Thứ Bảy

Đường xa mây trắng: Sự hòa trộn ấn tượng

Đường xa mây trắng: Sự hòa trộn ấn tượng
Pháp luật TPHCM - 27/06/2011 00:36
Chương trình kết thúc bằng Chia tay hoàng hôn và Người ở người về với sự hòa giọng của Thanh Lam và Kiều Anh. Tiếng hát dìu dặt quen thuộc “người ơi, người ở đừng về” được Kiều Anh lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng từ dưới khán đài, tiếng nói khán giả vẫn vọng lên rõ mồn một “Hát nữa đi, không về đâu”. Có lẽ đó cũng là lý do khiến Thanh Lam phải hát thêm Hồ trên núi của nhạc sĩ Phó Đức Phương như lời tri ân cuối của một đêm nhạc đủ để hằn sâu vào trí nhớ người yêu nhạc.

Khi không còn mối duyên trong cuộc sống, mối duyên trong âm nhạc giữa họ vẫn tiếp tục khiến khán giả ngất ngây.

Sau Cầm tay mùa hè, Thanh Lam và Quốc Trung tiếp tục tái hợp với Đường xa mây trắng - Không gian âm nhạc số 3 tại khán phòng Ngụy Như Kon Tum (Hà Nội).
Lần đầu tiên gia đình một thuở của Quốc Trung và Thanh Lam cùng xuất hiện trong một chương trình. Bốn con người của hai thế hệ như một gạch nối đầy kỳ vọng về một sự kế tục tài năng.
Tìm về Đường xa
Đường xa mây trắng là sự kết hợp của hai sản phẩm âm nhạc được cho là thành công nhất của Thanh Lam và Quốc Trung. Ở phần đầu chương trình, cảm xúc thưởng lãm của độc giả được kéo lùi xa hơn với những ca khúc đậm chất dân gian. Một chiếc chiếu bày ra giữa sân khấu chính, xung quanh là những nhạc cụ âm nhạc hiện đại.
Không dễ để tiếp nhận ngay, tuy nhiên với những Đào liễu, Vọng nguyệt (chèo), Lưu lạc (xẩm tàu điện), Khúc hát đò đưa (ca trù) được thể hiện bởi các giọng ca Xuân Diệu, NSND Thanh Hoài, Kiều Anh cũng đã tạo ra những xúc cảm mới cho người xem. Thêm vào đó, âm nhạc world music dưới sự biểu diễn của nhạc sĩ Quốc Trung cũng đã góp thêm vào sự thành công của bữa tiệc âm nhạc đầy màu sắc.
Nhạc sĩ Quốc Trung tâm sự: “Tôi biểu diễn từ năm 15 tuổi, khi đó Thanh Lam cũng mới 12, 13 tuổi. Tôi có may mắn được đứng trên sân khấu với các nghệ sĩ bậc cha chú. Nhưng mãi đến sau này mới có dịp được làm việc với NSƯT Thanh Hoài và tôi ân hận vì sao không hợp tác với cô Hoài sớm hơn…”.

Sự xuất hiện của âm nhạc dân gian như một khúc dạo đầu đầy ấn tượng, để sau đó ca sĩ Thanh Lam bất ngờ hòa nhịp với những Em tôi, Đợi chờ hay Một thoáng Tây Hồ. Giọng ca khỏe khoắn của Thanh Lam hòa vào những làn điệu mượt mà, da diết của chèo, của ca trù với Kiều Oanh và NSƯT Thanh Hoài trên nền nhạc của sáo trúc, mõ hay guitar bass, trống càng làm cho sự giao thoa âm nhạc được đẩy lên cao mà không hề gượng gạo.
Mây trắng bay về
Mặc dù trước đó nhạc sĩ Quốc Trung đã lên tiếng bác bỏ về việc Đường xa mây trắng là một mini show của chính gia đình anh. Tuy nhiên, với những gì đã diễn ra, người xem dễ dàng nhận thấy hình ảnh gia đình đã chiếm hết một phần lớn thời lượng của phần hai. Mở đầu, cậu con trai nhỏ Đăng Quang chiêu đãi người xem với màn độc tấu piano một bản Chopin. Tiếp đó, cô chị gái Thiện Thanh trình diễn Giọt sương trên mi mắt của nhạc sĩ Thanh Tùng. Một chút thẹn thùng, một chút lo lắng, tuy nhiên hai “thiên thần” nhỏ của cặp đôi vàng một thuở của làng nhạc Việt cũng chỉ cần có thế để lấy được từ phía khán giả những tràng pháo tay tán thưởng và một sự kỳ vọng về những tài năng âm nhạc đang được định hình.


Sau khi hòa nhịp cùng các con với ca khúc Tre xanh ru do chính Quốc Trung sáng tác, sự cuồng nhiệt, hết mình của Thanh Lam như những gì thường có bắt đầu có sự “chuyển động” bằng những ca khúc nằm lòng của cô. Đó là những Mây trắng bay về, Lời tôi ru và Tiến thoái lưỡng nan, Hoa tím ngoài sân hay Hoa sữa, những tác phẩm được nhạc sĩ Quốc Trung đích thân dàn dựng, phối khí. Sự cuồng nhiệt được đẩy lên cao độ khi guitarist Trần Thắng của nhóm Ngũ Cung cũng “cháy” theo Thanh Lam với những màn cọ dây đàn vào cần micro - một thủ thuật độc đáo để tạo nên những giai điệu đậm chất rock.

Chương trình kết thúc bằng Chia tay hoàng hôn và Người ở người về với sự hòa giọng của Thanh Lam và Kiều Anh. Tiếng hát dìu dặt quen thuộc “người ơi, người ở đừng về” được Kiều Anh lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng từ dưới khán đài, tiếng nói khán giả vẫn vọng lên rõ mồn một “Hát nữa đi, không về đâu”. Có lẽ đó cũng là lý do khiến Thanh Lam phải hát thêm Hồ trên núi của nhạc sĩ Phó Đức Phương như lời tri ân cuối của một đêm nhạc đủ để hằn sâu vào trí nhớ người yêu nhạc.
Không gian âm nhạc (Music Space) được chính thức công diễn đêm đầu tiên vào ngày 23 và 24-4 tại khán phòng Ngụy Như Kon Tum (Hà Nội). Ê kíp thực hiện của chương trình mong muốn đem đến cho khán giả một không gian âm nhạc theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thế nên mỗi khán phòng sẽ chỉ có tối đa 270 vé/đêm diễn.
Theo kịch bản, mỗi một Không gian âm nhạc sẽ giới thiệu 1-2 nghệ sĩ “cực chất”, có mối liên hệ với nhau. Số mở đầu, tháng 4 là Tùng Dương - Lê Cát Trọng Lý, hai người trẻ đầy cá tính; số thứ hai là sự kết hợp giữa Tuấn Ngọc - Nguyên Thảo, chênh lệch về tuổi tác nhưng chung màu sắc âm nhạc; Quốc Trung - Thanh Lam từng là vợ chồng với sợi dây ràng buộc là hai con nhỏ. Sắp tới là Ngọc Anh - Anh Khang, hai chị em ruột… Không gian âm nhạc không MC, không trò diễn, chỉ có âm nhạc acoustic và cuộc trò chuyện đầy ngẫu hứng của một khán giả đặc biệt điểm xuyết trong đêm diễn.
HỒ VIẾT THỊNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét