Trong
khi âm nhạc thị trường đang sôi động, màu mè và có vẻ như chiếm lĩnh
phần lớn các show diễn thì dòng nhạc chính thống vẫn âm thầm chảy với
một nội lực tiểm ẩn. Một thời gian dài, nhiều người yêu nhạc tự hỏi “các
diva một thời của Việt Nam đâu rồi? Phải chăng họ cũng không còn đủ sức
chế ngự được sự lấn lướt của nhạc thị trường?” Và câu trả lời thật bất
ngờ và đầy thú vị “Họ đang lặng lẽ chuẩn bị một sứ mệnh lớn lao hơn:
Từng bước xâm nhập thị trường âm nhạc quốc tế.”
Ca sĩ Thanh Lam: Hơn 10 năm qua chị vẫn giữ vững ngôi vị “nữ
hoàng nhạc pop” của mình mặc cho thế sự cứ đổi thay. Là một trong những
người đi tiên phong của pop Việt Nam và “phong cách Thanh Lam” đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ ca sĩ sau này. Không ít các ca sĩ trẻ thời này vẫn coi chị là “thần tượng”.
Một thời gian dài, Thanh Lam có phần im hơi lặng tiếng, thi
thoảng chị mới xuất hiện trong một vài chương trình có tên, có tuổi,
thậm chí để tìm được một album mới của Thanh Lam cũng thật là khó. Người hâm mộ đang rất nóng lòng được gặp lại Thanh Lam sau chuỗi ngày vắng bóng.
Trong một cuộc phỏng vấn, Thanh Lam đã từng nói: “Nhiều người làm
nghệ thuật hiện nay nản chí với thực trạng âm nhạc Việt Nam, mọi thứ bị
đánh đồng, ca sĩ trẻ làm việc chụp giật cẩu thả nên sản sinh ra những
tác phẩm khó gọi là âm nhạc. Tôi nói hoàn toàn bằng sự đồng cảm nghệ
thuật chứ không vì đố kị hay ghen ghét gì ... sắp tới tôi sẽ hát jazz và
thử sức với world musis”, và Thanh Lam đã làm được điều đó.
Thanh Lam là một trong những giọng ca của dòng nhạc trẻ đương đại Việt
Nam đầu tiên hướng ra thị trường âm nhạc quốc tế. Đó là lần cộng tác của
Thanh Lam với Niels Lan Doky vào ngày 27/11/2002 tại liên hoan nhạc jazz châu Âu, và trong chuyến đi này Thanh Lam
đã để lại một ấn tượng đẹp với những bạn bè quốc tế và những cây đại
thụ trong làng âm nhạc thế giới. Chính Niels Lan Doky đã phải thốt lên
“giọng hát của ca sĩ Thanh Lam đã làm chúng tôi thật sự ngỡ ngàng”, ông còn thừa nhận “Tôi đã bị giọng hát Thanh Lam mê hoặc từ những ca từ đầu tiên ...”
Không chỉ có thế mà Thanh Lam còn tham gia show diễn vòng quanh
Đan Mạch với Niels Lan Doky, dù vấp phải những cản trở của hàng rào ngôn
ngữ nhưng khán giả vẫn cảm nhận được chất giọng sang và khá lạ của một
nữ ca sĩ Việt Nam.
Và với CD Biển cười, Thanh Lam cùng với Quốc Trung đã đưa được những tác phẩm made in Vietnam ra thị trường quốc tế như “Một Thoáng Tây Hồ” của nhạc sĩ Phó Đức Phương được đánh giá khá cao. Âm nhạc là không biên giới nên Thanh Lam
chẳng ngần ngại khi hướng giọng hát của mình vào phong cách jazz hay
world music để tìm tiếng nói chung với âm nhạc thế giới. Và chị lại là
người tiên phong đi tới thị trường âm nhạc quốc tế bằng sự “phá cách”
với jazz và world music.
Kế tiếp Thanh Lam là Mỹ Linh, tuy thuộc hàng “sinh sau”, nhưng
xét về thành tích và bản lĩnh âm nhạc thì Mỹ Linh cũng chẳng chịu thua
kém bà chị là bao. Xuất hiện khá muộn nhưng Mỹ Linh được biết đến như
một “hiện tượng âm nhạc” trong những năm cuối của thập kỷ 90. Từ “Thì Thầm Mùa Xuân”, “Chị Tôi”, “Hà Nội Đêm Trở Gió” cho đến “Trái Tim Không Ngủ Yên”, “Tóc Ngắn” hay “Trên Đỉnh Phù Vân”
... Linh hầu như đều chiếm trọn cảm tình của công chúng trẻ. Một “tóc
ngắn, mắt bồ câu sáng ngời” đã một thời chiếm lĩnh tên các sân khấu ca
nhạc tầm cỡ của Việt Nam.
So với Thanh Lam và Mỹ Linh thì Trần Thu Hà là trẻ nhất và được
xem là "nàng út" trong các diva. Nhưng những show diễn nước ngoài của
Trần Thu Hà cũng không thua gì đàn chị. Trẻ tuổi và nổi tiếng nhờ những
nỗ lực bản thân chính là những lời đầu tiên khi mọi người nhận xét về Hà
Trần, còn phong cách của cô thì luôn thay đổi từ pop đến jazz rồi world
music nhưng không thể lẫn vào đâu được với một phong cách khá "lập dị"
cũng như tính cách của Trần Thu Hà. Với một giọng nữ đẹp và sự lao động
nghệ thuật nghiêm khắc đã đưa Trần Thu Hà thăng hoa với Em Về Tinh Khôi, Sắc Màu, Bài Tình Cho Giai Nhân và đến Nhật Thực thì cô thành một "ngòi nổ" thật sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét