Thứ Bảy

Chương trình Lắng nghe mùa thu về

Hồng Nhung gợi cảm ren xuyên thấu, thanh thoát váy xẻ lưng trần

Thứ sáu, 21/10/2011 10:42
Tiến thoái lưỡng nan là ca khúc Thanh Lam góp mặt thêm trong phần nhạc Trịnh Công Sơn, và đây có thể xem là ca khúc thể hiện thành công nhất trong toàn bộ chương trình. Phần nhạc nền âm vang tạo nên khoảng không gian rộng lớn, vô định, trang phục và cách hát của Thanh Lam như khiến người xem cảm giác như cô đang trôi lơ lửng giữa khoảng không đó và hát về những câu chuyện nhân sinh nơi trần thế. Những đoạn lặp trong bài hát, rồi cả những ca từ gợi cảm giác mênh mông như "Mây bat khắp xứ/ Chân mờ cõi xa/ ... rồi "Về đâu cuối ngõ?/Về đâu cuối trời?/Xa xăm tôi ngồi ...." rồi kết lại "Là giọt hư không" đã cho người nghe thấy một phần trình diễn hoàn chỉnh và đạt được nhiều hiệu ứng từ người hát cho tới người nghe.

- Tối qua, Hồng Nhung, Thanh Lam, Quang Dũng... đã mang lại cho khán giả Hà Nội nhiều cảm xúc với những tình khúc của NS Phạm Duy và Trịnh Công Sơn trong đêm nhạc Lắng nghe mùa thu về.


Phạm Duy và Trịnh Công Sơn là 2 tên tuổi lớn của nền âm nhạc Việt Nam. Âm nhạc của cả 2 nhạc sĩ không chỉ trải dài theo hành trình lịch sử của đất nước mà còn gắn liền với rất nhiều thế hệ người yêu nhạc Việt Nam. Cả hai đều đã có rất nhiều những bản nhạc tình lãng mạn giúp tên tuổi của mình nằm lòng trong cảm xúc, suy nghĩ của cả khán giả và giới chuyên môn. Ảnh hưởng của họ không chỉ ở âm nhạc, mà cốt cách của mỗi người trong chính âm nhạc cũng là điều người ta hay nhắc đến. Với Phạm Duy đó là cách âm giai ngũ cung được linh hoạt ứng dụng trên nhiều hệ thống ngũ cung khác nhau, thể thơ lục bát trong lời ca, còn với Trịnh Công Sơn, âm nhạc của ông không chỉ là những bức tranh đẹp mà còn hàm ẩn nhiều triết lý sống giúp tâm hồn người nghe cảm thấy thư thái, thanh tịnh trong tâm hồn.



NS Phạm Duy và Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Đêm nhạc Lắng nghe mùa thu về không chỉ là điểm hẹn của 2 dòng âm nhạc lớn mà còn đưa người nghe đến với nhiều kỉ niệm, cảm quan của cuộc đời về âm nhạc của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn (lời dẫn của MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng, những câu chuyện của Hồng Nhung). Những bài hát được sử dụng trong chương trình không mới, nhưng một số cách thể hiện cũng đã tạo cho người xem nhưng cảm nhận đặc biệt.



Tháng 10 vừa qua, ở Hà Nội không có nhiều các đêm nhạc Phạm Duy để mừng thọ ông tuổi 90, nhưng ở TP HCM và một số địa điểm khác, nhiều anh chị em nghệ sĩ đã tham gia nhiều các chương trình ca nhạc về chủ đề âm nhạc Phạm Duy. Trong chương trình tối qua, âm nhạc của Phạm Duy được "ưu ái" mở màn cho đêm nhạc với các tình khúc quen thuộc. Mở đầu với tiếng hát của Khánh Linh trong Đưa em tìm động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng thị và khép lại ở Mỹ Tâm với Hẹn hò. 





Khánh Linh thể hiện Đưa em tìm động hoa vàng & 
Ngày xưa Hoàng Thị

Trong những nghệ sĩ hát phần mở đầu chương trình, có thể xem Khánh Linh và Thanh Lam là những nghệ sĩ tạo nên đôi chút sự đặc biệt trong kịch bản chương trình. Giọng hát thánh thót của Khánh Linh đôi chút lạ với người nghe nhạc Phạm Duy đã phần nào thể hiện được chiều sâu cảm xúc của Đưa em tìm động hoa vàng, vốn là bài hát đòi hòi rất nhiều sự biểu cảm và tinh tế của người hát. Trong chiếc áo dài trắng giản dị, Khánh Linh hát tròn trịa và giản dị, vốn là cách thể hiện gần gũi nhất của bài hát này trước đây.




Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà - Quang Dũng




Thanh Lam với Kiếp nào có yêu nhau
Thanh Lam đã gây bất ngờ khi dùng Rock để thể hiện lại Kiếp nào có yêu nhau. Nữ Diva số 1 Việt Nam đã không gây thất vọng khi mang thứ âm nhạc hơi buồn bã, nặng tình cảm vào cách tư duy, làm mới của mình để tạo ra một phiên bản mạnh mẽ và bốc lửa hơn. Từ chính bản năng luôn muốn gây ra sự đột phá, phá cách mà trước đây, nữ Diva này đã làm một "cuộc cách mạng" âm nhạc Trịnh Công Sơn thì cũng không lạ gì nếu như sắp tới, bằng sự tìm tòi và khám phá, Thanh Lam có thêm những CD khai thác những ca khúc của những nhạc sĩ tên tuổi khác, không chỉ là Phạm Duy.



Mỹ Tâm còn khá "lạ" với người yêu nhạc Phạm Duy

Mỹ Tâm là điểm kết của phần nhạc Phạm Duy thì cái kết này chưa trọn vẹn. Bởi, âm nhạc của ông không chỉ đơn giản là những bản nhạc tình đượm buồn, mà thứ âm nhạc này cũng rất kén người hát. Để thể hiện, không đơn giản chỉ là mang cảm xúc vào bài hát, hát tròn vành rõ chữ, mà sâu sa hơn là chất giọng và cách thể hiện lời ca cũng phải có sự tương đồng. Mỹ Tâm là ca sĩ còn quá mới với âm nhạc của Phạm Duy nên để hình thành sợi dây gắn kết về cảm xúc trong âm nhạc của ông, Mỹ Tâm cần thời gian để trải nghiệm nhiều hơn...



... nhưng quen thuộc với một số sáng tác nhạc Trịnh

Dẫu vậy, Mỹ Tâm đã trở thành điểm mở đầu thành công ở phần nhạc của Trịnh Công Sơn khi dẫn dắt người nghe bước vào thế giới của cõi tạm nhạc Trịnh trong chương trình với Ru đời đi nhé, Đêm thấy ta là thác đổ. Đặc biệt với Đêm thấy ta là thác đổ, ca khúc cô ca sĩ người Đà Nẵng đã từng hát ở tuổi 23 trong Liveshow Ngày ấy bây giờ năm 2004 nhận được nhiều tràng pháo tay của khán giả Hà Nội.

Giản dị trong cách hát (ban nhạc rút gần hết), ngồi trên bậc thềm Cung văn hóa, Mỹ Tâm gửi gắm trọn vẹn tâm tư của mình khi nhẹ nhàng chuyển tải cảm xúc bằng lối hát tự sự, không bị gồng bởi đây là ca khúc mà theo cô nói là đã rất quen thuộc, nằm lòng khi nghe hay nghĩ đến, có thể hát bất cứ lúc nào.



Khắc khoải trong không gian của Tiến thoái lưỡng nan

Tiến thoái lưỡng nan là ca khúc Thanh Lam góp mặt thêm trong phần nhạc Trịnh Công Sơn, và đây có thể xem là ca khúc thể hiện thành công nhất trong toàn bộ chương trình. Phần nhạc nền âm vang tạo nên khoảng không gian rộng lớn, vô định, trang phục và cách hát của Thanh Lam như khiến người xem cảm giác như cô đang trôi lơ lửng giữa khoảng không đó và hát về những câu chuyện nhân sinh nơi trần thế. Những đoạn lặp trong bài hát, rồi cả những ca từ gợi cảm giác mênh mông như "Mây bat khắp xứ/ Chân mờ cõi xa/ ... rồi "Về đâu cuối ngõ?/Về đâu cuối trời?/Xa xăm tôi ngồi ...." rồi kết lại "Là giọt hư không" đã cho người nghe thấy một phần trình diễn hoàn chỉnh và đạt được nhiều hiệu ứng từ người hát cho tới người nghe.




Tuổi đá buồn

Là người kết thúc câu chuyện âm nhạc của Lắng nghe mùa thu về, Hồng Nhung như mọi khi vẫn là tên tuổi được khán giả chờ đợi nhất mỗi khi nhắc đến Trịnh Công Sơn. Và cô tiếp tục chứng minh sức hút của mình bằng những bài hát gắn liền với sự thành công cá nhân của mình suốt nhiều năm qua trong chuỗi ca khúc trong phần thể hiện riêng và kết chương trình song ca cùng Quang Dũng.



Đêm đầu của Lắng nghe mùa thu về, Hồng Nhung diện chiếc áo
dài ren đen rất gợi cảm, đêm thứ 2 cô diện một chiếc đầm trắng 
xẻ rất thanh thoát

Sẽ khó có thể nói gì nhiều về Hồng Nhung bởi trong nhạc Trịnh, cô luôn là một hình ảnh không có sự phá cách. Cô trân trọng những giá trị âm nhạc riêng của ông, nơi dẫn cô đến hình ảnh biểu tượng trong 4 Diva Việt nên sẽ khó có thể tìm thấy gì quá mới lạ từ cái nền móng cũ đã khắc sâu trong suy nghĩ của khán giả về Hồng Nhung của nhạc Trịnh. Nghe Hồng Nhung hát Tuổi đá buồn hay Ru tình, thì dù ở sân khấu nào, chương trình nào, vẫn là chỉ là một cách thể hiện, từ ý đồ của nghệ sĩ khi lựa chọn vị trí trình diễn, thao tác hình thể cho đến giọng hát. Thậm chí, cách cười, cách nói, những câu chuyện của Hồng Nhung kể cũng trở thành một "kịch bản" quen thuộc khi cô bước ra sân khấu. 



Hồng Nhung trò chuyện với khán giả trong bài 
Nhớ mùa thu Hà Nội



Song ca Phôi pha và Ngẫu nhiên với Quang Dũng


Đêm nhạc khép lại trong không gian thoáng đãng của ca khúc Ngẫu nhiên với phần song ca Hồng Nhung, Quang Dũng khép lại một đêm nhạc thành công, chỉn chu nhưng không có quá nhiều điểm mới để người nghe có thêm những cảm nhận riêng biệt. Nếu xét về khía cạnh đặc biệt của chương trình, thì có lẽ đó là sự xuất hiện của một tài năng luôn "ở ẩn" với làng âm nhạc - Nghệ sĩ violin Nguyễn Xuân Huy mà Hồng Nhung đã chót "đổi nghề" cho anh khi giới thiệu nhầm thành Nhạc sĩ Xuân Huy, hay Nhạc sĩ Hồng Kiên (nghệ sĩ saxophone).

Những hình ảnh khác của đêm diễn Lắng nghe mùa thu về:





Tấn Minh thể hiện Nghìn trùng xa cách (Phạm Duy) và 
Lặng lẽ nơi này (Trịnh Công Sơn)

trong chương trình









Huy Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét