Ca sĩ Thanh Lam: Thiếu nữ đánh cờ vây làm tôi say mê
24/10/2006 04:06 GMT+7
TT - Sách ra khá lâu rồi nhưng gần đây một người bạn mới khuyên tôi “rất nên đọc”. Tôi ra hiệu sách mua và khá vui mừng vì sách... tương đối mỏng.
Nhưng đọc rồi mới thấy tiếc vì nó nhanh hết quá. Thú thật là tôi không đủ thời gian để đọc một mạch. Tôi đọc chủ yếu trên máy bay. Và mỗi lần cầm sách lên là một lần hồi hộp. Vì ngắt đoạn của tôi bao giờ cũng vào lúc cô gái (hoặc người đàn ông) bỏ về sau khi kết thúc một trận cờ vây. Là dân nhạc nên tôi rất thích cái nhịp của truyện. Mỗi lần bày bàn cờ là một nhịp khác nhau: chậm rãi, buông thả, cay cú, gay cấn, gấp gáp, kích thích... Tôi không bao giờ đoán được kết thúc của ván cờ sẽ như thế nào, cũng như không bao giờ đoán được người đàn ông sẽ phản ứng thế nào (mặc dù tôi dễ dàng đoán được diễn biến tâm lý của cô gái). Chính sự bất ngờ đó tạo nên sức lôi cuốn.
* Còn câu chuyện tình éo le đó chẳng lẽ không hấp dẫn chị hay sao?
- Nhà văn Sơn Táp là người Trung Hoa, nhưng chắc chắn do ảnh hưởng Tây học nên cô ấy đã cố tình sắp đặt xung đột chính trị và tình ái theo kiểu rất Tây, và được chăm chút bằng những chi tiết đậm đặc chất Trung Hoa. Chuyện tình vì thế có thêm chất lãng mạn của tiểu thuyết phương Tây khi viết thân phận con người mà tiểu thuyết phương Đông truyền thống không có. Tôi thích chất lãng mạn sương khói của câu chuyện tình đó hơn là bản thân câu chuyện tình, vì chuyện tình thì thật ra luôn luôn... cũ.
* Hơi lạ nhỉ, một giọng hát và một phong cách “bốc lửa” như Thanh Lam lại chỉ thích những câu chuyện lãng mạn?
- Chỉ sự lãng mạn mới tạo được cảm xúc. Ai không biết chứ tôi hát mà không có cảm xúc thì chịu, không cất giọng lên được. Thiếu nữ đánh cờ vây thì tràn đầy sự lãng mạn...
THU HÀ thực hiện
TT - Sách ra khá lâu rồi nhưng gần đây một người bạn mới khuyên tôi “rất nên đọc”. Tôi ra hiệu sách mua và khá vui mừng vì sách... tương đối mỏng.
THU HÀ thực hiện
Nhưng đọc rồi mới thấy tiếc vì nó nhanh hết quá. Thú thật là tôi không đủ thời gian để đọc một mạch. Tôi đọc chủ yếu trên máy bay. Và mỗi lần cầm sách lên là một lần hồi hộp. Vì ngắt đoạn của tôi bao giờ cũng vào lúc cô gái (hoặc người đàn ông) bỏ về sau khi kết thúc một trận cờ vây. Là dân nhạc nên tôi rất thích cái nhịp của truyện. Mỗi lần bày bàn cờ là một nhịp khác nhau: chậm rãi, buông thả, cay cú, gay cấn, gấp gáp, kích thích... Tôi không bao giờ đoán được kết thúc của ván cờ sẽ như thế nào, cũng như không bao giờ đoán được người đàn ông sẽ phản ứng thế nào (mặc dù tôi dễ dàng đoán được diễn biến tâm lý của cô gái). Chính sự bất ngờ đó tạo nên sức lôi cuốn.
* Còn câu chuyện tình éo le đó chẳng lẽ không hấp dẫn chị hay sao?
- Nhà văn Sơn Táp là người Trung Hoa, nhưng chắc chắn do ảnh hưởng Tây học nên cô ấy đã cố tình sắp đặt xung đột chính trị và tình ái theo kiểu rất Tây, và được chăm chút bằng những chi tiết đậm đặc chất Trung Hoa. Chuyện tình vì thế có thêm chất lãng mạn của tiểu thuyết phương Tây khi viết thân phận con người mà tiểu thuyết phương Đông truyền thống không có. Tôi thích chất lãng mạn sương khói của câu chuyện tình đó hơn là bản thân câu chuyện tình, vì chuyện tình thì thật ra luôn luôn... cũ.
* Hơi lạ nhỉ, một giọng hát và một phong cách “bốc lửa” như Thanh Lam lại chỉ thích những câu chuyện lãng mạn?
- Chỉ sự lãng mạn mới tạo được cảm xúc. Ai không biết chứ tôi hát mà không có cảm xúc thì chịu, không cất giọng lên được. Thiếu nữ đánh cờ vây thì tràn đầy sự lãng mạn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét