1
TTXUÂN - 1998, tôi làm show “Nghe mưa”. Lúc ấy, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh đi đến đâu cũng đông nghịt người hâm mộ, họ xô đẩy, chen lấn để cố chạm bằng được vào người thần tượng.
Lúc ấy, Bảo Chấn với những bản nhạc pop nhẹ nhàng, nổi tiếng đến nỗi khi làm show cùng nhưng rất đông người hâm mộ gặp tôi cứ hỏi có phải Bảo Chấn không, để xin chữ ký!
Lúc ấy, top ten “Làn sóng xanh”, những sô đầu tiên hấp dẫn được rất nhiều bạn trẻ có học thức cùng những người yêu nhạc. Lúc ấy đi đâu cũng Bên em là biển rộng, Nơi ấy bình yên, Vẫn hát lời tình yêu, Cho em một ngày.
Lúc ấy...
Từ năm 1997 đã bắt đầu một làn sóng bài hát Việt mà tôi gọi là “tình ca mới”. Nó đã áp đảo nhạc ngoại, nhạc Việt hải ngoại nhập lậu, tạo nên hiện tượng mà báo chí gọi bằng cụm từ “nhạc Việt lên ngôi”. Thật ra để có được hiện tượng này đã có sự chuẩn bị từ 20 năm trước.
Những người đi đầu trong việc làm mới bài hát Việt từ thập kỷ 1980 phải kể đến Trần Tiến, Nguyễn Cường, Thanh Tùng, cùng một số sáng tác của các nhạc sĩ Vũ Ân Khoa, Tôn Thất Lập, Trần Quang Huy, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Đức Trung, Vy Nhật Tảo, Nguyễn Văn Hiên... và công đầu thuộc về hai anh Thanh Tùng, Trần Tiến. Nhưng lúc ấy buổi giao thời, cái cũ, cái ngoại lai, cái mới còn lẫn lộn mạnh lắm.
Nhớ lại những năm trước, năm 1987, chính sách cởi mở, nhân cơ hội này nhạc tiền chiến bắt đầu trở lại và theo nó là nhạc Sài Gòn trước 1975, nhạc Việt hải ngoại nhập lậu. Các hãng nhạc hải ngoại như Thúy Nga Paris, Làng Văn, Asia... làm mưa làm gió thị trường âm nhạc trong nước...
Tình hình này khiến giới trẻ có học thất vọng, ngoảnh mặt làm ngơ với nhạc trong nước và chỉ nghe nhạc ngoại quốc (khi tôi ra Hà Nội năm 1998, con gái nhạc sĩ Nguyễn Cường, một học sinh khoa piano nhạc viện, nói với tôi: “Bọn cháu chẳng bao giờ nghe nhạc VN, nhưng cháu có nghe nhạc của bác, thế là chiếu cố lắm đấy”!). Đúng là một cuộc khủng hoảng thật sự, nhưng chính cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến sự ra đời của làn sóng “tình ca mới” kể trên.
2
Tình ca mới rộ lên được bốn năm, năm 2001 một làn sóng khác bắt đầu, làn sóng nhạc thị trường.
Không chạy theo những giá trị nghệ thuật cao, tính sáng tạo và sự tìm tòi của nhạc thị trường ở nước ta chỉ để đạt được hiệu quả thương mại. Người sản xuất ra loại nhạc này sử dụng mạnh lối tiếp thị của kỹ nghệ bán hàng tân tiến. Họ biết cách tạo dựng thương hiệu, điều mà người làm âm nhạc nghiêm túc do không có ông bầu không tài nào làm được.
Làn sóng này đã ồ ạt giành lấy công chúng trẻ ở các đô thị và vùng nông thôn phát triển. Cũng năm 2001, trong phòng thu, anh bạn làm nghề thu âm nói với tôi điều này: “Các anh cứ chửi nhạc thị trường, nhưng bọn trẻ nó thích thì cũng phải có cái gì đó chứ”. Cái gì đó chứ là cái gì? Một câu hỏi rất đáng được quan tâm nhưng khó có thể có câu trả lời một cách rõ ràng.
Nhạc thị trường lan rộng một cách mạnh mẽ. Nó là sản phẩm tự nhiên của xã hội bao cấp khi chuyển sang cơ chế thị trường. Âm nhạc bao cấp dùng để tuyên truyền, giáo dục quần chúng, nay trở thành hàng hóa giống như mọi sản phẩm tiêu dùng khác. Người nghe trở thành khách hàng. “Khách hàng là thượng đế”, nhưng “thượng đế” của chúng ta là những người không được chuẩn bị để trở thành công chúng âm nhạc thật sự.
Đặc điểm của những “thượng đế” này là thích “món ăn” nào dễ “tiêu hóa” (nhạc dễ, lời dễ, miễn là phần đệm phải màu mè một tí, sung sung một tí). Những “thượng đế” này vô tình đã tạo dựng nên một giới sáng tác và biểu diễn riêng cho mình. Giới này đang đẩy dần lớp nhạc sĩ sáng tác và ca sĩ nổi lên trong thập kỷ 1990 vào bóng tối. Những người trụ lại được thì công chúng của họ bị thu hẹp đáng kể.
Việc lan rộng “nhạc thị trường made in Vietnam” đã phá vỡ thế cân bằng văn hóa của các hoạt động âm nhạc (cân bằng giữa giải trí với cảm thụ tiếp nhận), vì thế ở một mức độ nào đó nó có ý nghĩa phản văn hóa. Đây là một nguy cơ thật sự, khi giới trẻ lớn lên trong môi trường âm nhạc như thế...
3
Nhưng... cũng đúng bốn năm sau, năm nay 2005, tôi đã cảm nhận đang có một làn sóng mới nữa, làn sóng bài hát Việt đợt 2 mà tôi tạm gọi là làn sóng “tình ca trẻ”. Không thị trường, không “dại tình”, không nhạc kiểu văn công, không lãng mạn kiểu tiền chiến, kiểu Sài Gòn cũ, không đạo nhạc ngoại quốc, để hướng tới một thứ âm nhạc đương đại, hội nhập, văn minh và giàu bản sắc cộng đồng. Âm nhạc của thế hệ 7X, 8X hơi thở mới, giọng điệu mới. Làn sóng này chắc sẽ ồ ạt trong vài năm tới, hi vọng mang lại sự cân bằng cần thiết cho âm nhạc nước nhà.
Lạc quan quá chăng? Không đâu! Lực lượng của nó đã được chuẩn bị hàng chục năm trước.
Từ chục năm trước có một phần trong giới nhạc sĩ trẻ ý thức được phẩm giá của những người làm nghệ thuật và trách nhiệm đối với cộng đồng đã cố gắng tìm một hướng đi cho mình. Từ những năm 1990, họ còn bị lấp bóng bởi những tên tuổi lớn nhưng vẫn âm thầm làm việc. Năm 1993, trong Liên hoan nhạc nhẹ toàn quốc lần thứ nhất, khi làm giám khảo, nghe được hòa tấu Biển và núi của ban Hoa Sữa, hòa tấu Những con chim của ban Phương Đông, nghe bài hát Thì thầm mùa xuân của Ngọc Châu, tôi nói nhỏ với Nguyễn Cường:
“Chúng nó rồi sẽ hơn bọn mình đấy”. Và từ đó đến nay, khi cộng tác với họ, tôi đã phải cố gắng để không bị tụt hậu, bởi tôi cảm thấy rằng nếu không cập nhật âm nhạc hằng ngày, không làm việc cùng những con người này khoảng sáu tháng thôi, chắc chắn tôi sẽ bị văng ra ngoài lề cái đời sống âm nhạc mà tôi đang sống. Không phải vì họ quá giỏi mà vì cuộc sống là như thế, luôn chuyển động tiến về phía trước, dừng lại là tụt hậu ngay.
Bây giờ những nhân vật bị lấp bóng, một số đã lộ diện đàng hoàng, đang trở thành thủ lĩnh của lực lượng âm nhạc trẻ. Quốc Trung của ban Phương Đông ngày xưa đã trở thành nhân vật phối khí hàng đầu. Bằng “Thiện Thanh” và “Đường xa vạn dặm”, Trung đã mở một hướng đi tốt cho việc hội nhập với âm nhạc đương đại.
Anh Quân, Huy Tuấn từ Đức trở về tái lập ban Anh Em và tìm cách hoàn thiện phong cách âm nhạc mà hai anh theo đuổi từ đầu (funk và R&B) và rèn giũa đẳng cấp để ngang tầm với bên ngoài. Đức Trí đã giỏi hơn rất nhiều sau chuyến du học ở Mỹ. Việt Anh, Đỗ Bảo, Minh Đạo, Hoài Sa, Lê Minh Sơn đã trưởng thành (nhất là Lê Minh Sơn đã cho thấy tầm vóc của một tác giả).
Rồi những nhân vật mới ló dạng trong chương trình Bài hát Việt như Nguyễn Xinh Xô, Phan Cường - Vĩnh Tiến cho tôi cái cảm giác được chờ đợi, cùng nhiều tên tuổi là sinh viên nhạc viện. Họ là cả một đội ngũ, một đội ngũ có học vấn (đều xuất thân từ nhạc viện trong và ngoài nước), có nghề (đều chơi nhạc và là nhân vật phối khí và sáng tác chính cho các ban nhạc và ca sĩ hàng đầu, hoạt động thường xuyên trên sân khấu và các phòng thu âm), có khát vọng nghệ thuật lớn hơn khát vọng hành nghề kiếm tiền, một đội ngũ đủ sức cho một cuộc chơi đường dài.
4
Trong vòng tám năm, những làn sóng âm nhạc vẫn nối tiếp nhau hết đợt này đến đợt khác. Còn nghi ngờ gì nữa, đó là sự chuyển động về phía trước, là sự phát triển.
Không phải xuân đến khiến tôi hăng lên một chút, lạc quan thêm một chút. Tôi viết bài này giữa chính đông, trời trở rét, mưa phùn gió bấc, khi ngoài kia vẫn karaoke nhạc thị trường bằng cái giọng say lè nhè. Nhưng có một xuân trong lòng tôi kín đáo và thầm lặng. Đó là giọng hát em - tuổi 20 trong sáng, đang cất lên bài hát của ngày mới trong những gì tôi nghe được hôm qua và hôm nay...
DƯƠNG THỤ
TTXUÂN - 1998, tôi làm show “Nghe mưa”. Lúc ấy, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh đi đến đâu cũng đông nghịt người hâm mộ, họ xô đẩy, chen lấn để cố chạm bằng được vào người thần tượng.
Lúc ấy, Bảo Chấn với những bản nhạc pop nhẹ nhàng, nổi tiếng đến nỗi khi làm show cùng nhưng rất đông người hâm mộ gặp tôi cứ hỏi có phải Bảo Chấn không, để xin chữ ký!
Lúc ấy, top ten “Làn sóng xanh”, những sô đầu tiên hấp dẫn được rất nhiều bạn trẻ có học thức cùng những người yêu nhạc. Lúc ấy đi đâu cũng Bên em là biển rộng, Nơi ấy bình yên, Vẫn hát lời tình yêu, Cho em một ngày.
Lúc ấy...
Từ năm 1997 đã bắt đầu một làn sóng bài hát Việt mà tôi gọi là “tình ca mới”. Nó đã áp đảo nhạc ngoại, nhạc Việt hải ngoại nhập lậu, tạo nên hiện tượng mà báo chí gọi bằng cụm từ “nhạc Việt lên ngôi”. Thật ra để có được hiện tượng này đã có sự chuẩn bị từ 20 năm trước.
Hồ Quỳnh Hương giải Làn Sóng Xanh 2005 |
Nhớ lại những năm trước, năm 1987, chính sách cởi mở, nhân cơ hội này nhạc tiền chiến bắt đầu trở lại và theo nó là nhạc Sài Gòn trước 1975, nhạc Việt hải ngoại nhập lậu. Các hãng nhạc hải ngoại như Thúy Nga Paris, Làng Văn, Asia... làm mưa làm gió thị trường âm nhạc trong nước...
Tình hình này khiến giới trẻ có học thất vọng, ngoảnh mặt làm ngơ với nhạc trong nước và chỉ nghe nhạc ngoại quốc (khi tôi ra Hà Nội năm 1998, con gái nhạc sĩ Nguyễn Cường, một học sinh khoa piano nhạc viện, nói với tôi: “Bọn cháu chẳng bao giờ nghe nhạc VN, nhưng cháu có nghe nhạc của bác, thế là chiếu cố lắm đấy”!). Đúng là một cuộc khủng hoảng thật sự, nhưng chính cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến sự ra đời của làn sóng “tình ca mới” kể trên.
2
| ||
Không chạy theo những giá trị nghệ thuật cao, tính sáng tạo và sự tìm tòi của nhạc thị trường ở nước ta chỉ để đạt được hiệu quả thương mại. Người sản xuất ra loại nhạc này sử dụng mạnh lối tiếp thị của kỹ nghệ bán hàng tân tiến. Họ biết cách tạo dựng thương hiệu, điều mà người làm âm nhạc nghiêm túc do không có ông bầu không tài nào làm được.
Làn sóng này đã ồ ạt giành lấy công chúng trẻ ở các đô thị và vùng nông thôn phát triển. Cũng năm 2001, trong phòng thu, anh bạn làm nghề thu âm nói với tôi điều này: “Các anh cứ chửi nhạc thị trường, nhưng bọn trẻ nó thích thì cũng phải có cái gì đó chứ”. Cái gì đó chứ là cái gì? Một câu hỏi rất đáng được quan tâm nhưng khó có thể có câu trả lời một cách rõ ràng.
Nhạc thị trường lan rộng một cách mạnh mẽ. Nó là sản phẩm tự nhiên của xã hội bao cấp khi chuyển sang cơ chế thị trường. Âm nhạc bao cấp dùng để tuyên truyền, giáo dục quần chúng, nay trở thành hàng hóa giống như mọi sản phẩm tiêu dùng khác. Người nghe trở thành khách hàng. “Khách hàng là thượng đế”, nhưng “thượng đế” của chúng ta là những người không được chuẩn bị để trở thành công chúng âm nhạc thật sự.
Đặc điểm của những “thượng đế” này là thích “món ăn” nào dễ “tiêu hóa” (nhạc dễ, lời dễ, miễn là phần đệm phải màu mè một tí, sung sung một tí). Những “thượng đế” này vô tình đã tạo dựng nên một giới sáng tác và biểu diễn riêng cho mình. Giới này đang đẩy dần lớp nhạc sĩ sáng tác và ca sĩ nổi lên trong thập kỷ 1990 vào bóng tối. Những người trụ lại được thì công chúng của họ bị thu hẹp đáng kể.
Việc lan rộng “nhạc thị trường made in Vietnam” đã phá vỡ thế cân bằng văn hóa của các hoạt động âm nhạc (cân bằng giữa giải trí với cảm thụ tiếp nhận), vì thế ở một mức độ nào đó nó có ý nghĩa phản văn hóa. Đây là một nguy cơ thật sự, khi giới trẻ lớn lên trong môi trường âm nhạc như thế...
3
| ||
Lạc quan quá chăng? Không đâu! Lực lượng của nó đã được chuẩn bị hàng chục năm trước.
Từ chục năm trước có một phần trong giới nhạc sĩ trẻ ý thức được phẩm giá của những người làm nghệ thuật và trách nhiệm đối với cộng đồng đã cố gắng tìm một hướng đi cho mình. Từ những năm 1990, họ còn bị lấp bóng bởi những tên tuổi lớn nhưng vẫn âm thầm làm việc. Năm 1993, trong Liên hoan nhạc nhẹ toàn quốc lần thứ nhất, khi làm giám khảo, nghe được hòa tấu Biển và núi của ban Hoa Sữa, hòa tấu Những con chim của ban Phương Đông, nghe bài hát Thì thầm mùa xuân của Ngọc Châu, tôi nói nhỏ với Nguyễn Cường:
“Chúng nó rồi sẽ hơn bọn mình đấy”. Và từ đó đến nay, khi cộng tác với họ, tôi đã phải cố gắng để không bị tụt hậu, bởi tôi cảm thấy rằng nếu không cập nhật âm nhạc hằng ngày, không làm việc cùng những con người này khoảng sáu tháng thôi, chắc chắn tôi sẽ bị văng ra ngoài lề cái đời sống âm nhạc mà tôi đang sống. Không phải vì họ quá giỏi mà vì cuộc sống là như thế, luôn chuyển động tiến về phía trước, dừng lại là tụt hậu ngay.
Bây giờ những nhân vật bị lấp bóng, một số đã lộ diện đàng hoàng, đang trở thành thủ lĩnh của lực lượng âm nhạc trẻ. Quốc Trung của ban Phương Đông ngày xưa đã trở thành nhân vật phối khí hàng đầu. Bằng “Thiện Thanh” và “Đường xa vạn dặm”, Trung đã mở một hướng đi tốt cho việc hội nhập với âm nhạc đương đại.
Anh Quân, Huy Tuấn từ Đức trở về tái lập ban Anh Em và tìm cách hoàn thiện phong cách âm nhạc mà hai anh theo đuổi từ đầu (funk và R&B) và rèn giũa đẳng cấp để ngang tầm với bên ngoài. Đức Trí đã giỏi hơn rất nhiều sau chuyến du học ở Mỹ. Việt Anh, Đỗ Bảo, Minh Đạo, Hoài Sa, Lê Minh Sơn đã trưởng thành (nhất là Lê Minh Sơn đã cho thấy tầm vóc của một tác giả).
Rồi những nhân vật mới ló dạng trong chương trình Bài hát Việt như Nguyễn Xinh Xô, Phan Cường - Vĩnh Tiến cho tôi cái cảm giác được chờ đợi, cùng nhiều tên tuổi là sinh viên nhạc viện. Họ là cả một đội ngũ, một đội ngũ có học vấn (đều xuất thân từ nhạc viện trong và ngoài nước), có nghề (đều chơi nhạc và là nhân vật phối khí và sáng tác chính cho các ban nhạc và ca sĩ hàng đầu, hoạt động thường xuyên trên sân khấu và các phòng thu âm), có khát vọng nghệ thuật lớn hơn khát vọng hành nghề kiếm tiền, một đội ngũ đủ sức cho một cuộc chơi đường dài.
4
| ||
Không phải xuân đến khiến tôi hăng lên một chút, lạc quan thêm một chút. Tôi viết bài này giữa chính đông, trời trở rét, mưa phùn gió bấc, khi ngoài kia vẫn karaoke nhạc thị trường bằng cái giọng say lè nhè. Nhưng có một xuân trong lòng tôi kín đáo và thầm lặng. Đó là giọng hát em - tuổi 20 trong sáng, đang cất lên bài hát của ngày mới trong những gì tôi nghe được hôm qua và hôm nay...
DƯƠNG THỤ
Đức Trí - ngày gặt hái... Những thành công không tự trên trời rơi xuống. Đức Trí đã có một quá trình học tập lâu dài (học đàn bầu từ nhỏ), nghiên cứu và học hỏi không ngừng trong nghề nghiệp: tự học keyboards, nghe mọi thể loại nhạc, tập viết ca khúc, mày mò hòa âm, đang “ăn nên làm ra” bỗng bỏ ngang để đi học thêm về âm nhạc tại Mỹ... Cật lực gieo trồng, giờ thì anh hái quả. Một ca sĩ “lâu năm”, muốn có bài hit: gọi Đức Trí (như Phương Thanh với Nếu như, Vì em yêu anh; Lam Trường với Katy Katy). Một ca sĩ mới vào nghề muốn được tiến bộ và vụt sáng: cộng tác với Đức Trí (như Thanh Thảo - ngày trước hay Hồ Ngọc Hà - ngày nay). Một ca sĩ đã từng “dẹp Bắc” nay muốn “chinh Nam”: liên hệ Đức Trí (như Hồ Quỳnh Hương từng thử và đạt kết quả tốt với Tôi tìm thấy tôi - đoạt giải VTV Bài hát tôi yêu lần 3. Muốn yên tâm về phần nhạc phim: đặt hàng Đức Trí (như các phim Nữ tướng cướp, 1735 km, Áo lụa Hà Đông). Và người ta cũng kháo nhau muốn nghe những bản ballad sâu lắng với những giai điệu không trùng lắp, hãy tìm ca khúc “made by Duc Tri”. Đức Trí không còn là “Trí mén” (tên gọi thân mật mà người trong giới thường gọi anh) mà đã trở thành “Trí hit” (Đức Trí của những ca khúc được yêu thích, dù gia tài ca khúc của anh chỉ độ khoảng 20 bài, với hơn 2/3 là các bài hit). Không chỉ dừng lại trong việc sáng tác, hòa âm, Đức Trí đang chuyên nghiệp hóa với công việc của một producer (nhà sản xuất) thứ thiệt: tìm kiếm ca sĩ triển vọng, lăngxê ca sĩ, định hình phong cách cho từng ca sĩ, chọn ca khúc làm album... QUỲNH NGUYỄN Quốc Trung - dòng sông một bờ Những làn điệu dân ca VN quen và không quen (Ngồi tựa song đào, Đào liễu, hò mái nhì, hát nói, vỉa...) được cấu tứ lại trong một không gian âm nhạc mang tên Quốc Trung với một số nhạc cụ điện tử bên cạnh tranh bầu sáo nhị, với cách phối khí phương Tây bên cạnh những giọng ca chèo và quan họ tuyệt vời như Thanh Hoài, Thúy Hường, đưa người nghe (xem) vào một không gian mà ở đó người ta bị (được) áp đặt trong một nỗi buồn mênh mang và đẹp đẽ khó có thể gọi tên. Học sáng tác bài bản ở Nhạc viện Hà Nội và tu nghiệp hai năm tại Nhạc viện Sofia - Bulgaria, Quốc Trung rẽ ngoặt sang nhạc nhẹ vào đầu những năm 1990 khi gắn bó với “nữ hoàng nhạc nhẹ VN” Thanh Lam cả trong âm nhạc và cuộc đời. Suốt hơn 10 năm, anh âm thầm đứng đằng sau nhưng thực chất là người định hình phong cách âm nhạc cho Thanh Lam, đồng thời là người hòa âm, phối khí, tổ chức biểu diễn. Cùng với ban nhạc Phương Đông, suốt một thập niên Quốc Trung là “vua không ngai” của làng nhạc nhẹ phía Bắc. Cũng thời gian đó, không ồn ào, Quốc Trung vẫn có thử nghiệm riêng của mình với thể loại nhạc mà anh yêu thích - new age, mà sau này nhiều người thích gọi là world music. Đêm nhạc hòa tấu “Thiện Thanh” 1 của anh năm 1995 tại Nhà hát lớn đã làm không ít người ngỡ ngàng hỏi nhau: Cha này định làm trò gì vậy? Nhưng cũng chỉ có vậy mà thôi, “Thiện Thanh” 2 không ra được , vì Trung và Lam còn có những kế hoạch biểu diễn khác dễ xem hơn và hấp dẫn hơn, hút khách hơn, đảm bảo cho cuộc sống hằng ngày của Thiện Thanh ngoài đời (tên con gái đầu lòng của Quốc Trung là Thiện Thanh). Dòng sông dù chỉ có một bờ vẫn âm thầm chảy, vì nó cần cho con thuyền, cho bờ bến và người nào đó có lòng vẫn chờ đợi ở cuối dòng sông. Trong “Đường xa vạn dặm” có một thông điệp như vậy, bài Dòng sông một bờ, nếu ai từng nghe nhạc Quốc Trung sẽ thích nó. THU HÀ Lê Minh Sơn- phía trước, phía sau đều là âm nhạc Còn khá trẻ so với sự nổi tiếng của mình - Sơn sinh năm 1975, và đã kịp tự trang bị cho mình không chỉ một vốn liếng về ca khúc (khoảng hơn 300 bài), anh còn tự đặt cho mình một “tiêu chuẩn riêng” để trở thành nhạc sĩ: biết viết ca khúc và tốt nhất tự đặt lấy ca từ, biết chơi và chơi hay một loại nhạc cụ, biết tự hòa âm phối khí cho bài hát của mình. Ba tiêu chuẩn không dễ dàng chút nào ấy được Sơn hoàn chỉnh không mấy khó khăn: tất cả các ca khúc của Sơn đều do anh tự đặt lời bằng vốn từ phong phú và truyền cảm như một nhà thơ. Sơn chơi guitar rất điệu nghệ, hiện giờ vẫn kiếm sống chính bằng việc chơi guitar gỗ cho ban nhạc Làn Sóng Trẻ mà Sơn là người sáng lập, khán giả chủ yếu là khách nước ngoài. Hơi kiêu căng, ồn ào, thỉnh thoảng “tuyên” vài cái “ngôn” hơi bốc đồng nhưng không hẳn là không có cơ sở, Lê Minh Sơn và Thanh Lam cũng là điểm ngắm của công luận và người hâm mộ suốt hai năm qua. Nhưng dù sự kết hợp của họ có lâu bền hay không và đằng sau nghệ thuật còn là những gì nữa thì cũng không thể phủ nhận một điều: những khám phá độc đáo và đầy táo bạo của Lê Minh Sơn trong âm nhạc đã được công chúng đón nhận khá nồng nhiệt. Trong hàng ngàn bài hát xuất hiện mỗi năm, khó có thể bỏ qua: Ôi quê tôi, Nắng lên, Đá trông chồng, Người ở người về... của Lê Minh Sơn. Mà không chỉ thế, làm một album cho Trọng Tấn và Thanh Lam hát chung, ra mắt đầu năm mới 2006, Lê Minh Sơn lại khai mở một con đường mới - đưa những giọng hát hàn lâm ra với thị trường bằng bài hát của mình. Đúng là khi người ta trẻ và có tài và... liều, không điều gì không thể làm được. THU HÀ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét