Nhạc Việt 2010: Nửa năm tẻ nhạt, nửa năm khởi sắc
Thứ bảy, 05/02/2011 20:09
Thứ bảy, 05/02/2011 20:09
Gần một năm trôi qua trong sự tẻ nhạt với những sản phẩm âm nhạc đều đều, buồn tẻ nhưng đến những ngày cuối năm, làng nhạc Việt bỗng chốc lại khởi sắc bởi Vietnam Idol và hàng loạt những album chất lượng cao.
Quá nửa năm tẻ nhạt và buồn chán
Showbiz Việt trải qua năm Canh Dần trong phần lớn thời gian lặng lẽ hoặc đáng buồn chán. Thông tin trên mặt báo vẫn đều đặn hằng ngày, thậm chí có lúc ào ạt như một cơn bão nhưng hầu hết là những chuyện bên lề, cá nhân của nghệ sĩ còn về chuyên môn thì… dường như rất hiếm. Cứ như thế, công chúng cứ bị cuốn theo những việc như ca sĩ H. hôm nay có bầu, ca sĩ D. ly thân với vợ…, không hoạt động nghệ thuật mà vẫn được lên báo đều đặn thì mãi mãi nhạc Việt cũng chỉ là cái làng chứ không thể nâng cấp hay phát triển được.
Khi trào lưu nhạc ngoại quốc lời Việt bị đẩy lùi dần nhờ công ước Berne, người ta chưa kịp mừng thì một cơn sóng nhạc teen lại ập đến. Với những giai điệu, tiếng beat na ná, giông giống Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông… và ca từ nhạt nhẽo, nhạc teen chẳng khác nào một biến thể trá hình của nhạc ngoại lời Việt. Hàng loạt những ca sĩ trẻ, đẹp nhưng… không biết hát xuất hiện và khuấy đảo làng nhạc. Nhìn những cái tên như Yến Trang, Yến Nhi, Thu Thủy, Wanbi Tuấn Anh, Ai-tai, Justin Nguyễn, Ngân Khánh… xúng xính áo xanh áo đỏ lộng lẫy, say sưa nhảy múa và đương nhiên là hát nhép khắp các nơi từ tụ điểm sân khấu đến truyền hình trực tiếp mà khán giả yêu nhạc chân chính không khỏi ngán ngẩm.
Những buổi diễn có chất lượng nghệ thuật ở các nhà hát, sân khấu ca nhạc lớn ngày càng hiếm hoi. Điểm qua chỉ có một vài show đáng kể tên như: Nơi tình yêu bắt đầu, Phạm Duy – Mơ giấc mộng dài, Lưu Bích – Hương thời gian, Đêm huyền thoại (nhà hát Hòa Bình – TP. HCM), Dương Triệu Vũ - Thiên thần trong đêm (SVĐ Lan Anh) – TP. HCM, Điều còn mãi, đêm nhạc Lê Minh Sơn, Phú Quang (Hà Nội), live show xuyên Việt - Yêu của Thanh Lam và Tùng Dương … Trong số đó chỉ có một vài show hút khách, còn lại lượng người xem không đến… 1/3 rạp. M. – một nhà báo âm nhạc có tiếng ở TP. HCM cho biết lý do mà khán giả bây giờ ít chịu bỏ tiền mua vé xem những show ca nhạc lớn là do “Các chương trình ca nhạc bây giờ thừa thãi quá, chỉ cần bật TV hay đến một tụ điểm, phòng trà nhỏ là có thể gặp được “ngôi sao” mình yêu thích nên khán giả chẳng còn tha thiết nhiều đến sân khấu lớn, giá vé lại đắt. Những chương trình ca nhạc nhàn nhạt, nhép miệng, ca sĩ xếp hàng ra hát đều đều hàng tuần ở mọi nơi, mọi lúc đang góp phần bóp nghẹt âm nhạc nước nhà”.
Một số ca sĩ khác như Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm… chọn cách làm an toàn hơn là tổ chức đêm nhạc kèm tiệc nhẹ tại những nhà hàng, trung tâm biểu diễn sang trọng, hạn chế số lượng người xem với giá vé lên đến hàng triệu đồng. Cách làm này có vẻ hay khi đảm bảo được cả về chất lượng nghệ thuật lẫn kinh phí đầu tư. Tuy nhiên điểm hạn chế của nó là mức độ tiếp cận công chúng hạn hẹp vì không phải ai cũng đủ lòng hâm mộ để bỏ ra một số tiền lớn như thế xem ca sĩ biểu diễn.
Suốt năm, hàng loạt ca sĩ “chiếu trên” như Thanh Lam, Hà Trần, Mỹ Lệ… đều than chán và dường như không có bất cứ một hoạt động nào nổi bật. Tình trạng ngủ đông của nhạc Việt làm cho nghệ sĩ không muốn thực hiện bất kỳ điều gì mới mẻ hay sáng tạo. Có chăng chỉ vài ba sản phẩm tung ra chiều lòng người nghe. Một số khác như Hồng Nhung, Đoan Trang, Quang Dũng, nhóm 5 Dòng Kẻ… thì tranh thủ bay show nước ngoài và đương nhiên là khá im ắng trong nước.
Trên thị trường băng đĩa, các sản phẩm vẫn được tung ra đều đặn hàng tuần nhưng số album đạt được chất lượng nghệ thuật đúng nghĩa thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Điểm sơ qua chỉ có một vài chương trình khá tốt như: Acous’84 của Hà Anh Tuấn, Made in Mai Khôi (Mai Khôi), Trẻ mãi (Đức Tuấn hát nhạc Trần Lê Quỳnh), Hà Nội trong tôi (Tấn Minh), Một khúc sông Hồng (Lê Minh Sơn), The new me (Thảo Trang)… Hàng loạt cái tên như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Khánh Linh... đều dời dự án sang năm sau.
Thị trường âm nhạc nhàm chán và buồn tẻ đến mức người ta chẳng màng quan tâm đến những giải thưởng âm nhạc được trao và ai là người nhận thưởng. Hàng loạt những Album vàng, Làn sóng xanh, Zing Award… (sắp tới là Mai Vàng) diễn ra trong sự hờ hững của khán giả. Ai đạt giải cũng được và giải thưởng trao cho ca sĩ nào cũng xong! Đã qua lâu lắm rồi cái thời mà công chúng cả nước phát cuồng khi Lam Trường, Phương Thanh lên nhận giải Làn sóng xanh (1998-2001)…
Ánh sáng cuối đường hầm
Trong khi các ca sĩ đàn anh đàn chị im lặng chờ “cơn bão” đi qua thì những cái tên trẻ hơn như Tùng Dương, Đức Tuấn, Hà Anh Tuấn, Mai Khôi, Nguyên Thảo, Lê Cát Trọng Lý… âm thầm chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công. Tùng Dương sau gần 5 năm lỡ hẹn cũng đã tung ra album nhạc điện tử của mình với tên gọi Li ti. Vừa có mặt trên thị trường băng đĩa chưa đầy 1 tháng, Li ti nhanh chóng thu hút được công chúng lẫn cái gật đầu của những nhà chuyên môn. Tương tự là Đức Tuấn với album hát nhạc Dương Thụ - Bây giờ... biển mùa đông, Đoan Trang với The Un-make up tập hợp những bài hits đình đám trong mười năm qua của cô được chuyển ngữ sang tiếng Anh, Hà Anh Tuấn với album nhạc sàn Cock-tail, Nguyễn Xinh Xô với album ambient tự hát – tự sáng tác Afterlife…
Hầu hết các album này đều được ca sĩ đầu tư khá… mạnh tay, thậm chí có trường hợp như Tùng Dương, Đoan Trang còn bay sang Đức để hợp tác cùng nhạc sĩ Vincent Nguyễn (Nguyễn Công Phương Nam). Số còn lại đều chọn những gương mặt nhạc sĩ nổi trội để thực hiện như: Dương Thụ, Anh Quân, Việt Anh, Võ Thiện Thanh, Dương Khắc Linh… Không chỉ là một vài ca khúc nhạc ngoại lời Việt hay “nửa nạc nửa mỡ” Tây Ta lẫn lộn trong CD mà giờ đây, nghệ sĩ Việt đã tự tay thực hiện được những album hát tiếng Anh 100% như Hà Anh Tuấn, Mai Khôi, Đoan Trang… Sẽ là quá xa vời nếu nghĩ đến chuyện nhạc Việt vươn ra biển lớn – thị trường âm nhạc thế giới, nhưng những tín hiệu “hội nhập” kia cũng không khỏi làm người ta lóe lên một tia hy vọng!
Ở một phần thị trường khác, những sản phẩm nghe được, chưa thực sự xuất sắc nhưng hợp tai thị hiếu số đông như Vẫn trong đợi chờ (Hồ Ngọc Hà), Nào có ai biết (Đức Trí – Phương Thanh), Hạnh phúc (Hồ Trung Dũng)… được đồng loạt tung ra vào thời điểm cuối năm cũng làm hài lòng phần lớn khán giả bình dân.
Và sắp tới còn Lê Cát Trọng Lý với album accoustic mang chính cái tên cô, Nguyên Thảo – Đối thoại với thượng đế làm cùng Võ Thiện Thanh, Khánh Linh với CD chill-out hợp tác với Dj Hoàng Anh, diva Mỹ Linh với album unplugged trễ hẹn hơn 2 năm… Và có lẽ được trông đợi nhiều nhất là những sản phẩm đầu tiên của cặp đôi quán quân, á quân Vietnam Idol 2010 Uyên Linh và Mai Hương làm với Quốc Trung, Huy Tuấn.
Ở thị phần show biểu diễn ca nhạc, hình ảnh phe vé chợ đen nhốn nháo trước nhà hát, những hàng ghế đầy ắp khán giả, đầy ắp những tràn pháo tay vang dội cả khán phòng nhà hát trong 2 live show Lưu Bích – Hương thời gian và Yêu của cặp đôi "độc nhất vô nhị" Thanh Lam – Tùng Dương cũng mang lại sự phấn khởi cho những ai quan tâm đến âm nhạc nước nhà. Bằng chất lượng âm nhạc đích thực, những ca sĩ trên đã kéo được đông đảo người xem đến để nghe họ hát chứ không phải là xem những chiêu trò, kỹ xảo sân khấu…
Đã từ lâu những cuộc thi hát trên TV như Ngôi sao tiếng hát truyền hình TP. HCM, Tiếng ca học đường, Sao Mai… làm người nghe "phát chán phát ngán" với những format không mới, những ca khúc quen thuộc đến độ cũ kỹ thì Vietnam Idol mùa thứ 3 như một làn gió mới mang đến sự tươi trẻ trong âm nhạc. Người yêu nhạc được một dịp sống với những thần tượng âm nhạc mà họ yêu mến như Uyên Linh, Mai Hương, Lân Nhã, Trung Quân… Cũng đã lâu lắm rồi, người yêu nhạc lẫn giới chuyên môn, phê bình âm nhạc mới được dịp “rần rần” vì một cuộc thi như thế!
Khó có thể dự đoán được tình hình âm nhạc nước nhà trong năm 2011 vì không lường trước được hết những diễn biến phức tạp của một thì trường âm nhạc còn manh mún, lẻ tẻ, chưa định hình được lối đi. Tuy nhiên với những tín hiệu lạc quan kể trên, công chúng lẫn giới chuyên môn có quyền hy vọng vào một cuộc khởi sắc mới của nhạc Việt sau giai đoạn vàng son nhất (1998-2001).
Theo VTC
Quá nửa năm tẻ nhạt và buồn chán
Showbiz Việt trải qua năm Canh Dần trong phần lớn thời gian lặng lẽ hoặc đáng buồn chán. Thông tin trên mặt báo vẫn đều đặn hằng ngày, thậm chí có lúc ào ạt như một cơn bão nhưng hầu hết là những chuyện bên lề, cá nhân của nghệ sĩ còn về chuyên môn thì… dường như rất hiếm. Cứ như thế, công chúng cứ bị cuốn theo những việc như ca sĩ H. hôm nay có bầu, ca sĩ D. ly thân với vợ…, không hoạt động nghệ thuật mà vẫn được lên báo đều đặn thì mãi mãi nhạc Việt cũng chỉ là cái làng chứ không thể nâng cấp hay phát triển được.
Khi trào lưu nhạc ngoại quốc lời Việt bị đẩy lùi dần nhờ công ước Berne, người ta chưa kịp mừng thì một cơn sóng nhạc teen lại ập đến. Với những giai điệu, tiếng beat na ná, giông giống Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông… và ca từ nhạt nhẽo, nhạc teen chẳng khác nào một biến thể trá hình của nhạc ngoại lời Việt. Hàng loạt những ca sĩ trẻ, đẹp nhưng… không biết hát xuất hiện và khuấy đảo làng nhạc. Nhìn những cái tên như Yến Trang, Yến Nhi, Thu Thủy, Wanbi Tuấn Anh, Ai-tai, Justin Nguyễn, Ngân Khánh… xúng xính áo xanh áo đỏ lộng lẫy, say sưa nhảy múa và đương nhiên là hát nhép khắp các nơi từ tụ điểm sân khấu đến truyền hình trực tiếp mà khán giả yêu nhạc chân chính không khỏi ngán ngẩm.
Những buổi diễn có chất lượng nghệ thuật ở các nhà hát, sân khấu ca nhạc lớn ngày càng hiếm hoi. Điểm qua chỉ có một vài show đáng kể tên như: Nơi tình yêu bắt đầu, Phạm Duy – Mơ giấc mộng dài, Lưu Bích – Hương thời gian, Đêm huyền thoại (nhà hát Hòa Bình – TP. HCM), Dương Triệu Vũ - Thiên thần trong đêm (SVĐ Lan Anh) – TP. HCM, Điều còn mãi, đêm nhạc Lê Minh Sơn, Phú Quang (Hà Nội), live show xuyên Việt - Yêu của Thanh Lam và Tùng Dương … Trong số đó chỉ có một vài show hút khách, còn lại lượng người xem không đến… 1/3 rạp. M. – một nhà báo âm nhạc có tiếng ở TP. HCM cho biết lý do mà khán giả bây giờ ít chịu bỏ tiền mua vé xem những show ca nhạc lớn là do “Các chương trình ca nhạc bây giờ thừa thãi quá, chỉ cần bật TV hay đến một tụ điểm, phòng trà nhỏ là có thể gặp được “ngôi sao” mình yêu thích nên khán giả chẳng còn tha thiết nhiều đến sân khấu lớn, giá vé lại đắt. Những chương trình ca nhạc nhàn nhạt, nhép miệng, ca sĩ xếp hàng ra hát đều đều hàng tuần ở mọi nơi, mọi lúc đang góp phần bóp nghẹt âm nhạc nước nhà”.
Một số ca sĩ khác như Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm… chọn cách làm an toàn hơn là tổ chức đêm nhạc kèm tiệc nhẹ tại những nhà hàng, trung tâm biểu diễn sang trọng, hạn chế số lượng người xem với giá vé lên đến hàng triệu đồng. Cách làm này có vẻ hay khi đảm bảo được cả về chất lượng nghệ thuật lẫn kinh phí đầu tư. Tuy nhiên điểm hạn chế của nó là mức độ tiếp cận công chúng hạn hẹp vì không phải ai cũng đủ lòng hâm mộ để bỏ ra một số tiền lớn như thế xem ca sĩ biểu diễn.
Suốt năm, hàng loạt ca sĩ “chiếu trên” như Thanh Lam, Hà Trần, Mỹ Lệ… đều than chán và dường như không có bất cứ một hoạt động nào nổi bật. Tình trạng ngủ đông của nhạc Việt làm cho nghệ sĩ không muốn thực hiện bất kỳ điều gì mới mẻ hay sáng tạo. Có chăng chỉ vài ba sản phẩm tung ra chiều lòng người nghe. Một số khác như Hồng Nhung, Đoan Trang, Quang Dũng, nhóm 5 Dòng Kẻ… thì tranh thủ bay show nước ngoài và đương nhiên là khá im ắng trong nước.
Trên thị trường băng đĩa, các sản phẩm vẫn được tung ra đều đặn hàng tuần nhưng số album đạt được chất lượng nghệ thuật đúng nghĩa thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Điểm sơ qua chỉ có một vài chương trình khá tốt như: Acous’84 của Hà Anh Tuấn, Made in Mai Khôi (Mai Khôi), Trẻ mãi (Đức Tuấn hát nhạc Trần Lê Quỳnh), Hà Nội trong tôi (Tấn Minh), Một khúc sông Hồng (Lê Minh Sơn), The new me (Thảo Trang)… Hàng loạt cái tên như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Khánh Linh... đều dời dự án sang năm sau.
Thị trường âm nhạc nhàm chán và buồn tẻ đến mức người ta chẳng màng quan tâm đến những giải thưởng âm nhạc được trao và ai là người nhận thưởng. Hàng loạt những Album vàng, Làn sóng xanh, Zing Award… (sắp tới là Mai Vàng) diễn ra trong sự hờ hững của khán giả. Ai đạt giải cũng được và giải thưởng trao cho ca sĩ nào cũng xong! Đã qua lâu lắm rồi cái thời mà công chúng cả nước phát cuồng khi Lam Trường, Phương Thanh lên nhận giải Làn sóng xanh (1998-2001)…
Ánh sáng cuối đường hầm
Trong khi các ca sĩ đàn anh đàn chị im lặng chờ “cơn bão” đi qua thì những cái tên trẻ hơn như Tùng Dương, Đức Tuấn, Hà Anh Tuấn, Mai Khôi, Nguyên Thảo, Lê Cát Trọng Lý… âm thầm chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công. Tùng Dương sau gần 5 năm lỡ hẹn cũng đã tung ra album nhạc điện tử của mình với tên gọi Li ti. Vừa có mặt trên thị trường băng đĩa chưa đầy 1 tháng, Li ti nhanh chóng thu hút được công chúng lẫn cái gật đầu của những nhà chuyên môn. Tương tự là Đức Tuấn với album hát nhạc Dương Thụ - Bây giờ... biển mùa đông, Đoan Trang với The Un-make up tập hợp những bài hits đình đám trong mười năm qua của cô được chuyển ngữ sang tiếng Anh, Hà Anh Tuấn với album nhạc sàn Cock-tail, Nguyễn Xinh Xô với album ambient tự hát – tự sáng tác Afterlife…
Hầu hết các album này đều được ca sĩ đầu tư khá… mạnh tay, thậm chí có trường hợp như Tùng Dương, Đoan Trang còn bay sang Đức để hợp tác cùng nhạc sĩ Vincent Nguyễn (Nguyễn Công Phương Nam). Số còn lại đều chọn những gương mặt nhạc sĩ nổi trội để thực hiện như: Dương Thụ, Anh Quân, Việt Anh, Võ Thiện Thanh, Dương Khắc Linh… Không chỉ là một vài ca khúc nhạc ngoại lời Việt hay “nửa nạc nửa mỡ” Tây Ta lẫn lộn trong CD mà giờ đây, nghệ sĩ Việt đã tự tay thực hiện được những album hát tiếng Anh 100% như Hà Anh Tuấn, Mai Khôi, Đoan Trang… Sẽ là quá xa vời nếu nghĩ đến chuyện nhạc Việt vươn ra biển lớn – thị trường âm nhạc thế giới, nhưng những tín hiệu “hội nhập” kia cũng không khỏi làm người ta lóe lên một tia hy vọng!
Ở một phần thị trường khác, những sản phẩm nghe được, chưa thực sự xuất sắc nhưng hợp tai thị hiếu số đông như Vẫn trong đợi chờ (Hồ Ngọc Hà), Nào có ai biết (Đức Trí – Phương Thanh), Hạnh phúc (Hồ Trung Dũng)… được đồng loạt tung ra vào thời điểm cuối năm cũng làm hài lòng phần lớn khán giả bình dân.
Và sắp tới còn Lê Cát Trọng Lý với album accoustic mang chính cái tên cô, Nguyên Thảo – Đối thoại với thượng đế làm cùng Võ Thiện Thanh, Khánh Linh với CD chill-out hợp tác với Dj Hoàng Anh, diva Mỹ Linh với album unplugged trễ hẹn hơn 2 năm… Và có lẽ được trông đợi nhiều nhất là những sản phẩm đầu tiên của cặp đôi quán quân, á quân Vietnam Idol 2010 Uyên Linh và Mai Hương làm với Quốc Trung, Huy Tuấn.
Ở thị phần show biểu diễn ca nhạc, hình ảnh phe vé chợ đen nhốn nháo trước nhà hát, những hàng ghế đầy ắp khán giả, đầy ắp những tràn pháo tay vang dội cả khán phòng nhà hát trong 2 live show Lưu Bích – Hương thời gian và Yêu của cặp đôi "độc nhất vô nhị" Thanh Lam – Tùng Dương cũng mang lại sự phấn khởi cho những ai quan tâm đến âm nhạc nước nhà. Bằng chất lượng âm nhạc đích thực, những ca sĩ trên đã kéo được đông đảo người xem đến để nghe họ hát chứ không phải là xem những chiêu trò, kỹ xảo sân khấu…
Đã từ lâu những cuộc thi hát trên TV như Ngôi sao tiếng hát truyền hình TP. HCM, Tiếng ca học đường, Sao Mai… làm người nghe "phát chán phát ngán" với những format không mới, những ca khúc quen thuộc đến độ cũ kỹ thì Vietnam Idol mùa thứ 3 như một làn gió mới mang đến sự tươi trẻ trong âm nhạc. Người yêu nhạc được một dịp sống với những thần tượng âm nhạc mà họ yêu mến như Uyên Linh, Mai Hương, Lân Nhã, Trung Quân… Cũng đã lâu lắm rồi, người yêu nhạc lẫn giới chuyên môn, phê bình âm nhạc mới được dịp “rần rần” vì một cuộc thi như thế!
Khó có thể dự đoán được tình hình âm nhạc nước nhà trong năm 2011 vì không lường trước được hết những diễn biến phức tạp của một thì trường âm nhạc còn manh mún, lẻ tẻ, chưa định hình được lối đi. Tuy nhiên với những tín hiệu lạc quan kể trên, công chúng lẫn giới chuyên môn có quyền hy vọng vào một cuộc khởi sắc mới của nhạc Việt sau giai đoạn vàng son nhất (1998-2001).
Theo VTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét