Live show Thanh Lam: Chín ngọt người đàn bà hát
-
Thứ bảy, 04 Tháng ba 2006, 15:56 GMT+7
Cả hai đêm Thanh Lam Em tôi (2, 3/3/2006) khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội chật cứng khán giả. Lam hát như tâm sự, như thú tội trước chính bản thân mình.
Những ca khúc kể chuyện người đàn bà hát
Giọt nắng bên thềm vẫn nhẹ nhàng, thủ thỉ, nhưng được Thanh Lam hát bằng một cảm xúc khác, không phải sự háo hức của tuổi trẻ, mà là sự đằm thắm của một người đàn bà đang ở độ chín của nghề, của đời. Cũng thuộc “dòng” những bài hát gắn với tên tuổi Thanh Lam, Hoa sữa (Hồng Đăng) được Lam chọn đưa vào mạch chuyện như một điểm nhấn đầy hoài niệm, khắc khoải.
Thanh Lam dành khá nhiều tình cảm của mình cho Lê Minh Sơn khi hát một loạt ca khúc của anh. Điểm nhấn của chương trình có lẽ là sự xuất hiện của Trọng Tấn với hai bài hát song ca. Trăng lưỡi liềm và Xa xa đều là sáng tác của Lê Minh Sơn. Sự kết hợp giữa một giọng cổ điển với một giọng nhạc nhẹ là phát hiện thú vị nhất của đêm diễn. Với hai ca khúc này, Thanh Lam một lần nữa chứng minh sự phong phú và đa dạng trong giọng hát của mình. Đây là hai trong những bài hát sẽ phát hành trong album song ca sắp tới của Thanh Lam và Trọng Tấn.
Ca khúc Hát một ngày mới (Lê Minh Sơn) kết thúc chương trình như lời chào một ngày mới đầy những sự bất ngờ và những thành công mới.
Live show đẳng cấp “diva”
Thanh Lam và nhà thơ Phan Huyền Thư trong liveshow
Đa số khán giả sau khi xem xong Em tôi đều phải thốt lên “Thế này mới gọi là live show chứ"! Một chương trình ca nhạc mà ở đó, giọng hát được tôn lên vị trí cao nhất, không cần đến bất kỳ một sự trợ giúp nào của “kỹ xảo” âm thanh cũng như của ánh sáng sân khấu.
Không thực sự giữ vai trò MC, nhà thơ Phan Huyền Thư xuất hiện trên sân khấu như một người bạn từ thuở thiếu thời, chị nói chuyện với khán giả về những kỷ niệm tuổi thơ của hai người, những đức tính tạo nên cá tính âm nhạc của Thanh Lam.
Không có sự ồn ào của fan với cờ hoa, băng rôn như những live show của các ca sỹ trẻ, đến với Em tôi là những khán giả yêu tiếng hát Thanh Lam, họ đến để thưởng thức nghệ thuật. Khán phòng lặng phắc lắng nghe tiếng thủ thỉ của Thanh Lam, nhất là ca khúc hát không nhạc đệm Tôi ru em ngủ của cố nhạc sỹ họ Trịnh, Thanh Lam đã gây bất ngờ với bao nhiêu trái tim từng yêu nhạc Trịnh.
Gần hai tiếng đồng hồ với 15 ca khúc hát “sống” nhưng không hề thấy “phô” hay “chênh” ở bất kỳ bài hát nào, ngay cả việc “sự cố” mất tín hiệu loa kiểm tra thì Thanh Lam vẫn cứ hát chuẩn và “sung” như không hề có chuyện gì xảy ra. Một mình vừa hát vừa trò chuyện. Mỗi bài hát là một sự chuẩn bị kỹ càng từ phối khí đến dựng “bè”, từng câu chữ đều được Thanh Lam trau truốt để tạo nên một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn làm hài lòng khán giả.
-
Theo VNN
Thứ bảy, 04 Tháng ba 2006, 15:56 GMT+7
Cả hai đêm Thanh Lam Em tôi (2, 3/3/2006) khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội chật cứng khán giả. Lam hát như tâm sự, như thú tội trước chính bản thân mình.
Những ca khúc kể chuyện người đàn bà hát
Giọt nắng bên thềm vẫn nhẹ nhàng, thủ thỉ, nhưng được Thanh Lam hát bằng một cảm xúc khác, không phải sự háo hức của tuổi trẻ, mà là sự đằm thắm của một người đàn bà đang ở độ chín của nghề, của đời. Cũng thuộc “dòng” những bài hát gắn với tên tuổi Thanh Lam, Hoa sữa (Hồng Đăng) được Lam chọn đưa vào mạch chuyện như một điểm nhấn đầy hoài niệm, khắc khoải.
Thanh Lam dành khá nhiều tình cảm của mình cho Lê Minh Sơn khi hát một loạt ca khúc của anh. Điểm nhấn của chương trình có lẽ là sự xuất hiện của Trọng Tấn với hai bài hát song ca. Trăng lưỡi liềm và Xa xa đều là sáng tác của Lê Minh Sơn. Sự kết hợp giữa một giọng cổ điển với một giọng nhạc nhẹ là phát hiện thú vị nhất của đêm diễn. Với hai ca khúc này, Thanh Lam một lần nữa chứng minh sự phong phú và đa dạng trong giọng hát của mình. Đây là hai trong những bài hát sẽ phát hành trong album song ca sắp tới của Thanh Lam và Trọng Tấn.
Ca khúc Hát một ngày mới (Lê Minh Sơn) kết thúc chương trình như lời chào một ngày mới đầy những sự bất ngờ và những thành công mới.
Live show đẳng cấp “diva”
Thanh Lam và nhà thơ Phan Huyền Thư trong liveshow
Đa số khán giả sau khi xem xong Em tôi đều phải thốt lên “Thế này mới gọi là live show chứ"! Một chương trình ca nhạc mà ở đó, giọng hát được tôn lên vị trí cao nhất, không cần đến bất kỳ một sự trợ giúp nào của “kỹ xảo” âm thanh cũng như của ánh sáng sân khấu.
Không thực sự giữ vai trò MC, nhà thơ Phan Huyền Thư xuất hiện trên sân khấu như một người bạn từ thuở thiếu thời, chị nói chuyện với khán giả về những kỷ niệm tuổi thơ của hai người, những đức tính tạo nên cá tính âm nhạc của Thanh Lam.
Không có sự ồn ào của fan với cờ hoa, băng rôn như những live show của các ca sỹ trẻ, đến với Em tôi là những khán giả yêu tiếng hát Thanh Lam, họ đến để thưởng thức nghệ thuật. Khán phòng lặng phắc lắng nghe tiếng thủ thỉ của Thanh Lam, nhất là ca khúc hát không nhạc đệm Tôi ru em ngủ của cố nhạc sỹ họ Trịnh, Thanh Lam đã gây bất ngờ với bao nhiêu trái tim từng yêu nhạc Trịnh.
Gần hai tiếng đồng hồ với 15 ca khúc hát “sống” nhưng không hề thấy “phô” hay “chênh” ở bất kỳ bài hát nào, ngay cả việc “sự cố” mất tín hiệu loa kiểm tra thì Thanh Lam vẫn cứ hát chuẩn và “sung” như không hề có chuyện gì xảy ra. Một mình vừa hát vừa trò chuyện. Mỗi bài hát là một sự chuẩn bị kỹ càng từ phối khí đến dựng “bè”, từng câu chữ đều được Thanh Lam trau truốt để tạo nên một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn làm hài lòng khán giả.
- Theo VNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét