Mong muốn “mỗi năm có khoảng 2 liveshow” nho nhỏ để được cống hiến cho khán giả, ca sĩ Thanh Lam thừa nhận mình đã thật may mắn khi “mở hàng” được live show đầu năm. Đêm qua, đêm đầu tiên của Em tôi- đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Thanh Lam đã khiến khán giả khó quên được chị bởi sự nhiệt huyết mà chị đã mang đến trong suốt 2 tiếng đồng hồ. Bởi thế, ngay sau ca khúc Hoa sữa, người hâm mộ đã không quên tặng hoa và kèm theo một câu: Em vẫn đẹp thế lẽ nào anh quên được em…
Lại nói đến cái đẹp lẫn cái tài, đêm trong khán phòng nhiều khán giả được nghe Phan Huyền Thư nhắc lại một câu chuyện, thay cho một hình ảnh sau cánh gà của Lam. Đó là hình ảnh sau đêm diễn, Thanh Lam một mình trở về và lặng lẽ ngồi trước cửa nhà mình. Điều này đối ngược hoàn toàn những gì ồn ã nhất của ca sĩ khi đứng trên sân khấu với rực rỡ ánh đèn.
Có lẽ vậy, cũng đủ khán giả hình dung ra vì sao trong những câu hát như Cho em một ngày (Dương Thụ), nghe Thanh Lam hát cũng thấy khắc khoải hơn, ngay đến Này em có nhớ (Trịnh Công Sơn), không ít người nghe có ý kiến rằng chị “phá” nhạc Trịnh, thì đêm qua chị biểu diễn đã “hớp hồn” người nghe cực nhiều.
Khá thông minh, Thanh Lam đã chọn những ca khúc cũ đã làm nên tên tuổi của chị vừa đủ, số còn lại chị “dành” cho Lê Minh Sơn. Từ Tìm em bằng nụ cười, Xa xa… đến Hát một ngày mới, Thanh Lam đã “cống hiến” (- từ ca sĩ này dùng) hết cho khán giả. Điều này âu là cách Lam chứng minh: “Tôi và Sơn kết duyên trong âm nhạc”.
Chương trình không có người dẫn, ngoài Thanh Lam, nhà thơ Phan Huyền Thư thì tự nhận mình chỉ là một khán giả, một người bạn của Lam, đã có mặt trong đêm diễn để “góp thêm” cho người thưởng thức phần hậu trường của Lam. Thư hỏi “chuyện đàn bà” rằng, Lam nghĩ gì về đàn ông và các con mình? Cái cớ để đến gần hơn với ngày mồng 8/3 đấy thôi, cả khán phòng vỗ tay không dứt khi Lam trả lời: “Đàn ông chính là người góp phần làm cho đàn bà phát triển”, và chị cũng không quên khẳng định, điều mà chị cảm thấy hạnh phúc nhất đó chính là những đứa con của mình.
Sân khấu Em tôi, không cầu kỳ, thậm chí có thể nói là rất “mộc”, không lo - go tài trợ, dù trong phần kết Thanh Lam có nhắc đến Eurowindow, công ty Nhật Linh… một cách trang trọng. Đó cũng là nét văn minh mà không phải show diễn nào cũng có được. Em tôi cũng gây ấn tượng bởi khách mời Trọng Tấn hát song ca cùng Thanh Lam và nhóm hát bè Ba con gái.
Điều đáng tiếc nhất ở chương trình này chính là phần trang phục của Thanh Lam, với hai bộ trang phục quá cứng nhắc trong chương trình, Thanh Lam đã làm hạn chế “phần nhìn” của khán giả. Dù biết gương mặt chị rất xinh, dù biết chỉ đến để nghe chị hát. Nhưng không lẽ không có quyền “đòi hỏi”: Chị Lam ơi, chị chọn bộ cánh khác có được không?
Đêm nay (3/3) vào lúc 20h, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ là đêm cuối cùng của tiếng hát Thanh Lam (Em tôi), rất có thể bạn sẽ thấy Thanh Lam lộng lẫy hơn trong câu hát cũng như trong trang phục chị chọn.
Lại nói đến cái đẹp lẫn cái tài, đêm trong khán phòng nhiều khán giả được nghe Phan Huyền Thư nhắc lại một câu chuyện, thay cho một hình ảnh sau cánh gà của Lam. Đó là hình ảnh sau đêm diễn, Thanh Lam một mình trở về và lặng lẽ ngồi trước cửa nhà mình. Điều này đối ngược hoàn toàn những gì ồn ã nhất của ca sĩ khi đứng trên sân khấu với rực rỡ ánh đèn.
Có lẽ vậy, cũng đủ khán giả hình dung ra vì sao trong những câu hát như Cho em một ngày (Dương Thụ), nghe Thanh Lam hát cũng thấy khắc khoải hơn, ngay đến Này em có nhớ (Trịnh Công Sơn), không ít người nghe có ý kiến rằng chị “phá” nhạc Trịnh, thì đêm qua chị biểu diễn đã “hớp hồn” người nghe cực nhiều.
Khá thông minh, Thanh Lam đã chọn những ca khúc cũ đã làm nên tên tuổi của chị vừa đủ, số còn lại chị “dành” cho Lê Minh Sơn. Từ Tìm em bằng nụ cười, Xa xa… đến Hát một ngày mới, Thanh Lam đã “cống hiến” (- từ ca sĩ này dùng) hết cho khán giả. Điều này âu là cách Lam chứng minh: “Tôi và Sơn kết duyên trong âm nhạc”.
Chương trình không có người dẫn, ngoài Thanh Lam, nhà thơ Phan Huyền Thư thì tự nhận mình chỉ là một khán giả, một người bạn của Lam, đã có mặt trong đêm diễn để “góp thêm” cho người thưởng thức phần hậu trường của Lam. Thư hỏi “chuyện đàn bà” rằng, Lam nghĩ gì về đàn ông và các con mình? Cái cớ để đến gần hơn với ngày mồng 8/3 đấy thôi, cả khán phòng vỗ tay không dứt khi Lam trả lời: “Đàn ông chính là người góp phần làm cho đàn bà phát triển”, và chị cũng không quên khẳng định, điều mà chị cảm thấy hạnh phúc nhất đó chính là những đứa con của mình.
Sân khấu Em tôi, không cầu kỳ, thậm chí có thể nói là rất “mộc”, không lo - go tài trợ, dù trong phần kết Thanh Lam có nhắc đến Eurowindow, công ty Nhật Linh… một cách trang trọng. Đó cũng là nét văn minh mà không phải show diễn nào cũng có được. Em tôi cũng gây ấn tượng bởi khách mời Trọng Tấn hát song ca cùng Thanh Lam và nhóm hát bè Ba con gái.
Điều đáng tiếc nhất ở chương trình này chính là phần trang phục của Thanh Lam, với hai bộ trang phục quá cứng nhắc trong chương trình, Thanh Lam đã làm hạn chế “phần nhìn” của khán giả. Dù biết gương mặt chị rất xinh, dù biết chỉ đến để nghe chị hát. Nhưng không lẽ không có quyền “đòi hỏi”: Chị Lam ơi, chị chọn bộ cánh khác có được không?
Đêm nay (3/3) vào lúc 20h, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ là đêm cuối cùng của tiếng hát Thanh Lam (Em tôi), rất có thể bạn sẽ thấy Thanh Lam lộng lẫy hơn trong câu hát cũng như trong trang phục chị chọn.
Lan Chi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét