Xúc động khi nghe Thanh Lam hát 'Giai điệu tự hào'
Thứ hai, 20/07/2015 10:42
Thứ hai, 20/07/2015 10:42
Xuất hiện trong chương trình Giai Điệu Tự Hào tháng 7 với chủ đề “Tên anh đã thành tên đất nước”, ca sĩ Thanh Lam thể hiện ca khúc Dáng đứng Việt Nam khiến người nghe rất xúc động.
Hòa cùng không khí cả nước kỷ niệm 68 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), chương trình Giai Điệu Tự Hào tháng 7 với chủ đề “Tên anh đã thành tên đất nước” sẽ gồm những ca khúc bất tử, ca ngợi chân dung những chiến sĩ nổi tiếng trong lịch sử chiến tranh vệ quốc như: chị Võ Thị Sáu, Anh hùng Núp, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Văn Sáu, Lê Anh Xuân …
Khác với các số trước đây, Giai Điệu Tự Hào tháng 7 sẽ tái hiện chân dung các Anh hùng lực lượng vũ trang trên sân khấu với bối cảnh, tình huống đặc trưng nhất của từng nhân vật; Từng câu chuyện và cuộc đời của các chiến sĩ sẽ được vinh danh đầy hào hùng qua phần hòa âm phối khí kĩ lưỡng và mới mẻ trong các ca khúc: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Hát mừng anh hùng Núp, Cùng anh tiến quân trên đường dài, Lời anh vọng mãi ngàn năm, Những cánh chim Hồng Gấm, Dáng đứng Việt Nam.
Đây là những ca khúc đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng dân tộc. Đồng thời đã để lại nhiều giá trị mang tính nhân văn sâu sắc. Các ca khúc sẽ được thể hiện bởi NSND Trần Hiếu cùng các ca sĩ: Thanh Lam, NSƯT Hồng Vy, Đức Tuấn, nhóm MTV, nhóm Ngũ Cung, nhóm Oplus.
Chương trình có sự tham gia bình luận của nhiều nhạc sĩ, nhà báo, nhà văn, diễn giả nổi tiếng và uy tín. Trong đó, Hội đồng bình luận lớn tuổi gồm: nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, Nhạc sĩ – Nhà thơ – Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha, nhà thơ Đặng Vương Hưng, nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhà văn Trần Thị Trường.
Hội đồng bình luận trẻ tuổi gồm: Thiếu tá Nguyễn Minh Cường, nhà báo Chu Minh Vũ, nhà báo Thủy Lê, diễn giả Sơn Lâm cùng Hoa khôi Trần Ngọc Lan Khuê. Bên cạnh đó, chương trình còn có sự góp mặt của nhà báo Lê Bá Dương – nguyên là chiến sĩ Nhân dân Việt Nam tại thành cổ Quảng Trị.
Tham gia Giai Điệu Tự Hào tháng 7, nhóm Oplus – Á quân của chương trình Nhân tố bí ẩn (X-Factor) sẽ thể hiện ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn - Nhạc sĩ thuộc lớp tiền bối của nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với những bài ca đi cùng năm tháng như: Quê em, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng, Hà Nội trái tim hồng… Đó cũng là những ca khúc đã mang lại cho ông giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2000.
Ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu viết về tấm gương bất khuất của người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu - người thiếu nữ anh hùng của quê hương Đất Đỏ đã đi vào huyền thoại, trở thành dấu son truyền thống trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Ca khúc được nhạc sĩ sáng tác cách đây gần 60 năm với ca từ, giai điệu mộc mạc, dễ đi vào lòng người.
Giai Điệu Tự Hào tháng 7 cũng gửi đến khán giả ca khúc Cùng anh tiến quân trên đường dài (nhạc: Huy Du, thơ: Xuân Sách) - ca khúc ca ngợi Nguyễn Viết Xuân – người chiến sĩ anh hùng, dù bị thương rất nặng trong một trận đánh ác liệt với quân địch nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu và hô vang khẩu hiệu: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”. Câu nói của anh đã trở thành bất hủ, như khẩu lệnh của cả một thời đại.
Những năm chống Mỹ cứu nước, ca khúc Cùng anh tiến quân trên đường dài với những ca từ hào hùng: “Nguyễn Viết Xuân, lời anh nói thiết tha. Theo ngọn gió bay xa, như khúc ca giục giã. Thôi thúc trong lòng tôi tiến quân trên đường dài. Đường hành quân qua núi cao vực sâu. Tôi đi hờn căm sôi trong máu”…đã tiếp thêm sức mạnh cho rất nhiều chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ca khúc sẽ được thể hiện bởi hai thế hệ nghệ sĩ: NSND Trần Hiếu và nhóm MTV trong một bản phối mang màu sắc mới mẻ nhưng vẫn giữ được tính chất hào hùng của ca khúc.
NSƯT Hồng Vy - một trong những giọng hát thính phòng trẻ tuổi được yêu thích nhất cũng sẽ góp mặt trong Giai Điệu Tự Hào tháng 7 với ca khúc Những cánh chim Hồng Gấm. Ca khúc được nhạc sĩ Phạm Tuyên viết năm 1971 để ca ngợi người con gái trẻ đất Mỹ Tho là Lê Thị Hồng Gấm đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc.
Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Lư Nhất Vũ đã từng nhận xét: “Ca khúc Những cánh chim Hồng Gấm là một ca khúc hay, đầy sức lôi cuốn, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã vận dụng nhuần nhuyễn điệu thức dân ca Nam bộ nên được người dân nơi đây coi là bài hát của xứ mình”. Đây là một trong những ca khúc đã từng tạo nên động lực cho các chiến sĩ trong thời chiến.
Năm 1964, hành động dũng cảm tuyệt vời của Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện trẻ quê ở Quảng Nam, đã không sợ chết, đặt mìn ở chân cầu Công Lý tìm cách tiêu diệt tên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Mắc-Na-Ma-Ra, đã gây chấn động dư luận toàn Việt nam.
Việc không thành, anh bị bắt và bị xử bắn. Những phút ở pháp trường trước khi ngã xuống, Nguyễn Văn Trỗi đã khiến cho tất cả mọi người, kể cả quân thù phải cảm kích khi hiên ngang nhìn thẳng vào quân thù và trước lúc hy sinh anh còn hô vang khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Mỹ” và hô vang 3 lần: “Hồ Chí Minh muôn năm”. Tấm ảnh về giây phút đã gây xúc động hàng triệu triệu người trong và ngoài nước.
Sau khi hy sinh, hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi đã xuất hiện ở khắp các phương tiện truyền thông như: âm nhạc, thơ ca, phim, kịch … Nhưng vào thời điểm đó, ca khúc Lời anh vọng mãi ngàn năm của nhạc sĩ Vũ Thanh được thể hiện bởi giọng hát của nghệ sĩ Tuyết Thanh là nổi trội và gây ấn tượng nhất. Bài hát đã nhanh chóng đi vào lòng người. Rất nhiều thính giả lúc đó đều gửi thư về Đài Tiếng nói Việt Nam đề nghị được nghe lại. Trong chương trình Giai Điệu Tự Hào tháng 7, ca khúc Lời anh vọng mãi ngàn năm sẽ được thể hiện bởi ca sĩ Đức Tuấn cùng với dàn nhạc giao hưởng.
Ban nhạc Rock Ngũ Cung sẽ trở lại với Giai Điệu Tự Hào tháng 7 với ca khúc Hát mừng anh hùng Núp của nhạc sĩ Trần Quý. Ca khúc thể hiện chiến công, tinh thần, dũng khí, sự kiên cường, bất khuất đấu tranh của anh hùng Núp – chàng trai dân tộc Bana đã lãnh đạo người dân Ba Na và Ê Đê đứng lên chống lại thực dân Pháp. Anh hùng Núp cũng là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc.
Ca khúc Hát mừng anh hùng Núp của Nhạc sĩ Trần Quý - người nhạc sĩ đầu tiên của miền Bắc viết về Tây Nguyên đã từng được trao giải thưởng của Ban Văn nghệ Trung ương năm 1953 – 1955 và từng được nhiều ca sĩ thể hiện, trong đó nổi bật nhất là giọng hát của nữ ca sĩ Bích Việt -một trong những nữ ca sĩ “khuynh đảo” trên sóng truyền hình thời còn ti-vi đen trắng. Nhớ đến chị là người ta nhớ hình ảnh nữ ca sĩ tóc xoăn, đẹp, đội mũ tai bèo, mặc quần áo bộ đội và hát những ca khúc cách mạng. Trong chương trình Giai Điệu Tự Hào tháng 7, ca khúc được thể hiện bởi nhóm Ngũ Cung bằng phong âm nhạc đầy máu lửa, pha trộn giữa Rock và âm nhạc Tây Nguyên.
Ca khúc Dáng đứng Việt Nam của Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Chí Vũ (phổ thơ Lê Anh Xuân) là một ca khúc sống mãi với thời gian. Điều đặc biệt của ca khúc Dáng đứng Việt Nam là nhạc sĩ Nguyễn Chí Vũ đã dùng chính lời thơ của nhà thơ Lê Anh Xuân dùng để ca ngợi một nguyên mẫu có thật là liệt sĩ ,cán bộ chỉ huy mũi tấn công huyền thoại: Nguyễn Văn Sáu, để ca ngợi lại chính nhà thơ Lê Anh Xuân – một người chiến sĩ, liệt sĩ giải phóng quân trong chiến dịch Mậu Thân 1968.
Điều lớn lao mà tác phẩm Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân đã tạo nên là tính biểu tượng của thời đại. Hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân Việt Nam đã mang trong đó sức mạnh tiềm ẩn của chân lý, của chính nghĩa. “Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ. Anh chẳng để lại chi trước lúc lên đường. Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”. Hình dáng ấy, tư thế ấy biểu trưng cho tinh thần của triệu triệu người Việt Nam. Trong chương trình Giai Điệu Tự Hào, ca khúc Dáng đứng Việt Nam được thể hiện bởi nữ ca sĩ Thanh Lam cùng với dàn nhạc dây.
Với chủ đề Tên anh đã thành tên đất nước, chương trình Giai Điệu Tự Hào tháng 7 sẽ mang đến cho khán giả những ca khúc truyền thống cách mạng hùng tráng, dưới sự dẫn dắt của MC Quỳnh Hoa và nhà báo Phúc Huy Thịnh. Chương trình được phát sóng vào lúc 20h thứ Sáu ngày 31/7/2015 trên kênh VTV1.
Khác với các số trước đây, Giai Điệu Tự Hào tháng 7 sẽ tái hiện chân dung các Anh hùng lực lượng vũ trang trên sân khấu với bối cảnh, tình huống đặc trưng nhất của từng nhân vật; Từng câu chuyện và cuộc đời của các chiến sĩ sẽ được vinh danh đầy hào hùng qua phần hòa âm phối khí kĩ lưỡng và mới mẻ trong các ca khúc: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Hát mừng anh hùng Núp, Cùng anh tiến quân trên đường dài, Lời anh vọng mãi ngàn năm, Những cánh chim Hồng Gấm, Dáng đứng Việt Nam.
Đây là những ca khúc đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng dân tộc. Đồng thời đã để lại nhiều giá trị mang tính nhân văn sâu sắc. Các ca khúc sẽ được thể hiện bởi NSND Trần Hiếu cùng các ca sĩ: Thanh Lam, NSƯT Hồng Vy, Đức Tuấn, nhóm MTV, nhóm Ngũ Cung, nhóm Oplus.
Chương trình có sự tham gia bình luận của nhiều nhạc sĩ, nhà báo, nhà văn, diễn giả nổi tiếng và uy tín. Trong đó, Hội đồng bình luận lớn tuổi gồm: nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, Nhạc sĩ – Nhà thơ – Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha, nhà thơ Đặng Vương Hưng, nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhà văn Trần Thị Trường.
Hội đồng bình luận trẻ tuổi gồm: Thiếu tá Nguyễn Minh Cường, nhà báo Chu Minh Vũ, nhà báo Thủy Lê, diễn giả Sơn Lâm cùng Hoa khôi Trần Ngọc Lan Khuê. Bên cạnh đó, chương trình còn có sự góp mặt của nhà báo Lê Bá Dương – nguyên là chiến sĩ Nhân dân Việt Nam tại thành cổ Quảng Trị.
Tham gia Giai Điệu Tự Hào tháng 7, nhóm Oplus – Á quân của chương trình Nhân tố bí ẩn (X-Factor) sẽ thể hiện ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn - Nhạc sĩ thuộc lớp tiền bối của nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với những bài ca đi cùng năm tháng như: Quê em, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng, Hà Nội trái tim hồng… Đó cũng là những ca khúc đã mang lại cho ông giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2000.
Ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu viết về tấm gương bất khuất của người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu - người thiếu nữ anh hùng của quê hương Đất Đỏ đã đi vào huyền thoại, trở thành dấu son truyền thống trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Ca khúc được nhạc sĩ sáng tác cách đây gần 60 năm với ca từ, giai điệu mộc mạc, dễ đi vào lòng người.
Giai Điệu Tự Hào tháng 7 cũng gửi đến khán giả ca khúc Cùng anh tiến quân trên đường dài (nhạc: Huy Du, thơ: Xuân Sách) - ca khúc ca ngợi Nguyễn Viết Xuân – người chiến sĩ anh hùng, dù bị thương rất nặng trong một trận đánh ác liệt với quân địch nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu và hô vang khẩu hiệu: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”. Câu nói của anh đã trở thành bất hủ, như khẩu lệnh của cả một thời đại.
Những năm chống Mỹ cứu nước, ca khúc Cùng anh tiến quân trên đường dài với những ca từ hào hùng: “Nguyễn Viết Xuân, lời anh nói thiết tha. Theo ngọn gió bay xa, như khúc ca giục giã. Thôi thúc trong lòng tôi tiến quân trên đường dài. Đường hành quân qua núi cao vực sâu. Tôi đi hờn căm sôi trong máu”…đã tiếp thêm sức mạnh cho rất nhiều chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ca khúc sẽ được thể hiện bởi hai thế hệ nghệ sĩ: NSND Trần Hiếu và nhóm MTV trong một bản phối mang màu sắc mới mẻ nhưng vẫn giữ được tính chất hào hùng của ca khúc.
NSƯT Hồng Vy - một trong những giọng hát thính phòng trẻ tuổi được yêu thích nhất cũng sẽ góp mặt trong Giai Điệu Tự Hào tháng 7 với ca khúc Những cánh chim Hồng Gấm. Ca khúc được nhạc sĩ Phạm Tuyên viết năm 1971 để ca ngợi người con gái trẻ đất Mỹ Tho là Lê Thị Hồng Gấm đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc.
Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Lư Nhất Vũ đã từng nhận xét: “Ca khúc Những cánh chim Hồng Gấm là một ca khúc hay, đầy sức lôi cuốn, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã vận dụng nhuần nhuyễn điệu thức dân ca Nam bộ nên được người dân nơi đây coi là bài hát của xứ mình”. Đây là một trong những ca khúc đã từng tạo nên động lực cho các chiến sĩ trong thời chiến.
Năm 1964, hành động dũng cảm tuyệt vời của Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện trẻ quê ở Quảng Nam, đã không sợ chết, đặt mìn ở chân cầu Công Lý tìm cách tiêu diệt tên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Mắc-Na-Ma-Ra, đã gây chấn động dư luận toàn Việt nam.
Việc không thành, anh bị bắt và bị xử bắn. Những phút ở pháp trường trước khi ngã xuống, Nguyễn Văn Trỗi đã khiến cho tất cả mọi người, kể cả quân thù phải cảm kích khi hiên ngang nhìn thẳng vào quân thù và trước lúc hy sinh anh còn hô vang khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Mỹ” và hô vang 3 lần: “Hồ Chí Minh muôn năm”. Tấm ảnh về giây phút đã gây xúc động hàng triệu triệu người trong và ngoài nước.
Sau khi hy sinh, hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi đã xuất hiện ở khắp các phương tiện truyền thông như: âm nhạc, thơ ca, phim, kịch … Nhưng vào thời điểm đó, ca khúc Lời anh vọng mãi ngàn năm của nhạc sĩ Vũ Thanh được thể hiện bởi giọng hát của nghệ sĩ Tuyết Thanh là nổi trội và gây ấn tượng nhất. Bài hát đã nhanh chóng đi vào lòng người. Rất nhiều thính giả lúc đó đều gửi thư về Đài Tiếng nói Việt Nam đề nghị được nghe lại. Trong chương trình Giai Điệu Tự Hào tháng 7, ca khúc Lời anh vọng mãi ngàn năm sẽ được thể hiện bởi ca sĩ Đức Tuấn cùng với dàn nhạc giao hưởng.
Ban nhạc Rock Ngũ Cung sẽ trở lại với Giai Điệu Tự Hào tháng 7 với ca khúc Hát mừng anh hùng Núp của nhạc sĩ Trần Quý. Ca khúc thể hiện chiến công, tinh thần, dũng khí, sự kiên cường, bất khuất đấu tranh của anh hùng Núp – chàng trai dân tộc Bana đã lãnh đạo người dân Ba Na và Ê Đê đứng lên chống lại thực dân Pháp. Anh hùng Núp cũng là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc.
Ca khúc Hát mừng anh hùng Núp của Nhạc sĩ Trần Quý - người nhạc sĩ đầu tiên của miền Bắc viết về Tây Nguyên đã từng được trao giải thưởng của Ban Văn nghệ Trung ương năm 1953 – 1955 và từng được nhiều ca sĩ thể hiện, trong đó nổi bật nhất là giọng hát của nữ ca sĩ Bích Việt -một trong những nữ ca sĩ “khuynh đảo” trên sóng truyền hình thời còn ti-vi đen trắng. Nhớ đến chị là người ta nhớ hình ảnh nữ ca sĩ tóc xoăn, đẹp, đội mũ tai bèo, mặc quần áo bộ đội và hát những ca khúc cách mạng. Trong chương trình Giai Điệu Tự Hào tháng 7, ca khúc được thể hiện bởi nhóm Ngũ Cung bằng phong âm nhạc đầy máu lửa, pha trộn giữa Rock và âm nhạc Tây Nguyên.
Ca khúc Dáng đứng Việt Nam của Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Chí Vũ (phổ thơ Lê Anh Xuân) là một ca khúc sống mãi với thời gian. Điều đặc biệt của ca khúc Dáng đứng Việt Nam là nhạc sĩ Nguyễn Chí Vũ đã dùng chính lời thơ của nhà thơ Lê Anh Xuân dùng để ca ngợi một nguyên mẫu có thật là liệt sĩ ,cán bộ chỉ huy mũi tấn công huyền thoại: Nguyễn Văn Sáu, để ca ngợi lại chính nhà thơ Lê Anh Xuân – một người chiến sĩ, liệt sĩ giải phóng quân trong chiến dịch Mậu Thân 1968.
Điều lớn lao mà tác phẩm Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân đã tạo nên là tính biểu tượng của thời đại. Hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân Việt Nam đã mang trong đó sức mạnh tiềm ẩn của chân lý, của chính nghĩa. “Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ. Anh chẳng để lại chi trước lúc lên đường. Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”. Hình dáng ấy, tư thế ấy biểu trưng cho tinh thần của triệu triệu người Việt Nam. Trong chương trình Giai Điệu Tự Hào, ca khúc Dáng đứng Việt Nam được thể hiện bởi nữ ca sĩ Thanh Lam cùng với dàn nhạc dây.
Với chủ đề Tên anh đã thành tên đất nước, chương trình Giai Điệu Tự Hào tháng 7 sẽ mang đến cho khán giả những ca khúc truyền thống cách mạng hùng tráng, dưới sự dẫn dắt của MC Quỳnh Hoa và nhà báo Phúc Huy Thịnh. Chương trình được phát sóng vào lúc 20h thứ Sáu ngày 31/7/2015 trên kênh VTV1.
Đỗ An
Ảnh: Kim Long
Ảnh: Kim Long
Theo Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét