Chủ Nhật, 09/01/2011, 23:41 GMT + 7
Cuộc thi Vietnam Idol 2010 đã khép lại, nhưng những dư âm của nó trong lòng người hâm mộ thì chưa thể qua đi.
Nhiều người vẫn còn cảm thấy lâng lâng vì “hiện tượng Uyên Linh” – người được cho là trở thành Diva tiếp theo của làng nhạc Việt. > Quốc Trung - Chưa chắc Uyên Linh mời, tôi đã nhận lời / Những “gã đầu trọc” tài năng của nhạc Việt
Nhưng có nhiều khán giả nói với tôi rằng, trong Vietnam Idol, họ không chỉ thần tượng một Uyên Linh bốc lửa trên sân khấu, mà còn thần tượng một “người đàn ông bí hiểm” ngồi trên ghế Ban giám khảo: Một Quốc Trung với nụ cười bí ẩn, với những lời nhận xét khiến các thí sinh phải “toát mồ hôi” và là người – dù ít nói nhất – nhưng vẫn không kém phần nổi bật trong Ban giám khảo Vietnam Idol.
Nhưng có nhiều khán giả nói với tôi rằng, trong Vietnam Idol, họ không chỉ thần tượng một Uyên Linh bốc lửa trên sân khấu, mà còn thần tượng một “người đàn ông bí hiểm” ngồi trên ghế Ban giám khảo: Một Quốc Trung với nụ cười bí ẩn, với những lời nhận xét khiến các thí sinh phải “toát mồ hôi” và là người – dù ít nói nhất – nhưng vẫn không kém phần nổi bật trong Ban giám khảo Vietnam Idol.
Gia đình nổi tiếng của Quốc Trung
Cách đây 10 năm, khi nói đến Quốc Trung, người ta luôn đi kèm 3 chữ “chồng Thanh Lam”. Cuộc hôn nhân 10 năm trời với Thanh Lam đã khiến cho Quốc Trung nổi tiếng trong vai trò một người chồng nhạc sĩ của Diva hàng đầu Việt Nam. Nhưng giờ đây, khi nhắc đến Quốc Trung, người ta nhắc đến anh như một nhạc sĩ tài hoa, thực sực có chất, có cá tính trong giới nhạc sĩ Việt đang “trăm hoa đua nở” nhưng nhanh tàn như bây giờ, chứ không còn là cái bóng của người vợ nổi tiếng như bao năm nào.
Bởi bao nhiêu năm qua, Quốc Trung vẫn đi trên con đường âm nhạc mà anh đã chọn, không vội vã, không tham lam và kỹ càng, chắc chắn và trau chuốt từng ly từng tí với từng sản phẩm âm nhạc mà anh đã có. Quốc Trung có thể là “nhạc sĩ lười” trên đường đua âm nhạc nếu tính theo số lượng sản phẩm âm nhạc của anh so với các nhạc sĩ khác. Nhưng anh lại là “nhạc sĩ chăm” trên đường đua này, nếu người ta dùng cán cân của chất lượng và sự bền vững của nó trong lòng người hâm mộ để đo các sản phẩm âm nhạc của anh.
Quốc Trung sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, bố là NSND Trung Kiên (nguyên Thứ trưởng Bộ văn hóa thông tin). Là “con nhà nòi”, nên không có gì khó hiểu khi ngay từ bé, Quốc Trung đã được ba mẹ định hướng cho đi theo con đường âm nhạc. Tuy nhiên, người nhạc sĩ được đánh giá là một trong những điểm sáng nhất của làng nhạc Việt Nam hiện nay không phải lúc nào cũng bộc lộ năng khiếu của mình từ khi còn bé.
NSND Trung Kiên từng tâm sự, ông quen và yêu người vợ đầu tiên của mình (mẹ Quốc Trung) khi còn là thành viên của ban nhạc đồng ca Rạng Đông. Khi đó, mẹ Quốc Trung là thành viên của nhóm Tuổi Xanh. Sau này, hai nhóm sát nhập lại thành ban đồng ca của Đoàn Thanh niên Hà Nội. Những lần sinh hoạt chung trong cùng một nhóm, những buổi đi biểu diễn đã khiến tình cảm giữa ông bà nảy sinh và đi đến bằng một kết thúc đẹp là một đám cưới giản dị thời bao cấp.
Ngày Quốc Trung ra đời, hai vợ chồng NSND Trung Kiên đang đi xem phim ở Rạp Tháng Tám. Buổi chiếu phim vừa hết thì mẹ Quốc Trung kêu đau bụng. Bà được đưa vào bệnh viện và sinh ra Quốc Trung một cách dễ dàng. Sống với nhau hạnh phúc cho đến tận khi người vợ hiền qua đời vì bệnh nặng, nhưng NSND Trung Kiên chỉ có một người con trai độc nhất là Quốc Trung.
Sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ giữa những năm bao cấp khó khăn, nhưng tuổi thơ của Quốc Trung đã trôi qua không mấy khó khăn vất vả. Ngày đó, chế độ chính sách cho các nghệ sĩ rất được Nhà nước quan tâm. Cả bố mẹ Quốc Trung đều là những nghệ sĩ có mức bồi dưỡng cao, mẹ Quốc Trung được 48 đồng, NSND Trung Kiên được 72 đồng. Tiền lương của hai vợ chồng gộp lại quy ra sữa, gạo cũng rất nhiều, nên khi Quốc Trung còn nhỏ, hai vợ chồng NSND Trung Kiên không mấy khó khăn để nuôi dưỡng cậu con trai duy nhất của mình. Điều duy nhất mà Quốc Trung thiệt thòi so với những đứa trẻ khác là anh ít có được sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ khi bố mẹ hay phải đi công tác, đi biểu diễn xa, nay đây mai đó, không có thời gian chăm sóc gia đình. Chính vì thế ngày nhỏ, phần lớn thời gian, Quốc Trung phải sống với bà nội.
Muốn hướng con trai theo học nhạc, nên ngay từ bé, NSND Trung Kiên đã bắt cậu con trai Quốc Trung phải học nhạc. Nhưng ngày đó, Quốc Trung là một đứa trẻ nghịch ngợm, mải chơi. Bố mẹ thường xuyên đi diễn xa, không có thời gian ở nhà, nên việc học nhạc của Quốc Trung cũng vì thế mà bê trễ. Bố mẹ đi làm thường bắt Quốc Trung ở nhà tập đàn.
Có lần, NSND Trung Kiên đi làm về, thấy con không ở nhà học đàn mà lại ra đường chơi, lại còn đánh nhau, Quốc Trung đã bị bố cho trận đòn nên thân vì hai tội: tội thứ nhất là tội đánh nhau, tội thứ hai là tội đã đánh nhau lại còn để đứa trẻ khác lớn hơn đè lên người. Tội thứ hai nặng hơn, bởi cánh tay là “bảo bối” của người nghệ sĩ. Nếu bị gãy tay, bị thương nặng, con đường âm nhạc của Quốc Trung coi như chấm dứt.
Ngày Quốc Trung ra đời, hai vợ chồng NSND Trung Kiên đang đi xem phim ở Rạp Tháng Tám. Buổi chiếu phim vừa hết thì mẹ Quốc Trung kêu đau bụng. Bà được đưa vào bệnh viện và sinh ra Quốc Trung một cách dễ dàng. Sống với nhau hạnh phúc cho đến tận khi người vợ hiền qua đời vì bệnh nặng, nhưng NSND Trung Kiên chỉ có một người con trai độc nhất là Quốc Trung.
Sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ giữa những năm bao cấp khó khăn, nhưng tuổi thơ của Quốc Trung đã trôi qua không mấy khó khăn vất vả. Ngày đó, chế độ chính sách cho các nghệ sĩ rất được Nhà nước quan tâm. Cả bố mẹ Quốc Trung đều là những nghệ sĩ có mức bồi dưỡng cao, mẹ Quốc Trung được 48 đồng, NSND Trung Kiên được 72 đồng. Tiền lương của hai vợ chồng gộp lại quy ra sữa, gạo cũng rất nhiều, nên khi Quốc Trung còn nhỏ, hai vợ chồng NSND Trung Kiên không mấy khó khăn để nuôi dưỡng cậu con trai duy nhất của mình. Điều duy nhất mà Quốc Trung thiệt thòi so với những đứa trẻ khác là anh ít có được sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ khi bố mẹ hay phải đi công tác, đi biểu diễn xa, nay đây mai đó, không có thời gian chăm sóc gia đình. Chính vì thế ngày nhỏ, phần lớn thời gian, Quốc Trung phải sống với bà nội.
Muốn hướng con trai theo học nhạc, nên ngay từ bé, NSND Trung Kiên đã bắt cậu con trai Quốc Trung phải học nhạc. Nhưng ngày đó, Quốc Trung là một đứa trẻ nghịch ngợm, mải chơi. Bố mẹ thường xuyên đi diễn xa, không có thời gian ở nhà, nên việc học nhạc của Quốc Trung cũng vì thế mà bê trễ. Bố mẹ đi làm thường bắt Quốc Trung ở nhà tập đàn.
Có lần, NSND Trung Kiên đi làm về, thấy con không ở nhà học đàn mà lại ra đường chơi, lại còn đánh nhau, Quốc Trung đã bị bố cho trận đòn nên thân vì hai tội: tội thứ nhất là tội đánh nhau, tội thứ hai là tội đã đánh nhau lại còn để đứa trẻ khác lớn hơn đè lên người. Tội thứ hai nặng hơn, bởi cánh tay là “bảo bối” của người nghệ sĩ. Nếu bị gãy tay, bị thương nặng, con đường âm nhạc của Quốc Trung coi như chấm dứt.
Quốc Trung và con gái
Điều quan trọng đến nỗi, dù Quốc Trung là con trai duy nhất, được cha mẹ vô cùng chiều chuộng, nhưng có một việc duy nhất mà NSND Trung Kiên rất nghiêm khắc với Quốc Trung, đó là Quốc Trung còn trẻ, ông không bao giờ cho anh đi xe máy. Ngày đó, NSND Trung Kiên có một chiếc xe Honda cũ. Có mấy lần, Quốc Trung đòi mượn xe bố đi chơi, nhưng ông nhất định không cho. Thấy cậu con trai phản ứng, ông nói: “Bố có thể cho con đi xe máy. Nhưng nếu con ngã gãy tay, con sẽ không bao giờ đánh đàn được nữa”.
Vì mải chơi, bố mẹ lại không có thời gian kèm cặp, nên có một điều là sự thật mà nói ra chẳng ai tin, là đến tận năm Quốc Trung 12 tuổi, khi Quốc Trung vào Nhạc viện để học nhạc, anh vẫn còn chưa biết đọc nhạc. Thời đó, thường trẻ con muốn đi theo con đường âm nhạc thì bắt đầu học từ năm 6 tuổi. 12 tuổi đã được coi là độ tuổi rất muộn, độ tuổi cuối cùng được thị vào trường nhạc. Nhưng Quốc Trung may mắn là một người tiếp thu rất nhanh. Vào Nhạc viện, anh học rất nhanh. Đến nỗi mà, ngày đó Quốc Trung học rất giỏi môn xướng âm. Có lần được 10 điểm, mang về khoe với bố, Quốc Trung còn bị NSND Trung Kiên đánh vì cho rằng con trai mình quay bài.
Được đào tạo âm nhạc bài bản khá muộn, nhưng Quốc Trung lại bộc lộ năng khiếu âm nhạc của mình trong thời gian theo học Nhạc viện. Bố mẹ anh lúc nào cũng kỳ vọng anh đi theo con đường âm nhạc cổ điển, nhưng biết đó không phải là nguyện vọng của con trai, nên NSND Trung Kiên đã để con tự quyết định những việc mình thích làm, chỉ định hướng cho Quốc Trung đi theo con đường sáng tác.
Ảnh hưởng lớn nhất mà Quốc Trung có từ người cha nổi tiếng của mình chính là cách giáo dục con cái. NSND Trung Kiên không bao giờ áp đặt Quốc Trung bất cứ điều gì, cả trong sự nghiệp lẫn trong cuộc sống riêng. Quốc Trung yêu và lấy Thanh Lam khi Thanh Lam đã có một đời chồng và một cô con gái. Tâm lý một người cha khiến NSND Trung Kiên thực sự không muốn cuộc hôn nhân đó xảy ra, bởi bằng con mắt từng trải của mình, ông tin Thanh Lam không phải một nửa phù hợp với Quốc Trung, dù ông vẫn nhận ra tình yêu say đắm mà Quốc Trung và Thanh Lam dành cho nhau khi đó.
Vì thế, khi đó, thay vì ngăn cản, ông lại “nín thở chờ kết quả sự thử nghiệm trong hôn nhân” mà cậu con trai duy nhất của ông thực hiện. Để rồi 10 năm sau, khi cuộc hôn nhân của Quốc Trung và Thanh Lam tan vỡ, với vai trò một người cha, một người ông, NSND Trung Kiên lại đón hai cháu về chăm sóc, đỡ đần con trai, giúp Quốc Trung có thời gian chuyên tâm vào sự nghiệp.
Vì mải chơi, bố mẹ lại không có thời gian kèm cặp, nên có một điều là sự thật mà nói ra chẳng ai tin, là đến tận năm Quốc Trung 12 tuổi, khi Quốc Trung vào Nhạc viện để học nhạc, anh vẫn còn chưa biết đọc nhạc. Thời đó, thường trẻ con muốn đi theo con đường âm nhạc thì bắt đầu học từ năm 6 tuổi. 12 tuổi đã được coi là độ tuổi rất muộn, độ tuổi cuối cùng được thị vào trường nhạc. Nhưng Quốc Trung may mắn là một người tiếp thu rất nhanh. Vào Nhạc viện, anh học rất nhanh. Đến nỗi mà, ngày đó Quốc Trung học rất giỏi môn xướng âm. Có lần được 10 điểm, mang về khoe với bố, Quốc Trung còn bị NSND Trung Kiên đánh vì cho rằng con trai mình quay bài.
Được đào tạo âm nhạc bài bản khá muộn, nhưng Quốc Trung lại bộc lộ năng khiếu âm nhạc của mình trong thời gian theo học Nhạc viện. Bố mẹ anh lúc nào cũng kỳ vọng anh đi theo con đường âm nhạc cổ điển, nhưng biết đó không phải là nguyện vọng của con trai, nên NSND Trung Kiên đã để con tự quyết định những việc mình thích làm, chỉ định hướng cho Quốc Trung đi theo con đường sáng tác.
Ảnh hưởng lớn nhất mà Quốc Trung có từ người cha nổi tiếng của mình chính là cách giáo dục con cái. NSND Trung Kiên không bao giờ áp đặt Quốc Trung bất cứ điều gì, cả trong sự nghiệp lẫn trong cuộc sống riêng. Quốc Trung yêu và lấy Thanh Lam khi Thanh Lam đã có một đời chồng và một cô con gái. Tâm lý một người cha khiến NSND Trung Kiên thực sự không muốn cuộc hôn nhân đó xảy ra, bởi bằng con mắt từng trải của mình, ông tin Thanh Lam không phải một nửa phù hợp với Quốc Trung, dù ông vẫn nhận ra tình yêu say đắm mà Quốc Trung và Thanh Lam dành cho nhau khi đó.
Vì thế, khi đó, thay vì ngăn cản, ông lại “nín thở chờ kết quả sự thử nghiệm trong hôn nhân” mà cậu con trai duy nhất của ông thực hiện. Để rồi 10 năm sau, khi cuộc hôn nhân của Quốc Trung và Thanh Lam tan vỡ, với vai trò một người cha, một người ông, NSND Trung Kiên lại đón hai cháu về chăm sóc, đỡ đần con trai, giúp Quốc Trung có thời gian chuyên tâm vào sự nghiệp.
Quốc Trung làm dáng cùng con trai
Hai cha con Quốc Trung có nhiều tính cách khác biệt, nhưng Quốc Trung có một điểm là không bao giờ cãi bố. Tuy nhiên, anh không bao giờ để cái bóng của bố chi phối, mà luôn tự quyết định những gì mình muốn làm trong cuộc đời. Con dại cái mang, mỗi khi Quốc Trung gặp sai lầm, hay vấp ngã, NSND Trung Kiên chính là người đứng ra động viên, che chở cho anh.
Ngay cả sau khi cuộc hôn nhân của anh đổ vỡ, ông cũng là người đỡ đần anh, giúp anh gượng dậy sau vấp ngã đó. Không hài lòng và chưa thực sự tin tưởng vào sự lựa chọn của con trai trong chuyện tình cảm, nhưng NSND Trung Kiên lúc nào cũng dành cho con một tình yêu vô điều kiện. Điều ông tự hào nhất về con trai mình, là dù Quốc Trung đã trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng, lại là con nhà nòi âm nhạc, nhưng anh luôn tự biết tự nhìn nhận mình, không cao ngạo, không bao giờ cho mình là một ngôi sao âm nhạc.
Một trong những cú sốc lớn nhất trong đời Quốc Trung là khi mẹ anh mất. Đó là lúc anh nhận ra rằng, anh sẽ không bao giờ có được sự che chở, yêu thương của một người mẹ. Nhưng sau này nỗi trống vắng đó đã được bù đắp khi NSND Trung Kiên tiến tới hôn nhân với NSND Thu Hà. Không phải mẹ đẻ ra Quốc Trung, cũng không phải bà nội của các con anh, nhưng bà đã yêu thương các con Quốc Trung như một người bà thực sự, làm cho ngôi nhà một thời thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người phụ nữ ngày càng trở nên ấm áp hơn.
Quốc Trung và những “định mệnh” âm nhạc
Nhắc đến con đường âm nhạc của Quốc Trung, không thể không nhắc đến Thanh Lam – người đàn bà đã đi bên anh trong 10 năm trời, sinh cho anh hai đứa con kháu khỉnh, dễ thương. Không đi theo con đường âm nhạc cổ điển của cha, Quốc Trung chọn cho mình dòng nhạc nhẹ, dòng nhạc anh đã yêu thích ngay từ khi anh còn là một cậu bé. Bộc lộ năng khiếu âm nhạc ngay từ khi còn học ở Nhạc viện, nhưng bước ngoặt trong con đường âm nhạc của Quốc Trung chi thực sự đến khi anh tốt nghiệp khoa Sáng tác của Nhạc viện Hà Nội, Quốc Trung lên đường sang Bun-ga-ri tu nghiệp tại Học viện Sofia, nơi đào tạo nhạc nhẹ nổi tiếng gần như duy nhất lúc bấy giờ trong hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa, trong gần 2 năm trời.
Đó gần như là nơi có ảnh hưởng lớn đến con đường âm nhạc sau này của Quốc Trung. Chính ở đây, Quốc Trung đã lần đầu tiên gặp ca sĩ Thanh Lam, khi chị mới đoạt giải ca sĩ được yêu thích nhất tại Liên hoan âm nhạc La Habana. Thời điểm đó, Thanh Lam đã có một cô con gái và trải qua một lần đổ vỡ hôn nhân. Nhưng bất chấp những điều đó họ vẫn yêu nhau một cách mãnh liệt, say đắm, chân thành, cứ như thế họ bị hút vào nhau.
Ngay cả sau khi cuộc hôn nhân của anh đổ vỡ, ông cũng là người đỡ đần anh, giúp anh gượng dậy sau vấp ngã đó. Không hài lòng và chưa thực sự tin tưởng vào sự lựa chọn của con trai trong chuyện tình cảm, nhưng NSND Trung Kiên lúc nào cũng dành cho con một tình yêu vô điều kiện. Điều ông tự hào nhất về con trai mình, là dù Quốc Trung đã trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng, lại là con nhà nòi âm nhạc, nhưng anh luôn tự biết tự nhìn nhận mình, không cao ngạo, không bao giờ cho mình là một ngôi sao âm nhạc.
Một trong những cú sốc lớn nhất trong đời Quốc Trung là khi mẹ anh mất. Đó là lúc anh nhận ra rằng, anh sẽ không bao giờ có được sự che chở, yêu thương của một người mẹ. Nhưng sau này nỗi trống vắng đó đã được bù đắp khi NSND Trung Kiên tiến tới hôn nhân với NSND Thu Hà. Không phải mẹ đẻ ra Quốc Trung, cũng không phải bà nội của các con anh, nhưng bà đã yêu thương các con Quốc Trung như một người bà thực sự, làm cho ngôi nhà một thời thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người phụ nữ ngày càng trở nên ấm áp hơn.
Quốc Trung và những “định mệnh” âm nhạc
Nhắc đến con đường âm nhạc của Quốc Trung, không thể không nhắc đến Thanh Lam – người đàn bà đã đi bên anh trong 10 năm trời, sinh cho anh hai đứa con kháu khỉnh, dễ thương. Không đi theo con đường âm nhạc cổ điển của cha, Quốc Trung chọn cho mình dòng nhạc nhẹ, dòng nhạc anh đã yêu thích ngay từ khi anh còn là một cậu bé. Bộc lộ năng khiếu âm nhạc ngay từ khi còn học ở Nhạc viện, nhưng bước ngoặt trong con đường âm nhạc của Quốc Trung chi thực sự đến khi anh tốt nghiệp khoa Sáng tác của Nhạc viện Hà Nội, Quốc Trung lên đường sang Bun-ga-ri tu nghiệp tại Học viện Sofia, nơi đào tạo nhạc nhẹ nổi tiếng gần như duy nhất lúc bấy giờ trong hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa, trong gần 2 năm trời.
Đó gần như là nơi có ảnh hưởng lớn đến con đường âm nhạc sau này của Quốc Trung. Chính ở đây, Quốc Trung đã lần đầu tiên gặp ca sĩ Thanh Lam, khi chị mới đoạt giải ca sĩ được yêu thích nhất tại Liên hoan âm nhạc La Habana. Thời điểm đó, Thanh Lam đã có một cô con gái và trải qua một lần đổ vỡ hôn nhân. Nhưng bất chấp những điều đó họ vẫn yêu nhau một cách mãnh liệt, say đắm, chân thành, cứ như thế họ bị hút vào nhau.
Tình yêu đó đã đơm hoa kết trái bằng một đám cưới, với hai thiên thần xinh xắn, để rồi tan vỡ trong 10 năm. Nhưng đó vẫn là một quãng đời thực sự đáng nhớ, thực sự quan trọng với Quốc Trung. Năm 1991, Quốc Trung trở về từ Bun-ga-ri và cùng với một số người bạn cùng chí hướng thành lập ban nhạc Phương Đông. Chỉ sau hai năm, với vị trí thủ lĩnh, Quốc Trung đã cùng ban nhạc tài năng của mình đạt vị trí quán quân tại Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 1993, trở thành ban nhạc lớn nhất của cả miền Bắc nói riêng, và quan trọng hơn là vượt qua cả những ban nhạc miền Nam hùng mạnh nhất, nơi vốn được coi là cái nôi của nhạc nhẹ Việt Nam.
Suốt thời gian dài, Quốc Trung và Thanh Lam không chỉ “kết hợp” với nhau trong cuộc sống vợ chồng, mà cả kết hợp trên phương diện âm nhạc. Với việc kết hợp giữa Quốc Trung – ban nhạc Phương Đông và Thanh Lam mà Thanh Lam trở thành ca sĩ đầu tiên có một ban nhạc riêng. Ban nhạc Phương Đông cũng giúp Thanh Lam nhanh chóng khẳng định thương hiệu của một Diva trong làng nhạc Việt. Đổi lại, sự nổi tiếng, dữ dội của Thanh Lam – người được mệnh danh là nữ hoàng nhạc nhẹ khi đó đã khiến Quốc Trung và ban nhạc Phương Đông được đông đảo khán giả yêu nhạc nhẹ cả nước biết đến.
Người người nói, Quốc Trung và Thanh Lam là sự kết hợp của hai cá tính hoàn toàn đối nghịch: Một mạnh mẽ dữ dội, một kín đáo thâm trầm. Một ồn ào nóng rực như lửa, một lặng lẽ như sóng ngầm. Nhưng chính sự “trái dấu” đó đã hút họ vào nhau, giúp họ tạo ra những sản phẩm âm nhạc tuyệt vời, trước khi đẩy họ ra xa nhau mãi mãi.
Suốt thời gian dài, Quốc Trung và Thanh Lam không chỉ “kết hợp” với nhau trong cuộc sống vợ chồng, mà cả kết hợp trên phương diện âm nhạc. Với việc kết hợp giữa Quốc Trung – ban nhạc Phương Đông và Thanh Lam mà Thanh Lam trở thành ca sĩ đầu tiên có một ban nhạc riêng. Ban nhạc Phương Đông cũng giúp Thanh Lam nhanh chóng khẳng định thương hiệu của một Diva trong làng nhạc Việt. Đổi lại, sự nổi tiếng, dữ dội của Thanh Lam – người được mệnh danh là nữ hoàng nhạc nhẹ khi đó đã khiến Quốc Trung và ban nhạc Phương Đông được đông đảo khán giả yêu nhạc nhẹ cả nước biết đến.
Người người nói, Quốc Trung và Thanh Lam là sự kết hợp của hai cá tính hoàn toàn đối nghịch: Một mạnh mẽ dữ dội, một kín đáo thâm trầm. Một ồn ào nóng rực như lửa, một lặng lẽ như sóng ngầm. Nhưng chính sự “trái dấu” đó đã hút họ vào nhau, giúp họ tạo ra những sản phẩm âm nhạc tuyệt vời, trước khi đẩy họ ra xa nhau mãi mãi.
Thế nhưng, sự kết hợp rồi va chạm dữ dội của hai “đối cực” ấy đã mang lại cho âm nhạc của họ sự thăng hoa chưa từng có. Nếu như trong giai đoạn hạnh phúc của cuộc hôn nhân, Quốc Trung và Thanh Lam đã cùng nhau cho ra đời “Thiện Thanh” – một cú hích thực sư gây tiếng vang, thì ngay trước thời điểm cuộc hôn nhân của họ tan vỡ, Thanh Lam và Quốc Trung lại cùng nhau cho ra sản phẩm âm nhạc “Thanh Lam – Mây trắng bay về” – sản phẩm đến giờ này vẫn được cho là thành công nhất trong sự nghiệp âm nhạc của cả Thanh Lam và Ban nhạc Phương Đông.
Qua thời gian, trong vai trò chồng ca sĩ Thanh lam và thủ lĩnh ban nhạc Phương Đông, Quốc Trung đã trở thành nhà sản xuất âm nhạc và hòa âm phối khí hàng đầu Việt Nam. Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với Thanh Lam, Quốc Trung thực sự “lột xác” trên con đường âm nhạc, ghi dấu bằng hàng loạt những sáng tác gây tiếng vang và những sản phẩm âm nhạc có giá trị, khiến anh trở thành một trong những nhạc sĩ tiêu biểu đại diện cho âm nhạc Việt Nam ra mắt với bạn bè quốc tế.
Qua thời gian, trong vai trò chồng ca sĩ Thanh lam và thủ lĩnh ban nhạc Phương Đông, Quốc Trung đã trở thành nhà sản xuất âm nhạc và hòa âm phối khí hàng đầu Việt Nam. Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với Thanh Lam, Quốc Trung thực sự “lột xác” trên con đường âm nhạc, ghi dấu bằng hàng loạt những sáng tác gây tiếng vang và những sản phẩm âm nhạc có giá trị, khiến anh trở thành một trong những nhạc sĩ tiêu biểu đại diện cho âm nhạc Việt Nam ra mắt với bạn bè quốc tế.
Thoát ra khỏi “cái bóng” Thanh Lam, Quốc Trung có sự kết hợp với nhiều ca sĩ, và lần kết hợp nào cũng đem lại những thành công đáng kể. Nhưng ngay cả trong cuộc sống riêng cũng như trong âm nhạc, Quốc Trung đều là một người đàn ông cá tính đến đáng sợ. Anh được mệnh danh là một nhạc sĩ “lười” vì có khi đến 2 – 3 năm liền, nếu không tìm thấy được ý tưởng, anh sẵn sàng không cho ra một sản phẩm âm nhạc nào, mặc kệ các ca sĩ ngóng đợi mình dài cổ. Nhưng đổi lại, mỗi sản phẩm của Quốc Trung ra đời đều mang cá tính riêng, phong cách riêng và có những giá trị không thể lẫn lộn với những sản phẩm âm nhạc mờ nhạt đang được tung ra ngày ngày trên thì trường. Nói một cách khác, cuộc hôn nhân với Thanh Lam, Quốc Trung đã thực sự thể hiện được “đẳng cấp” của mình trong âm nhạc.
Khi một nhạc sĩ làm cha
Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với Thanh Lam cách đây 7 năm, Quốc Trung nhận nuôi hai con và trở thành người đàn ông độc thân cho đến tận bây giờ. Đó là khoảng thời gian anh thực sự chông chênh, hụt hẫng và mất mát. Nhưng là một người đàn ông chín chắn, thâm trầm, bản lĩnh, Quốc Trung đã cư xử “đẹp” với sự đổ vỡ của mình đến nỗi tất cả những người chứng kiến đều thầm thán phục anh. Đổ vỡ vì những khác biệt không thể dung hòa trong cuộc sống, đổ vỡ có lẽ bởi ca sĩ Thanh Lam là người có quá nhiều khao khát, nhiều hoài bão, nhưng sau cuộc hôn nhân tan vỡ đó, anh nhận tất cả lỗi về mình, bởi anh cho rằng không giữ được người đàn bà của mình, thì có nghĩa đó là lỗi của người đàn ông.
Nhận nuôi hai con, vừa gánh vác sự nghiệp cho riêng mình, vừa thực hiện vai trò của một người bố, Quốc Trung đã có lúc phải thừa nhận khó khăn đã nhân lên 4 lần với anh trong cả một thời kỳ dài, và nếu không có sự giúp đỡ của bố - NSND Trung Kiên, và người mẹ hai – NSND Thu Hà, thì anh thực sự mình không biết xoay xở thế nào trong giai đoạn đó.
Tuy nhiên, với vai trò một người bố, nhiều người nói, Quốc Trung đã đóng “tròn vai”, thậm chí có thể coi như một người cha hoàn hảo. Khi ra đường, Quốc Trung là một nhạc sĩ nổi tiếng, nhưng về nhà, anh đơn thuần chỉ là một người cha hết lòng chăm lo cho con cái. Anh tự tay nấu cơm cho con ăn, tự tay chăm sóc, đưa con cái đi học mỗi ngày và trở thành bạn của chính những đứa con của mình. Nhờ đó, các con anh có thể chia sẻ với anh mọi thứ. Nhờ đó, anh đã bù đắp được một phần nỗi thiếu hụt của con cái khi mất mẹ.
Khi một nhạc sĩ làm cha
Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với Thanh Lam cách đây 7 năm, Quốc Trung nhận nuôi hai con và trở thành người đàn ông độc thân cho đến tận bây giờ. Đó là khoảng thời gian anh thực sự chông chênh, hụt hẫng và mất mát. Nhưng là một người đàn ông chín chắn, thâm trầm, bản lĩnh, Quốc Trung đã cư xử “đẹp” với sự đổ vỡ của mình đến nỗi tất cả những người chứng kiến đều thầm thán phục anh. Đổ vỡ vì những khác biệt không thể dung hòa trong cuộc sống, đổ vỡ có lẽ bởi ca sĩ Thanh Lam là người có quá nhiều khao khát, nhiều hoài bão, nhưng sau cuộc hôn nhân tan vỡ đó, anh nhận tất cả lỗi về mình, bởi anh cho rằng không giữ được người đàn bà của mình, thì có nghĩa đó là lỗi của người đàn ông.
Nhận nuôi hai con, vừa gánh vác sự nghiệp cho riêng mình, vừa thực hiện vai trò của một người bố, Quốc Trung đã có lúc phải thừa nhận khó khăn đã nhân lên 4 lần với anh trong cả một thời kỳ dài, và nếu không có sự giúp đỡ của bố - NSND Trung Kiên, và người mẹ hai – NSND Thu Hà, thì anh thực sự mình không biết xoay xở thế nào trong giai đoạn đó.
Tuy nhiên, với vai trò một người bố, nhiều người nói, Quốc Trung đã đóng “tròn vai”, thậm chí có thể coi như một người cha hoàn hảo. Khi ra đường, Quốc Trung là một nhạc sĩ nổi tiếng, nhưng về nhà, anh đơn thuần chỉ là một người cha hết lòng chăm lo cho con cái. Anh tự tay nấu cơm cho con ăn, tự tay chăm sóc, đưa con cái đi học mỗi ngày và trở thành bạn của chính những đứa con của mình. Nhờ đó, các con anh có thể chia sẻ với anh mọi thứ. Nhờ đó, anh đã bù đắp được một phần nỗi thiếu hụt của con cái khi mất mẹ.
Quốc Trung nổi tiếng là người hay “sai hẹn” trong âm nhạc, nhưng một phần sự sai hẹn đó là do mọi kế hoạch, mọi thời gian biểu của anh đều bị những thứ liên quan đến con cái chi phối. Cố gắng thu xếp một cuộc sống bình yên nhất cho các con, cố gắng đưa con cái đi chơi mỗi ngày cuối tuần, cố gắng làm cho chúng những món ăn ngon nhất, điều đó khiến Quốc Trung không thể chủ động làm những gì mình thích, như những người đàn ông có một người đàn bà phía sau hỗ trợ.
Quốc Trung đóng vai “người mẹ” rất cừ. Mỗi chuyến đi xa về, trong túi Quốc Trung không bao giờ thiếu đồ chơi hay những hộp vitamin cho con. Mỗi khi muốn làm cho con một món ăn mà mình không biết, anh không ngần ngại gọi điện thoại hỏi những cô bạn thân, những người phụ nữ xung quanh mình, để rồi không ít lần những người bạn đó đã bất ngờ về sự đảm đang của anh. Và có lẽ cũng vì quá lo lắng cho con cái mình, nên đến tận bây giờ, nhiều năm sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, Quốc Trung vẫn một mình lẻ bóng đi về, không chịu bước chân vào cánh cửa hôn nhân lần thứ hai, để toàn tâm toàn ý làm một nhạc sĩ và làm một người cha tốt.
Quốc Trung đóng vai “người mẹ” rất cừ. Mỗi chuyến đi xa về, trong túi Quốc Trung không bao giờ thiếu đồ chơi hay những hộp vitamin cho con. Mỗi khi muốn làm cho con một món ăn mà mình không biết, anh không ngần ngại gọi điện thoại hỏi những cô bạn thân, những người phụ nữ xung quanh mình, để rồi không ít lần những người bạn đó đã bất ngờ về sự đảm đang của anh. Và có lẽ cũng vì quá lo lắng cho con cái mình, nên đến tận bây giờ, nhiều năm sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, Quốc Trung vẫn một mình lẻ bóng đi về, không chịu bước chân vào cánh cửa hôn nhân lần thứ hai, để toàn tâm toàn ý làm một nhạc sĩ và làm một người cha tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét