Thanh Lam - vẫn đầy ám ảnh
07/11/2006 20:09
07/11/2006 20:09
Điều đặc biệt nhất trong giọng hát Thanh Lam là độ khàn “hơi Tây” rất thích hợp với các dòng nhạc pop, jazz, rock. Thanh Lam đã lựa chọn đúng thứ âm nhạc lốc bụi này. Với chất lửa vừa hoang dại vừa đời thường, Thanh Lam không chần chừ, không nửa vời, đã hết mình hét lên sự thật đau đớn nhân bản mà con người từng chịu đựng.
Sự thành tâm với nghệ thuật của cô được người cha hỗ trợ bằng ca khúc Chia tay hoàng hôn (lời thơ Hoài Vũ). Đó là một hoài vọng bằng âm thanh để ghi lại cuộc chia ly khi vợ mang thai cô bé, phải ra Hà Nội để sinh nở còn ông ở lại. Nhưng, nó được làm mới bằng một cảm nhận rất thời đại. Thanh Lam đã tìm được cách thể hiện thuyết phục nhất cái thời khắc đặc biệt này của tình yêu. Và Chia tay hoàng hôn cùng Giọt nắng bên thềm (Thanh Tùng) đã đưa Thanh Lam tới Giải thưởng lớn (Grand Prix) của LH Nhạc nhẹ toàn quốc 1991.
Ở LH nhạc pop châu Á Fukuota, Thanh Lam đã hát Giọt nắng bên thềm trong đêm duy nhất giữa 8.000 khán giả. Còn ở LH nhạc Jazz tại Montreux, Thanh Lam đã hát Hò mái nhì trên nền phối nhạc Jazz của Quốc Trung. Cô còn song ca với ca sĩ nổi tiếng Thụy Sĩ Stefan Eicher một sáng tác của chính ca sĩ đó: Wake up (Dậy đi em). Cũng chính năm 1996 ấy, cô đã độc diễn chương trình Đêm huyền diệu.
Nếu NS Ngọc Đại là người đầu tiên phát hiện ra tài năng tiềm ẩn của giọng hát Thanh Lam từ thuở ban đầu, thì NS Quốc Trung (người chồng thứ 2 của Thanh Lam) là người cộng hưởng đề tài năng ấy thành một “xoáy lốc âm thanh”. Năm tháng đi qua. Thế kỷ trước đã khép lại tuổi “tang thập nhi lập”, đạt tới đỉnh cao của Thanh Lam. Bước sang thế kỷ mới, không ai nghĩ Thanh Lam và Quốc Trung sau khi đã có với nhau 2 con, vẫn phái chấp nhận bi kịch chia đôi dẫu có khi trong lòng vẫn còn yêu nhau.
Bi kịch thì đau đớn, song như Trần Tiến đã tìm viết trong một bài ca “con người chỉ lớn lên trong chính nỗi cô đơn”, có lẽ Thanh Lam sinh ra để làm một xoáy lốc âm thanh ám ảnh đời sống thì cũng phải chịu đựng những con sóng bi kịch mà đời sống trả lại. Nhưng Lam không lùi bước. Trong cô độc, Lam như chỉ tạm lắng mình lại. Cô cầm cọ và màu, trút mình vào vải trên giá vẽ. Cuối cùng vẫn không phải là những giãi bày với dư luận mà là hát. Hát đến tận cùng để thêm những xoáy lốc mới.
Một bừng nổ mới ở Thanh Lam khi cô gặp dòng ca khúc tuôn trào của Lê Minh Sơn. Cô như hồi sinh, như tìm được hăng đi mới sau thời gian im lặng. Thanh Lam lại Nắng lên ở tuổi 35 trong chương trình mang chính tựa đề ấy. Cái khát khao vươn tới tự do, có lúc thật dị biệt trong ca khúc Lê Minh Sơn và trong giọng hát Thanh Lam đã gặp nhau, đã đồng cảm và cộng hưởng mạnh mẽ. Âm nhạc Lê Minh Sơn liền mạch và phóng khoáng. Thanh Lam ngấm như men rượn làng và đã đem đến cho người nghe những rung động mới mẻ của Lê Minh Sơn. Nhờ vậy,Thanh Lam cũng đã tự làm mới mình.
Chính từ sự làm mới này, với công ty TKK Concert, Thanh Lam đã dắt tay Lê Minh Sơn cùng quay về gặp gỡ giai điệu Trịnh Công Sơn trong Ru ta ngậm ngùi. Để hát nhạc Trịnh theo cách riêng, Thanh Lam phải đủ bản lĩnh vượt qua từ trường Khánh Ly quá rộng, vượt qua ngay chính cuộc chơi cũ của mình. Sương khói trong giai điệu nhạc Trịnh đã trở thành nơi nương náu nỗi u uẩn của một “Nữ hoàng nhạc nhẹ” ngày nào tự chán cái mình có đã thấy một Thanh Lam thanh thản hơn giữa một dàn đàn dây sang trọng cùng giọng vocalisa của Khánh Linh. Một góc nhìn khác hẹp và ẩm tối từ Nhìn những mùa thu đi, Tình xa và Ướt mi. Nghe Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ qua Thanh Lam mới tê tái làm sao.
Sau chương trình này, Thanh Lam lại tiếp tục độc diễn cùng Lê Minh Sơn trong album em và đêm - một album có thể nói là hay nhất của nhạc nhẹ VN từ hai thập niên nay. Những xoáy lốc âm thanh của Thanh Lam trên vòm trời nhạc nhẹ Việt Nam vẫn chưa dừng lại. Vẫn đầy ám ảnh...
Theo Nguyễn Thụy Kha (PN)
Ở LH nhạc pop châu Á Fukuota, Thanh Lam đã hát Giọt nắng bên thềm trong đêm duy nhất giữa 8.000 khán giả. Còn ở LH nhạc Jazz tại Montreux, Thanh Lam đã hát Hò mái nhì trên nền phối nhạc Jazz của Quốc Trung. Cô còn song ca với ca sĩ nổi tiếng Thụy Sĩ Stefan Eicher một sáng tác của chính ca sĩ đó: Wake up (Dậy đi em). Cũng chính năm 1996 ấy, cô đã độc diễn chương trình Đêm huyền diệu.
Nếu NS Ngọc Đại là người đầu tiên phát hiện ra tài năng tiềm ẩn của giọng hát Thanh Lam từ thuở ban đầu, thì NS Quốc Trung (người chồng thứ 2 của Thanh Lam) là người cộng hưởng đề tài năng ấy thành một “xoáy lốc âm thanh”. Năm tháng đi qua. Thế kỷ trước đã khép lại tuổi “tang thập nhi lập”, đạt tới đỉnh cao của Thanh Lam. Bước sang thế kỷ mới, không ai nghĩ Thanh Lam và Quốc Trung sau khi đã có với nhau 2 con, vẫn phái chấp nhận bi kịch chia đôi dẫu có khi trong lòng vẫn còn yêu nhau.
Bi kịch thì đau đớn, song như Trần Tiến đã tìm viết trong một bài ca “con người chỉ lớn lên trong chính nỗi cô đơn”, có lẽ Thanh Lam sinh ra để làm một xoáy lốc âm thanh ám ảnh đời sống thì cũng phải chịu đựng những con sóng bi kịch mà đời sống trả lại. Nhưng Lam không lùi bước. Trong cô độc, Lam như chỉ tạm lắng mình lại. Cô cầm cọ và màu, trút mình vào vải trên giá vẽ. Cuối cùng vẫn không phải là những giãi bày với dư luận mà là hát. Hát đến tận cùng để thêm những xoáy lốc mới.
Một bừng nổ mới ở Thanh Lam khi cô gặp dòng ca khúc tuôn trào của Lê Minh Sơn. Cô như hồi sinh, như tìm được hăng đi mới sau thời gian im lặng. Thanh Lam lại Nắng lên ở tuổi 35 trong chương trình mang chính tựa đề ấy. Cái khát khao vươn tới tự do, có lúc thật dị biệt trong ca khúc Lê Minh Sơn và trong giọng hát Thanh Lam đã gặp nhau, đã đồng cảm và cộng hưởng mạnh mẽ. Âm nhạc Lê Minh Sơn liền mạch và phóng khoáng. Thanh Lam ngấm như men rượn làng và đã đem đến cho người nghe những rung động mới mẻ của Lê Minh Sơn. Nhờ vậy,Thanh Lam cũng đã tự làm mới mình.
Chính từ sự làm mới này, với công ty TKK Concert, Thanh Lam đã dắt tay Lê Minh Sơn cùng quay về gặp gỡ giai điệu Trịnh Công Sơn trong Ru ta ngậm ngùi. Để hát nhạc Trịnh theo cách riêng, Thanh Lam phải đủ bản lĩnh vượt qua từ trường Khánh Ly quá rộng, vượt qua ngay chính cuộc chơi cũ của mình. Sương khói trong giai điệu nhạc Trịnh đã trở thành nơi nương náu nỗi u uẩn của một “Nữ hoàng nhạc nhẹ” ngày nào tự chán cái mình có đã thấy một Thanh Lam thanh thản hơn giữa một dàn đàn dây sang trọng cùng giọng vocalisa của Khánh Linh. Một góc nhìn khác hẹp và ẩm tối từ Nhìn những mùa thu đi, Tình xa và Ướt mi. Nghe Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ qua Thanh Lam mới tê tái làm sao.
Sau chương trình này, Thanh Lam lại tiếp tục độc diễn cùng Lê Minh Sơn trong album em và đêm - một album có thể nói là hay nhất của nhạc nhẹ VN từ hai thập niên nay. Những xoáy lốc âm thanh của Thanh Lam trên vòm trời nhạc nhẹ Việt Nam vẫn chưa dừng lại. Vẫn đầy ám ảnh...
Theo Nguyễn Thụy Kha (PN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét