23/11/15 11:16
Nhiều người sẵn sàng đặt các nữ ca sĩ hàng đầu lên “bàn cân” chỉ nhằm mục đích xem ai đẳng cấp hơn, ai xứng đáng với danh hiệu “diva Việt” hơn, điều đó có thực cần thiết?
Chuỗi chương trình “Master of Symphony” được xem là một trong những sự kiện âm nhạc đẳng cấp nhất từ đầu năm đến nay diễn ra trong 3 ngày 20, 21, 22/11 tại Nhà hát Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh. Chương trình có sự xuất hiện của 5 giọng ca hàng đầu nhạc nhẹ: Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà và Thu Phương.
Trước
khi chương trình diễn ra, giới chuyên môn đồng loạt nhận định rằng, đây
là không gian quy tụ “có một không hai”, thậm chí là “lịch sử” trong
làng nhạc Việt vì không phải đơn vị tổ chức nào cũng có thể nhận được
“cái gật đầu” đồng ý của “bộ tứ” diva Việt và một nữ ca sĩ hải ngoại vừa
ngồi ghế huấn luyện viên Giọng hát Việt.
Tại
sao lại là Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà và Thu Phương
chứ không phải những nữ ca sĩ nổi tiếng khác? Câu trả lời là họ cùng một
thế hệ âm nhạc, nói đúng hơn là cùng góp phần xây dựng lên một thời kỳ
hoàng kim cho nền nhạc nhẹ Việt Nam.
Thanh
Lam nổi tiếng với các ca khúc như “Giọt nắng bên thềm”, “Em tôi”, Hồng
Nhung được biết đến với “Cho em một ngày”, Mỹ Linh khiến người yêu nhạc
sởn da gà khi hát “Trên đỉnh Phù Vân”, còn Thu Phương được nhớ đến hơn
cả với “Có phải em mùa thu Hà Nội”.
Thập niên 90 của thế kỷ trước và những năm đầu của thế kỷ này được xem là “kỷ nguyên” của các diva Việt, khi đó danh xưng diva có cả Thu Phương,
tiếc rằng sau khi nữ ca sĩ sang lập nghiệp tại hải ngoại, thì danh xưng
diva được nhắc đến nhiều hơn cho bốn người: Lam – Linh – Nhung – Hà.
Sở
hữu màu sắc và phong cách âm nhạc riêng biệt, 5 ca sĩ được xem là biểu
tượng âm nhạc một thời mà thời đó vẫn còn tồn tại chứ chưa hề đi xa như
một số bài báo nhận xét. Không phải ngẫu nhiên mà “Master of Symphony”
trở thành một sự kiện đáng chú ý, vì đã lâu lắm rồi người yêu nhạc mới
có cơ hội được chứng kiến và thưởng thức sự kết hợp giữa các giọng ca nữ
hàng đầu, những người góp phần định hình nhạc nhẹ Việt Nam. Chương
trình nhanh chóng cháy vé và được đông đảo mọi người hưởng ứng đón nhận,
từ những người trung tuổi cùng thời với các ca sĩ đến những bạn trẻ mến
mộ “divas live”.
Mỹ Linh thăng hoa khi thể hiện "Trên đỉnh Phù Vân".
Ngoài
những tiết mục solo và song ca, các nữ ca sĩ đã kết hợp ăn ý, nhuần
nhuyễn về thể hiện được bản lĩnh, quyền lực âm nhạc trong liên khúc về
hoa bao gồm các bài hát hit của từng người và đặc biệt là cùng hòa giọng
trong bài hát “Đánh thức tầm xuân”.
Trong
không gian âm nhạc lãng mạn tại nhà hát Hòa Bình, các giọng ca nổi
tiếng đã hát với nhau như những người bạn đang tâm tình, thủ thỉ, những
người tri kỷ lâu ngày hội ngộ. Tuyệt nhiên không có chuyện “chạy đua” để
khẳng định kỹ thuật thanh nhạc, đẳng cấp của giọng hát hay phong cách
trình diễn giữa các nữ diva như nhiều người đồn đoán trước khi đêm nhạc
diễn ra.
Thanh Lam và Hà Trần khoe giọng hát kỹ thuật trong tiết mục song ca.
Tuy
nhiên, ngay sau khi thưởng thức màn kết hợp không dễ gì có được của các
giọng ca nữ hàng đầu nhạc Việt Nam, nhiều người nhanh chóng đặt 5 nữ ca
sĩ lên bàn cân để trả lời cho câu hỏi “Ai đẳng cấp hơn ai?”. Trên mạng
xã hội, chủ yếu là người quan tâm đến âm nhạc, người thì cho rằng Thanh
Lam đẳng cấp nhất, xứng đáng nhất cho danh hiệu diva, người lại quả
quyết là Mỹ Linh vì cô kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và sự nghiệp, người
lại khẳng định Hà Trần mới bản lĩnh nhất vì giọng hát ngày một tiến bộ.
Bên
cạnh những lời khen, có người bày tỏ thắc mắc tại sao Thu Phương lại có
mặt trong hàng ngũ diva, số khác không ngại chê trách các diva Việt,
nào là giọng hát xuống cấp, nào là hát áp dụng nhiều kỹ thuật, thậm chí
có người còn cho rằng 1-2 giọng ca không xứng với danh xưng diva nhưng
vẫn được gọi vì “vớt vát”.
Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thu Phương (từ trái sang phải) trong trang phục áo dài truyền thống.
Đêm
nhạc quy tụ các giọng ca hàng đầu vốn đã hiếm có nay lại càng thu hút
sự chú ý nhờ những bình luận trái chiều. Tuy nhiên, nếu hiểu cặn kẽ ý đồ
của đơn vị tổ chức thì những bình luận trái chiều kia chẳng những không
đóng góp được gì cho nền âm nhạc, hơn nữa lại càng chứng tỏ bản thân họ
không hiểu hết tính cách âm nhạc của chính những ca sĩ mà họ đang bình
phẩm, nhận xét.
Các
nữ ca sĩ không phải hát để dành ngôi vị diva nhạc nhẹ, cũng không phải
hát để giành huy chương này, giải thưởng nọ. Và các nữ diva cũng không
phải đứng chung với nhau để “đè bẹp” hay lấn át đồng nghiệp. 5 nữ nghệ
sĩ chỉ đơn giản đứng cùng nhau vì cùng thế hệ, cùng một thời kỳ hoàng
kim trong âm nhạc. Trong thời kỳ đó, Sài Gòn được xem là nơi thuận lợi
để tổ chức các chương trình nghệ thuật đẳng cấp.
NSƯT Thanh Lam khiến người nghe sởn da gà với tiết mục "Giọt nắng bên thềm".
Tuy
nhiên, theo thời gian văn hóa tiếp cận âm nhạc của Sài Gòn đã có nhiều
thay đổi. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là một trung tâm giải trí
lớn nhưng đã thực sự vắng bóng những đêm nhạc đẳng cấp về nhạc nhẹ. Thế
nên việc tổ chức một đêm nhạc như “Master of Symphony” được xem là một
cứu cánh để Sài Gòn trở lại đúng vị trí ban đầu, đó là luôn song song
phát triển không gian nghệ thuật đẳng cấp bên cạnh sự bùng nổ của thị
trường âm nhạc giải trí.
Đó
mới là mục đích cao cả và ý nghĩa lớn lao của cuộc hội ngộ giữa Thanh
Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thu Phương và Trần Thu Hà. Và những cuộc tranh
luận về việc ai hát hay hơn ai, ai bản lĩnh hơn ai đã không còn cần
thiết và quan trọng. Những thắc mắc như tại sao ca sĩ này lại có mặt hay
tại sao ca sĩ kia lại hát như thế càng không nên đặt ra sau một chương
trình âm nhạc đẳng cấp, dũng cảm và dễ gì mà có được như “Master of
Symphony”.
Các
nữ ca sĩ hát để chứng tỏ họ còn tồn tại trong làng nhạc Việt, còn bản
lĩnh, ngọn lửa đam mê và thậm chí là còn có thể “chinh chiến”. Thế nên,
đêm nhạc vừa qua không phải là chuyện ai đẳng cấp hơn ai mà là chuyện họ
đã sát cánh bên nhau để cùng quay trở lại và khẳng định giá trị nghệ
thuật cao cả trong âm nhạc.
Lê Đức
Ảnh: Sưu tầm
(Theo Congluan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét