Thứ Bảy

SỰ ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA NHỮNG DIVA VỚI TÂN NHẠC VIỆT NAM !

SỰ ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA NHỮNG DIVA VỚI TÂN NHẠC VIỆT NAM !

Tên thật là Đoàn Thanh Lam (19/06/1969), cô sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, cha là nhạc sĩ Thuận Yến, mẹ là nghệ sĩ của nhạc dân tộc Thanh Hương. Cô đạt giải ca sĩ được yêu thích nhất tại Festival âm nhạc Lahavan-Cuba năm 1989, sự nghiệp của cô thẳng tiến từ đó. Thanh Lam thành công khi thể hiện những ca khúc của cha mình và được đón nhận một cách nồng nhiệt. Với giọng ca tuyệt vời đã lấy cắp hàng triệu trái tim của người yêu nhạc, cô đã khẳng định vị trí của mình “Nữ Hoàng nhạc nhẹ” của nền âm nhạc Việt Nam. Album “Mây trắng bay về”, “Nắng lên”, “Giọt…Lam”…mang lại thành công rất lớn cho cô. Ngày 11-01-2007, Thanh Lam là ca sĩ tự do đầu tiên được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.

Tân nhạc Việt Nam ban đầu được khai sáng bằng hai bài nhạc tổ. Thứ nhất là bài “Gió mùa thu” của cố nhạc sĩ Đặng Thế Phongsáng tác hoàn chỉnh năm 1942 và bài “Dạ cổ Hoài Lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sang tác năm 1918, đã mở ra một trang sử mới cho nền âm nhạc Việt Nam _ nhạc của người Việt. Tiếp đến là những nhạc sĩ mà tên tuổi của họ gắn liền với tình ca, họ viết về thiên nhiên, về tình yêu, về cuộc sống, về những điều giản dị nhất mà mãi đến sau này những ca khúc của họ vẫn được khan giả yêu mến. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với bản đầu tay là “Ướt Mi” , nhạc sĩ Phạm Duy với “Tình ca”, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên với“Bản tình cuối”… Điều đáng nói ở đây là tên tuổi của họ được chia thành nhiều dòng nhạc nhỏ nữa trong Tân nhạc Việt Nam. Ví dụ: Tình ca Phạm Duy, Nhạc Trịnh, Tình Khúc Ngô Thụy Miên… Tiếp đến nữa có rất nhiều nhạc sĩ trẻ tên tuổi trong làng nhạc Việt như nhạc sĩ Trần Tiến, nhạc sĩ Thuận Yến, nhạc sĩ Lam Phương… Và hiện nay, gần gũi với giới trẻ, có nhạc sĩ Đức Trí, nhạc sĩ Thái Thịnh, nhạc sĩ Minh Vy… Tất cả họ tuy sáng tác ở thể loại nào, nội dung ra sao, điều chung một mục đích là đem âm nhạc Việt đến với khán thính giả yêu nhạc, “mang hồn Việt vào tâm hồn người Việt”.

Gắn liền với các nhạc sĩ trên là những Diva đã mang âm nhạc của họ đến với công chúng. Diva theo tiếng Ý nghĩa là “Nữ Thần”.Trong giới truyền thông, Diva dùng để miêu tả nữ nghệ sĩ tài năng, có giọng ca khoáng đạt, làm chủ sân khấu và cống hiến lớn cho nền âm nhạc. Bằng giọng hát thiên phú, bằng sự tập luyện không ngừng, bằng niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng, Họ_những Diva của nhạc Việt_ đã thả hồn của mình vào từng ca từ của bài hát. Đến thời điểm này, có 12 tên tuổi Diva được công chúng yêu mến và các nhà phê bình âm nhạc công nhận những đóng góp to lớn của họ với làng nhạc Việt.


1_ Khánh Ly: Tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai (06/03/1945), cô bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình năm 1960 cho đến nay đã hơn 50 năm trong nghề. Năm 1967, Khánh Ly gặp lại và hợp tác với Trịnh Công Sơn. Sau nhiều lần từ chối lời mời, từ đó hai người trở thành một hiện tượng của tân nhạc Việt Nam. Nói về thành công của cô thì có quá nhiều, cô thả “hồn âm vào Trịnh” với chất giọng khan và ấm của mình. Tác phẩm đầu tay của cô “Hát cho quê hương Việt Nam” năm 1969, tạo được dấu ấn mạnh mẽ với giới yêu nhạc Sài Gòn và cho đến bây giờ, khi đứng trên sân khấu Pari By Night (PBN) ở hải ngoại, tiếng hát của cô vẫn cuốn hút hàng triệu trái tim người yêu nhạc VN. Những ca khúc thành công vang dội: Ước mi, Diễm xưa, Một cõi đi về, Chiều một mình qua phố…


2_ Thanh Tuyền: Tên thật la Phạm Như Mai (1949), cô bắt đầu sự nghiệp ca hát khi mới 10 tuổi, bằng chiến thắng giải nhất trong giải “Thần Đồng” ở Đà Lạt. Sau đó Thanh Tuyền kí hợp đồng với hãng đĩa Continenal của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Năm 1967-1968, Thanh Tuyền hát song ca cùng Chế Linh đã rất thành công và tạo được sự yêu thích của công chúng. Dòng nhạc trữ tình và tình khúc vàng gắn liền với tên tuổi của cô. Và bây giờ khi sống ở Hải ngoại cùng gia đình, cô vẫn nhận lời mời biểu diễn trên sân khấu Hải ngoại như Vân Sơn Productions, PBN, Asia…


3_ Ngọc Lan: Tên thật là Lê Thanh Lan (28/12/1956 – 06/03/2001), khi nhắc đến cô, người ta thường nói nữ ca sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh. Sự nghiệp ca hát của cô bắt đầu khi gặp nhạc sĩ Lê Hoàng Long tại quê hương tỉnh Khánh Hòa nhưng thành công vang dội khi cô qua Hải ngoại. Ngọc Lan gắn liền với những bản tình ca, những tình khúc vàng có chất giọng ngọt ngào, trữ tình sâu lắng như “Em đã yêu anh”, “Mặt trời bên kia mùa hạ”, “Mưa trên biển vắng”, “Và con tim đã vui trở lại”… Là những tình khúc gắn liền với tên tuổi của cô.


4_ Giao Linh: Tên thật là Đỗ Thị Sinh (08/09/1949), sự nghiệp của cô bắt đầu khi chiến thắng giành huy chương vàng trong cuộc thi Kim Hoàng tại VN. Những năm sau đó dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cô đã tạo dấu ấn to lớn đến khán giả tại nhà hát Quốc Thanh. Lần đầu tiên cô xuất hiện trên truyền hình vào năm 1969, từ đó tên tuổi của cô ngày càng đi sâu vào lòng công chúng yêu nhạc VN. Danh hiệu “Nữ Hoàng Sầu Muộn” với những tình khúc quê hương, những nhạc vàng mang dấu ấn mối tình ngang trái, bằng giọng ca cuốn hút và sâu lắng của cô đã để lại trong tâm tư khán thính giả những nỗi buồn mang mác. Ca khúc “Lòng mẹ”, “Tiếng xưa”, “Màu tím Pensee”…đã gắn liền với tên tuổi Giao Linh.


5_ Khánh Hà: Tên thật là Lã Khánh Hà (28/03/1952) cô sinh ra trong một gia đình nghệ thuật có cha là nghệ sĩ Lữ Liên, các anh chị em ruột đều là danh ca nổi tiếng: Tuấn Ngọc, Thúy Anh, Anh Tú, Lan Anh, Bích Chiêu và Lưu Bích. Cô đi hát lần đầu tiên khi mới 16 tuổi và năm 1909 cùng Anh Tú gia nhập ban nhạc The Flowers. Sau đó cô cùng vài anh em trong gia đình lập ban nhạc Vpright nổi tiếng một thời. Cô gắng liền với những bản tình ca như “Cô Hồng”, “Hạ Trắng”, những tình khúc tiếng Anh… bằng giọng hát nồng nàn rất riêng biệt và ngày càng điêu luyện, cô đã đi sâu vào lòng quý khán thính giả Hải ngoại và Việt Nam.


6_ Như Quỳnh: Tên thật là Lê Tâm Quỳnh Như (09/09/1970) cô bước vào con đường ca hát khi đoạt giải Đặc Biệt trong cuộc thi Tiếng Hát truyền hình TP.HCM năm 1991 với số điểm tuyệt đối mà đến nay vẫn chưa có thi sinh nào đạt được danh hiệu cao quý đó. Năm 1994, sau khi qua Hải ngoại định cư, năm 1993 cô được người điều hành trung tâm Asia là Trúc Hồ và Thy Vân mời thử giọng và ngay sau đó được thu hình nhạc phẩm đầu tiên “ Chuyện hoa sim” trong chương trình tác giả và tác phẩm. Sau đó 2 năm cô hợp tác với trung tâm Thúy Nga PBN và trở thành ca sĩ trụ cột của PBN. Nói đến Như Quỳnh, người ta nhắc đến dòng nhạc trữ tình quê hương và những tình khúc vàng mà cô thể hiện bằng chất giọng tuyệt đẹp, trong vắc, đi sâu vào lòng khán thính giả yêu nhạc Việt Nam. Sau hơn 20 năm ca hát, hầu như bất kì ca khúc nào của cô đều được mọi người yêu mến: “Chuyện hoa sim”, “Chuyện nàng trinh nữ tên Thi”, “Tơ tằm”, “Lòng tôi”, “Duyên phận”, “Người tình mùa đông”…Chính vì thế cô là ca sĩ đắt show nhất và cát-xê cao nhất ở Hải ngoại hiện nay.


7_ Mỹ Linh: Tên thật là Đỗ Mỹ Linh (19/08/1975), cô đỗ thủ khoa thanh nhạc của nhạc viện Hà Nội vào năm 1993 và sự nghiệp ca hát của cô bắt đầu từ đây. Tháng 8-1993 cô cùng cô ban nhạc Hoa Sữa đoạt giải nhì cùng “Giải ca sĩ trẻ ấn tượng nhất liên hoan” với bài “Thì thầm mùa xuân” trong cuộc thi liên hoan các ban nhạc nhẹ toàn quốc. Với giọng ca khỏe, cao vút, luyến từ điêu luyện, cô đã mang âm nhạc của mình vào lòng khán tính giả Việt Nam. “Tóc ngắn”, “Made in VN”, “Chat với Moart”, “Để tình yêu hát” là những Album thành công nhất của cô, và hơn thế nữa “Made in VN” được chọn là Album thành công nhất, không những thế “Made in Việt Nam” được chọn là Album của tháng tại Nhật Bản.


8_ Thanh Lam: Tên thật là Đoàn Thanh Lam (19/06/1969), cô sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, cha là nhạc sĩ Thuận Yến, mẹ là nghệ sĩ của nhạc dân tộc Thanh Hương. Cô đạt giải ca sĩ được yêu thích nhất tại Festival âm nhạc Lahavan-Cuba năm 1989, sự nghiệp của cô thẳng tiến từ đó. Thanh Lam thành công khi thể hiện những ca khúc của cha mình và được đón nhận một cách nồng nhiệt. Với giọng ca tuyệt vời đã lấy cắp hàng triệu trái tim của người yêu nhạc, cô đã khẳng định vị trí của mình “Nữ Hoàng nhạc nhẹ” của nền âm nhạc Việt Nam. Album “Mây trắng bay về”, “Nắng lên”, “Giọt…Lam”…mang lại thành công rất lớn cho cô. Ngày 11-01-2007, Thanh Lam là ca sĩ tự do đầu tiên được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.


9_ Hồng Nhung: Tên thật là Lê Hồng Nhung (15/03/1970) cô đạt huy chương vàng hội diễn ca nhạc toàn quốc với bài “Diều ơi cho em bay”, của nhạc sĩ Nguyễn Cường năm 1985, đánh dấu sự xuất hiện của Hồng Nhung trên con đường nghệ thuật. Năm 1992, cô gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và bắt đầu hát nhạc Trịnh. Với chất giọng hay, sức trẻ nhiệt huyết, cô đã đưa “hồn dương” vào nhạc Trịnh và được sự đón nhận nồng nhiệt của khán thính giả. Album của cô: “Tiếng hát Hồng Nhung”, “Sao anh không đến”, “Chợt nghe em hát”, “Bài ca cho anh”, “Bống bồng ơi”…được sự đánh giá cao của giới nghệ thuật và khan thính giả yêu nhạc.


10_ Trần Thu Hà: Tên thật là Trần Thu Hà(16/08/1977), cô sinh ra trong một gia đình nghệ thuật kì cựu, cha là nhạc sĩ Trần Hiếu, mẹ là NSƯT Võ Thúy Huyền Nguyên trưởng khoa thanh nhạc của nhạc viện Hà Nội, chú là nhạc sĩ Trần Tiến. Ban đầu chất giọng của cô mỏng, không có cá tính nhưng sau khi tôi luyện ở môi trường nhạc viện một thời gian dài, cô đã chinh phục khán thính giả. Cô thể hiện rất thành công những ca khúc của nhạc sĩ Trần Tiến. Nổi bật là “Sắc màu”, những bài hát mang âm hưởng lạ, sáng tạo…Tháng 4/2002, album “Nhật thực” của cô được công chúng yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt, giới phê bình đánh giá rất cao, kể từ đó cô trở thành 1 trong 4 Diva đương đại của nhạc Việt. Bây giờ, khi qua hải ngoại, cô ngày càng thành công hơn trên sân khấu PBN.


11_ Thu Minh: Tên thật là Vũ Thu Minh(22/09/1977), cô đoạt giải nhất cuộc thi “Tiếng hát truyền hình TP.HCM” năm 1993 khi mới 16 tuổi, gây ấn tượng mạnh với giới truyền thông lúc bấy giờ. Thu Minh được sự chú ý của khán thính giả sau khi thể hiện ca khúc “Nhớ anh” của Kì Phương và hình tượng “Sexy là thương hiệu của tôi”, với một phong cách, một chất giọng , xử lý kĩ thuật rất riêng biệt của mình, cô đã chinh phục khán giả yêu nhạc Việt nam và được giới phê bình đánh giá cao. Album của cô “Ước mơ”, “Nếu như”, “Lời cuối”, “Tình em”, “I do – PEARL”, “Thiên đàng”, “Giác quan thứ 6”, đều được công chúng yêu mến, cô là diva số 1 của dòng nhạc Dance Việt.


12_ Mỹ Tâm: Tên thật là Phan Thị Mỹ Tâm, sự nghiệp của cô bắt đầu từ năm 1999 sau khi cô kí hợp đồng trở thành ca sĩ độc quyền của vafaco và “Nhớ anh” là ca khúc thu thanh đầu tiên của cô. Tháng 6-2001, Mỹ Tâm tốt nghiệp thủ khoa trung cấp thanh nhạc hệ chính quy, những ca khúc đầu tay “Mãi yêu”, “Tóc nâu môi trầm”,…được khán giả trẻ yêu thích cuồng nhiệt. Với giọng “thổ” đặc trưng, khỏe khoắn, tươi trẻ trong cách trình diễn cô đã đi sâu vào lòng ái mộ của những khán thính giả trẻ của Việt Nam. Những thành công của cô cho đến thời điểm này xứng đáng để Mỹ Tâm nhận danh hiệu Diva số 1 của dòng nhạc trẻ Việt Nam. Ngoài ra cô còn là một nhà hoạt động từ thiện tích cực, một tấm gương tốt về thế hệ nghệ sĩ trẻ tri ân cho xã hội và đất nước. Nhân đây, xin thay mặt cho những mảnh đời bất hạnh gởi đến Mỹ Tâm lời cảm ơn chân thành và chúc cô sẽ tiếp tục vững bước trên con đường âm nhạc của mình!


12 Diva trên là những ngôi sao tiêu biểu cho thế hệ các nữ ca sĩ của nền âm nhạc Việt Nam, còn rất nhiều các Diva khác như cô Hương Lan, cô Ý Lan, cô Cẩm Vân, cô Lệ Thu, Hồ Quỳnh Hương, Minh Tuyết, Hồ Ngọc Hà…Họ đều có đóng góp to lớn cho sự phát triển về hiếu nghe nhìn trong âm nhạc của khán thính giả VN. Những công sức của các diva bỏ ra để tập luyện miệt mài, tìm tòi cái hay trong nghệ thuật để giúp khán giả có thêm những tác phẩm hay để đóng góp tích cực cho xã hội , qua các hoạt động từ thiện, điều đó đáng để chúng ta tôn vinh họ, tri ân đến các diva lời cảm ơn chân thành ! Mong là nền âm nhạc Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ chứ không “bão hòa” như hiện nay.
JoLee

(Bài báo này dành tặng www.taoxanh.net nên sao lưu giữ nguyên bản quyền tác phẩm):leaf18::leaf17::leaf10:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét