21/11/2015 13:19 GMT+7
Sự kết hợp được cho là ăn ý nhất có lẽ thuộc về Mây (Đỗ Bảo)
qua phần trình diễn của Thanh Lam và Hà Trần. |
TTO
- Master of Symphony được coi là “cuộc hội ngô lịch sử” khi mời được
năm danh ca lừng lẫy của thập niên 1990-2000: Thanh Lam, Hồng Nhung, Thu
Phương, Mỹ Linh và Trần Thu Hà đứng cùng sân khấu và… không bán vé.
Thanh Lam, Hồng Nhung, Thu Phương, Mỹ Linh, Hà Trần hội ngộ tại TP.HCM. Ảnh: GIA TIẾN |
Một liên khúc tạm gọi là “liên khúc Hoa” với những bài hát và tác giả đã gắn liền với tên tuổi của từng giọng ca: Hoa sữa (Hồng Đăng - Thanh Lam), Tuổi đá buồn (Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung), Hoa có vàng nơi ấy (Việt Anh - Thu Phương), Hoa gạo (Ngọc Đại, thơ: Vi Thùy Linh - Hà Trần) và Hương ngọc lan (Anh Quân, lời: Dương Thụ - Mỹ Linh).
Ca sĩ Mỹ Linh hát với tiếng kèn saxophone Xuân Hiếu - Ảnh: Gia Tiến |
Hà Trần vẫn là vệt màu đa âm đa sắc khi chọn thể hiện Thu cạn, Phố nghèo, Tình ca… Và đến Sắc màu thì cô đã khoe được hết những sự biến hóa, nét đạp trong giọng hát của mình. Sắc màu sau 15 năm ra mắt càng rực rỡ với rất muôn vàn phản chiếu trong giọng hát của Hà Trần.
Thu Phương lại ngày càng đằm thắm trong giọng hát, sang trọng trong phong cách. Ca khúc Cô gái đến từ hôm qua và Bang Bang đều được cô hát với tất cả nồng nàn, cháy bỏng đúng kiểu “có bình yên nào không xót xa”.
Trần Thu Hà và Thu Phương cùng hát Đêm nằm mơ phố - Ảnh: Gia Tiến |
Hồng Nhung lại cho thấy sự già dặn trong âm nhạc khi chọn gắn tên tuổi của mình cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Dương Thụ qua Đóa hoa vô thường, Bài hát ru mùa đông, Cho em một ngày, Vẫn hát lời tình yêu…
Và Thanh Lam là một mảng màu vô cùng đặc biệt khi tung tẩy được trong sáng tác của rất nhiều thế hệ nhạc sĩ: Em tôi (Thuận Yến), Giọt nắng bên thềm (Thanh Tùng), Vẫn hát lời tình yêu (Dương Thụ), Ôi quê tôi (Lê Minh Sơn) hay Mây (Đỗ Bảo).
Hồng Nhung - Thanh Lam trình bày ca khúc Vẫn hát lời tình yêu của nhạc sĩ Dương Thụ - Ảnh: Gia Tiến |
Vậy nên mới tiếc là trên nền hòa âm lộng lẫy đó, không ít lần (có lẽ vì hồi hộp) có ca sĩ đã quên "đường dây", hát trật nhịp phách, hát chênh phô và tệ nhất là hát sai lời, tự ý thay đổi chủ ngữ của ca khúc.
Chương trình mang tính sự kiện (do một đơn vị đặt hàng nhà tổ chức VietVision để phục vụ cho khách hàng của họ trong ba đêm 20, 21 và 22-11), khán giả vẫn trông chờ hơn nữa những sự kết hợp (song ca, tam ca, tứ ca…), thể hiện sự gắn kết, từ đó mới tạo nên những bất ngờ, thăng hoa mới cho âm nhạc.
Các ca sĩ kết chương trình bằng bài hát Đánh thức tầm xuân - Ảnh: Gia Tiến |
Trong khi đó Hồng Nhung lại quá “nai” trong biểu diễn mà quên rằng mình đang hát những bài hát ru đầy trải nghiệm ở khung giờ mà khán giả đã bớt dần sự hào hứng: 22g30.
Cả Hồng Nhung lẫn Thu Phương đều “cháy” dữ dội nên có đôi chỗ họ lại biến sân khấu nhạc nhẹ này thành một sân khấu “nhạc kịch”. Riêng Trần Thu Hà thì lại có chút bối rối của người mở đầu cho đêm diễn mở màn.
Dẫu sao, Thanh Lam, Hồng Nhung, Thu Phương, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, mỗi người ôm ấp một hành trình thâm trầm và đáng nhớ. Dù có những thắm thiết hay từng xa cách về sự nghiệp và đời sống, sau cùng tất cả cùng nắm tay nhau hát trong bài Đánh thức tầm xuân kết chương trình.
Bấy nhiêu cũng đủ để bỏ qua những điều còn tiếc nuối. Và khán giả lại trông chờ…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét