cũng không dạy nhiều, nhưng kỹ thuật cô cho thì Anh Thơ học được. Cô không dạy từng chữ mà bắt Anh Thơ phải luyện tập dần dần. Tuy nhiên bây giờ Anh Thơ rất tự tin hát bài Xa khơi.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Bạn đọc đánh giá rất cao thành công bài Địu con đi nhà trẻ mà Anh Thơ thể hiện, có chất riêng và truyền cảm đặc biệt... Đối với bài hát đó, Anh Thơ có thể chia sẻ điều gì?

Anh Thơ: Lúc thu bài hát đó tôi mới sinh cháu được mấy tháng. Mọi người đánh giá là lúc Anh Thơ chưa sinh con thì hát chưa bằng bây giờ, bài hát ấy lại là bài ru con, rất hợp với Anh Thơ: Con thương ơi, con quý ơi/ Mẹ địu con đi nhà trẻ.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Bài đấy con gái tôi cũng rất là thích, con gái 3 tuổi, sau khi tôi kể câu chuyện này, tức là sau khi tôi nhận được cái đó thì tôi đi mua, thậm chí ngồi trong ô tô nó còn bảo ba mở bài đó đi, rồi nó rành đến mức có lúc tự mở được
Anh Thơ:Tức là bài đấy Anh Thơ thể hiện thành công nên mới được nhiều người thích thế
Chưa có Hội ca sĩ chỉ vì...khó quản lý?
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Rõ ràng các bạn là những ca sĩ có tên tuổi, đã thành công nhưng các bạn vẫn thấy có một cái gì đó nó hơi chênh vênh trong nghề nghiệp của mình. Trong xã hội của chúng ta hiện nay có rất nhiều thứ chưa phải là chuyên nghiệp hẳn, nhưng khi nó chuyên nghiệp, thì nghề của các bạn chắc chắn là một nghề rất tốt. Mặc dù các bạn là nghệ sĩ không ở trong một tổ chức nhà nước nào nhưng rất có thể là Nghệ sĩ nhân dân. Chúng ta đã có hội nhạc sĩ, sao không có hội ca sĩ? Các bạn có thấy cần phải có hội ca sĩ không? Tôi nghĩ Hội ca sĩ của các bạn chắc chắn rất đáng trân trọng, chắc chắn sẽ được công chúng yêu mến, các bạn sung sướng hơn chúng tôi nhiều, chúng tôi cũng lao tâm khổ tứ nhưng không bao giờ được mọi người yêu mến như các bạn, thế thì có cần một cái hội như thế không?
Anh Thơ: Một câu hỏi rất mới đấy! Có hội múa này, hội điện ảnh này, chắc là hội ca sĩ chưa có vì nhiều ca sĩ khó tính quá và nếu có cũng rất khó quản lý. Anh Thơ nghĩ khoảng 5 năm hoặc 10 năm nữa sẽ có thôi.
Thanh Lam: - Có Hội Múa, Hội Điện ảnh... Hi vọng sau này có Hội Ca sĩ.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Đã là nghệ sĩ thì cực kì khó quản lý bởi nghệ sĩ luôn luôn hoạt động theo cảm tính, làm việc theo bản năng cá nhân. Người ta chỉ quản lý dễ khi nó đi vào guồng, theo một dây chuyền công nghệ, kiểu như là sản xuất, còn các bạn, làm sao có dây chuyền công nghệ sản xuất được ca sĩ cho nên đã là nghệ sĩ thì khó quản lý nhưng không phải vì khó quản lý nên không ra được hội, vấn đề có lẽ vì chúng ta chưa quan tâm đến việc nên có hội ca sĩ hay không...Tạm gác lại vấn đề này, bây giờ mời các bạn trả lời câu hỏi của độc giả TS vừa chuyển đến: Nhiều nghệ sỹ hay có lối trả lời lên gân, rất là hô khẩu hiệu, rất sợ bị đánh giá nếu họ nói thật lòng. Vậy các bạn khi trả lời trên các phương tiện truyền thống như hôm nay, các bạn có hay "diễn" không?
Anh Thơ: Hôm trước có 2 nhà báo trẻ phỏng vấn Anh Thơ sát sàn sạt. Anh Thơ nghĩ bây giờ giới trẻ hỏi rất thẳng thắn, nhưng mọi điều còn tuỳ thuộc vào người phỏng vấn. Nếu họ hỏi chân thành thì chúng tôi cũng chân thành và sẵn sàng nói rất thật
Thanh Lam: - Đối với bản thân Lam, muốn phỏng vấn hay phải phóng viên hay có câu hỏi hay. Có những khi họ hỏi mà không muốn trả lời. Đấy cũng khen anh có cuộc giao lưu rất thân thiện, tạo sự thoải mái. Bản thân người phóng viên không đầu tư trí óc thì người đối diện cảm thấy mình không được tôn trọng. Có thể hỏi xách mé nhưng câu hỏi đó phải có mục đích phục thiện chứ không phải là xách mé để xoi mói về đời tư...
Cảm hứng nghệ thuật có chi phối tình yêu thực ngoài đời?
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Các nghệ sỹ thường nhạy cảm và có độ rung động lớn trong nghề nghiệp sáng tạo nghệ thuật; từ đó dẫn đến sự nhạy cảm trong đời sống tình cảm ngoài cuộc đời. Người ta thường nói các ca sỹ gắn bó với nhạc sỹ thông qua sự đồng cảm nghệ thuật và giữa họ nảy sinh một tình yêu nào đấy. Vậy trong đời sống và sự nghiệp của các bạn, các bạn thấy nó ảnh hưởng đến đời sống riêng như thế nào? Người ta nói các nghệ sỹ rất dễ yêu, dễ rung cảm và cũng rất dễ đổ vỡ là như thế...
Thanh Lam: Lam nghĩ dễ yêu như vậy thì rất khó. Khi người ta còn trẻ, đầu óc còn quá trong sáng có thể người ta rất dễ rung động. Lam cảm giác cuộc sống như có những lớp vỏ bọc và khi người ta càng lớn tuổi thì càng gỡ dần những lớp vỏ bọc ấy để nhìn ra sự thật. Chính điều ấy đã làm buồn lòng chúng ta. Với riêng Lam thì cảm giác mộng mị bao giờ cũng hay hơn cảm giác quá thô ráp, trần trụi. Sự thật trần trụi quá thì cũng không hay. Với riêng Lam, tình yêu chi phối rất lớn đến xúc cảm trong âm nhạc. Đối với người nghệ sĩ, tình yêu chính là sự kích thích, niềm tin, sự tưởng tượng trong đầu óc của mình...tất cả là nhờ có tình yêu.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Hãy nói về tình yêu một cách cụ thể hơn, dễ cảm hơn. Có bao giờ Thanh Lam lên sân khấu mang sẵn trong lòng một tình yêu đối với ai đó đâng ở nơi xa, hoặc thậm chí đối với một anh nào đó ở dưới hàng ghế khán giả?
Thanh Lam: Có, có chứ. Lam nghĩ một nghệ sĩ chuyên nghiệp khi hát một bài hát phải hóa thân vào nhân vật trong bài hát, khung cảnh bài hát đó. Nếu là một thợ thì trăm đêm diễn sẽ giống nhau. Nhưng thợ kết hợp với một người có tính sáng tạo và một tâm hồn. Mọi thứ xung quanh hoàn hảo thì luôn có sự sáng tạo bất ngờ mà ngay chính bản thân mình cũng không biết được. Đặt mình vào khung trời tưởng tượng, vào thế giới tình cảm nhân văn thì sẽ có sự thăng hoa trong âm nhạc.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Đối với Thanh Lam thì là thế còn đối với Anh Thơ thì sao?
Anh Thơ: Anh Thơ thì cũng thế thôi. Thực ra, tình yêu không dễ gì nói được bằng lời. Thực ra thì Anh Thơ không biết nói thế nào....
Thực ra thì tình yêu không dễ như thế đâu. Có thể thích một ai đó trong chốc lát nhưng đấy không phải là tình yêu. Nếu dễ yêu như anh nói thì không thể gọi là tình yêu được vì khó có gì đọng lại bền lâu. Hiểu được và yêu chân thành, rất thật lòng một nghệ sỹ thì có nhiều vấn đề lắm và dư luận xã hội cũng ít thông cảm. Bọn em nhiều khi phải thu mình lại, có người ái mộ nhắn tin hoặc gửi thư nói những lời này nọ nhưng chỉ dám nghĩ đó chỉ là những lời phù hoa thôi và thật ra họ chỉ nhìn thấy mình hào nhoáng trên sân khấu chứ không thật sự hiểu mình ngoài đời như thế nào.
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Trong tình yêu, biết được cái gì là của mình, hiểu được giá trị của mình mới là quan trọng nhất. Nhu cầu cao nhất của con người là được sống vì những gì mình yêu thích nhưng không phải ai cũng làm được thế, nhiều khi họ chỉ tưởng họ đã làm được như thế thôi. Thanh Lam được coi là người đang sống thật, và sống đúng với bản năng, với những gì mình chọn, mình yêu thích. Anh Thơ có "dám sống" không?
Anh Thơ:Anh Thơ luôn ý thức là cần phải biết điểm dừng, luôn ý thức phải cố gắng vươn lên, luôn hy vọng sẽ tránh được đau khổ trong cuộc đời... Anh Thơ là người biết chấp nhận cuộc sống mà...
Thanh Lam: Không thể tránh được mọi đau khổ đâu, khó tránh lắm...Nhất là phụ nữ thì rủi ro thường đến bất ngờ, kể cả khi mình ý thức tránh nó thì nó cũng ập đến một cách bất ngờ...Mỗi người là một số phận rất riêng mà...
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Có lẽ để tránh đau khổ trong tình trường nên người ta mới hay đi xem tử vi...Thanh Lam có đi xem tử vi không? Có tin vào số phận không?
Thanh Lam:Trước đây Lam hoàn toànkhông để ý, nhưng sau này thấy mọi người nói tuổi này hợp với tuổi kia thì mới hơi để ý. Lam mạng thổ nên quan tâm đến mạng hỏa. Chọn người mạng Hoả thì tốt cho Lam...
Rất mong được sống bằng nghề

Ban tron Am nhac duong dai va nhung van de noi com
Ca sĩ Thanh Lam
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Có một vấn đề rất liên quan đến cơm áo gạo tiền của các bạn, đó là nạn băng đĩa lậu. Bây giờ băng đĩa quá rẻ và tràn ngập thị trường, theo các bạn có cách nào ngăn chặn không? Có cách nào để sống được và sống đàng hoàng bằng nghệ thuật như các nước trên thế giới không?
Thanh Lam:Nếu người ca sĩ sống bằng chính đĩa nhạc của mình thì đã là một cạnh tranh lành mạnh chứ không bổ nháo bổ nhào vào nhau hư bây giờ.. Lam rất mong họ quan tâm hơn đến việc chống nạn băng đĩa lậu, đến thu nhập của ca sĩ từ việc ra CD. Tất cả chúng ta sống phải có đồng tiền, nó xứng đáng. Còn hiện tại, ca sĩ hoàn toàn sống bằng sô diễn. Ra CD chỉ là để cho mọi người biết mình đang làm gì, đang tiến tới đâu...
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Bây giờ chúng ta đã sản xuất được các CD hay như thế thì công chúng còn cần gì đến xem các chương trình ca nhạc nữa? Họ có thể xem tại nhà với các thiết bị âm thanh hiện đại nhất, cho hiệu quả cao nhất...
Thanh Lam:Không, nếu một người đam mê nghệ thuật thực sự thì một bài hát trong CD và một bài hát trên sân khấu có khoảng cách rất xa, có sự thú vị rất khác. Bởi có những lúc người nghệ sĩ rất thăng hoa. Khi thu CD làm kỹ nhưng khi xem ở trên sân khấu trực tiếp, hoàn hảo ê kíp thì Lam nghĩ cũng rất hay.
Anh Thơ:Đúng như vậy đấy, mỗi lần thể hiện trên sân khấu là mỗi lần khác biệt, có những giây phút thăng hoa không bao giờ lặp lại...
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Bây giờ cần tính tương tác với công chúng nhiều hơn, các chương trình ca nhạc lớn có rất nhiều khán giả nên rất cần sự tương tác hai chiều. Khi đó đòi hỏi các ca sỹ cũng phải có văn hoá ứng xử cao hơn nữa. Hiện nay văn hoá ứng xử của các ca sỹ trẻ rất tệ (tung đĩa sex để tạo scandal, nói xấu nhau...) Nếu có những chương trình giao lưu tương tác nhiều hơn có thể hiệu quả sẽ khác. Còn ăn mặc của ca sĩ thì các bạn nghĩ sao? có nên quá kín đáo không?
Thanh Lam: - Lam nghĩ tùy từng dòng nhạc. Với dòng nhạc thính phòng, cổ điển cần những bộ quần áo cần sang trọng, lịch lãm. Với dòng nhạc thị trường ca sĩ phải hấp dẫn khán giả cả bằng thị giác nữa. Lam nghĩ một ca sĩ có cơ thể đẹp thì có thể phô trương một phần đẹp đẽ của họ. Theo riêng Lam, vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ là vẻ đẹp nghệ thuật, phô trương một phần vẻ đẹp đó là nghệ thuật chứ không phải là khiêm dâm. Phơi bày vẻ đẹp một cách kín đáo có văn hóa thì cũng không sao. Tất nhiên không được rẻ tiền.
TBT Nguyễn Anh Tuấn:Thời gian không còn nhiều, chúc các bạn có nhiều niềm vui mới, nhất là hai ca sỹ đã có những dấu ấn trên con đường âm nhạc của mình bằng các bài hát cách mạng. Chúc các bạn trong những ngày này có nhiều buổi diễn đầy cảm xúc, nhiều niềm vui và sự thăng hoa để phục vụ tốt nhất cho công chúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét