Lam và CD Lam Blue ta
(VnMedia) - Ở độ tuổi chín muồi nhất của nghề và đằm thắm nhất về nhan sắc, Thanh Lam vẫn như ngọn núi lửa hừng hực nhưng tinh tế và đầy ngẫu hứng.
Đó là cảm nhận nổi bật nhất khi nghe Lam blue ta – CD mới nhất của Thanh Lam. Có lẽ chị là ca sỹ đầu tiên ở Việt Nam làm một album đậm đà chất blue. Toàn bộ những ca khúc trong CD được hát và phối khí theo phong cách Jazzpop. Một phần pop là “máu thịt” của Lam, và jazz là những tinh túy mà chị chắt lọc sau quãng đường 20 năm ca hát.
Hiện tại, Tùng Dương đang được nhắc đến như một ca sỹ hát jazz ấn tượng nhất, nhưng đó là một ca sỹ “trẻ”. Còn Lam, từ năm 1996, chị đã được mời với tư cách là đại diện duy nhất của Việt Nam (tính đến thời điểm này) tham dự Festival Jazz quốc tế tổ chức tại Montreal, Thụy Sỹ. Năm đó, chị đã được chào đón nồng nhiệt bởi những ca khúc jazz nhưng mang đậm chất liệu âm nhạc truyền thống của Việt Nam qua những sáng tác của Phó Đức Phương và những làn điệu dân ca Việt Nam được “chơi” ngẫu hứng theo phong cách jazz.
Một CD mới lạ và hấp dẫn Những CD gần đây của chị, đâu đó đã thấp thoáng bóng dáng jazz qua cách hát và những đoạn phiêu đầy sáng tạo. Nhưng chỉ đến khi thực hiện CD này, Lam mới được thỏa sức vẫy vùng với jazz qua nhiều thể loại như jazz classic, jazz rock, jazz hiện đại… bằng những sáng tác quen thuộc của Nguyễn Cường (H’Zen lên rẫy), Trần Tiến (Ngẫu hứng sông Hồng, Tùy hứng lý ngựa ô), Dương Thụ (Bóng tối ly cà phê) và 4 ca khúc của Lê Minh Sơn, trong đó Ôi quê tôi và Trăng khát đã rất quen thuộc, còn hai bài hát “mới tinh” lần đầu được công bố là Buông và Con trai bé bỏng.Ở Lam blue ta, phần phối khí được làm rất kỹ, khá tinh tế và nổi bật được phong cách âm nhạc mà Thanh Lam muốn hướng tới. Có hai ca khúc được phối khí “đậm” chất blue nhất là H’Zen lên rẫy (Nguyễn Cường) và Buông (Lê Minh Sơn), trong đó Buông cực kỳ “đậm” chất truyền thống và đặc trưng nhất của blue. Sự ngẫu hứng ngay cả trong cách phối khí đã tạo cảm hứng lớn cho Lam khi hát, điều đó góp phần tạo nên thành công của CD này.
Khác vơi Buông và H’Zen lên rẫy, Con trai bé bỏng (Lê Minh Sơn) lại được “chơi” theo thể loại aucoustic với tiếng guitare thùng bập bùng, mộc mạc, giản dị nhưng đầy cảm xúc. Ngẫu hứng sông Hồng (Trần Tiến) hơi cổ điển kiểu jazz classic, Tùy hứng lý ngựa ô sôi động cùng jazz rock với tiếng kèn trombon khá lạ lẫm nhưng đầy ấn tượng, Bóng tối ly cà phê (Dương Thụ) bay bổng theo lối jazz pop nâng cách hát “sở trường” của Lam lên rất nhiều.
Lúc nào cũng sẵn sàng bùng nổ – đó là những nhận xét của đồng nghiệp về giọng hát Thanh Lam. Ở CD này, điều đó vẫn hoàn toàn đúng, nhưng sự “bùng nổ” giống như “núi lửa tiềm tàng” ấy được Thanh Lam tiết chế tới mức tối đa. Cái khó nhất của một ca sỹ là biết cách giữ “lửa”, không để nó “cháy” hết ra bên ngoài. Điều này sẽ luôn gây cảm giác “thèm” nghe của khán giả và vì thế “tuổi thọ” của ca sỹ được kéo dài thêm nhiều. Lam là người thông minh và chị là một trong số ít ca sỹ làm được điều đó.Nghe CD Lam blue ta mới thấy rằng, ngôi vị số 1 của nhạc nhẹ Việt Nam vẫn chưa có ai, và sẽ còn rất lâu nữa mới có người thay thế được chị. Nồng nàn lửa, bạo liệt mà tinh tế, dữ dội nhưng đằm thắm qua từng câu hát, từng tiếng thở như sóng biển cồn cào mà rất dịu êm.
Có thể nói, nhiều cảm xúc nhất và cũng ngẫu hứng nhất chính là Con trai bé bỏng của Lê Minh Sơn. Từng thấu hiểu cảnh “gà trống nuôi con”, Sơn dồn tình cảm của mình vào ca khúc Con trai bé bỏng như một món quà tặng cho cậu “quý tử”. Và, Lam thể hiện nó như những gì thiêng liêng nhất của tình mẫu tử, như tâm sự, thầm thì với đứa con trai bé bỏng thân yêu. Tiếng guitare dìu dặt, bay bổng nhưng lại dữ dội ở những đoạn cao trào tạo cảm xúc mãnh liệt cho Lam thể hiện những tình cảm của mình vào bài hát.
Có hai bài hát thể hiện “đẳng cấp” rõ nhất trong kỹ thuật của Thanh Lam đó là H’Zen lên rẫy và Tùy hứng lý ngựa ô. Ở H’Zen lên rẫy là sự hóa thân vào một cô gái Tây Nguyên mới lớn, trong sáng, nhí nhảnh đáng yêu. Ở ca khúc này, Lam gây ngạc nhiên cho người nghe bằng cách hát giả thanh rất điêu luyện, điều mà hiếm khi Lam áp dụng khi biểu diễn bởi đa phần chị hát bằng giọng thật kể cả lên những nốt rất cao. Còn Tùy hứng lý ngựa ô lại cho thấy một Thanh Lam rất bản lĩnh, đầy kỹ thuật khi xử lý tiết tấu chia “nhịp ba” rất khó của jazz. Ở bài này thay vì dàn đế (vocal) bằng tốp nam như thường thấy thì Xuân Phương (phối khí) đã cho kèn trombon thay thế rất ấn tượng và hiệu quả.
Những ca khúc còn lại như Ôi quê tôi, Trăng khát Thanh Lam đã hát “mòn” rồi nhưng vẫn thấy nhiều điều mới lại. Từ bản “chuẩn” dân gian đương đại, Ôi quê tôi được phối khí và hát theo phong cách jazz tạo nhiều cảm xúc mới lạ cho người nghe. Sự nhấn nhá, “phiêu linh” nhưng không bị quá đà khiến cho người nghe vừa đủ “thích” là những điều mà Lam làm được trong CD này.
Một album nhạc rất “ta”
Với ý tưởng blue “ta”, “ta” ở đây ngoài ý nghĩa là “người Việt Nam” còn là sự kiêu hãnh của một giọng hát đã từng 20 năm liên tiếp đứng trên đỉnh cao của nghề. Và cũng chính ý tưởng “ta” này, phần thiết kế bìa đĩa và hình ảnh cũng như poster mang đậm chất “ta”. Nhiếp ảnh gia Na Sơn đã chọn những góc máy để thể hiện thần thái của Lam vừa kiêu hãnh nhưng cũng rất khiêm nhường, hiện đại nhưng vẫn rất Việt Nam.Những dòng chữ trên bìa đĩa hay poster thể hiện theo kiểu “viết tay” bằng bút chấm mực ngày xưa, những con chữ ấy hiện lên vừa thân quen, vừa gần gũi. Ngay cả chất liệu giấy để in poster cũng là giấy “ta” và những hình ảnh minh họa trên đó có cả phóng tác bức tranh Đông Hồ nổi tiếng.
Có thể nói, sự kết hợp giữa Lê Minh Sơn (biên tập và sản xuất) với Thanh Lam một lần nữa lại làm nên một thành công mới. CD Lam blue tađầy tính học thuật nhưng cũng vô cùng gần gũi và giản dị là một trong những CD hiếm hoi có chất lượng nghệ thuật cao trên thị trường băng đĩa hiện nay. CD Lam blue ta phát hành đúng vào ngày Hà Nội mưa tầm tã, nhưng theo lời Sơn và Lam thì đó là “điềm may” vì Lam rất hợp “mệnh thủy”. Đấy là một câu nói vui, nhưng nhìn dưới góc độ chuyên môn, Lam blue ta giống như một cơn mưa mát lành cho khán, thính giả khi có quá nhiều ồn ào, “oi bức” trong showbiz Việt thời gian qua.
Nhà báo Ngô Bá Lục
Đó là cảm nhận nổi bật nhất khi nghe Lam blue ta – CD mới nhất của Thanh Lam. Có lẽ chị là ca sỹ đầu tiên ở Việt Nam làm một album đậm đà chất blue. Toàn bộ những ca khúc trong CD được hát và phối khí theo phong cách Jazzpop. Một phần pop là “máu thịt” của Lam, và jazz là những tinh túy mà chị chắt lọc sau quãng đường 20 năm ca hát.
Hiện tại, Tùng Dương đang được nhắc đến như một ca sỹ hát jazz ấn tượng nhất, nhưng đó là một ca sỹ “trẻ”. Còn Lam, từ năm 1996, chị đã được mời với tư cách là đại diện duy nhất của Việt Nam (tính đến thời điểm này) tham dự Festival Jazz quốc tế tổ chức tại Montreal, Thụy Sỹ. Năm đó, chị đã được chào đón nồng nhiệt bởi những ca khúc jazz nhưng mang đậm chất liệu âm nhạc truyền thống của Việt Nam qua những sáng tác của Phó Đức Phương và những làn điệu dân ca Việt Nam được “chơi” ngẫu hứng theo phong cách jazz.
Một CD mới lạ và hấp dẫn Những CD gần đây của chị, đâu đó đã thấp thoáng bóng dáng jazz qua cách hát và những đoạn phiêu đầy sáng tạo. Nhưng chỉ đến khi thực hiện CD này, Lam mới được thỏa sức vẫy vùng với jazz qua nhiều thể loại như jazz classic, jazz rock, jazz hiện đại… bằng những sáng tác quen thuộc của Nguyễn Cường (H’Zen lên rẫy), Trần Tiến (Ngẫu hứng sông Hồng, Tùy hứng lý ngựa ô), Dương Thụ (Bóng tối ly cà phê) và 4 ca khúc của Lê Minh Sơn, trong đó Ôi quê tôi và Trăng khát đã rất quen thuộc, còn hai bài hát “mới tinh” lần đầu được công bố là Buông và Con trai bé bỏng.Ở Lam blue ta, phần phối khí được làm rất kỹ, khá tinh tế và nổi bật được phong cách âm nhạc mà Thanh Lam muốn hướng tới. Có hai ca khúc được phối khí “đậm” chất blue nhất là H’Zen lên rẫy (Nguyễn Cường) và Buông (Lê Minh Sơn), trong đó Buông cực kỳ “đậm” chất truyền thống và đặc trưng nhất của blue. Sự ngẫu hứng ngay cả trong cách phối khí đã tạo cảm hứng lớn cho Lam khi hát, điều đó góp phần tạo nên thành công của CD này.
Thanh Lam mạnh mẽ, cá tính. Ảnh nghệ sỹ cung cấp
|
Lúc nào cũng sẵn sàng bùng nổ – đó là những nhận xét của đồng nghiệp về giọng hát Thanh Lam. Ở CD này, điều đó vẫn hoàn toàn đúng, nhưng sự “bùng nổ” giống như “núi lửa tiềm tàng” ấy được Thanh Lam tiết chế tới mức tối đa. Cái khó nhất của một ca sỹ là biết cách giữ “lửa”, không để nó “cháy” hết ra bên ngoài. Điều này sẽ luôn gây cảm giác “thèm” nghe của khán giả và vì thế “tuổi thọ” của ca sỹ được kéo dài thêm nhiều. Lam là người thông minh và chị là một trong số ít ca sỹ làm được điều đó.Nghe CD Lam blue ta mới thấy rằng, ngôi vị số 1 của nhạc nhẹ Việt Nam vẫn chưa có ai, và sẽ còn rất lâu nữa mới có người thay thế được chị. Nồng nàn lửa, bạo liệt mà tinh tế, dữ dội nhưng đằm thắm qua từng câu hát, từng tiếng thở như sóng biển cồn cào mà rất dịu êm.
Có thể nói, nhiều cảm xúc nhất và cũng ngẫu hứng nhất chính là Con trai bé bỏng của Lê Minh Sơn. Từng thấu hiểu cảnh “gà trống nuôi con”, Sơn dồn tình cảm của mình vào ca khúc Con trai bé bỏng như một món quà tặng cho cậu “quý tử”. Và, Lam thể hiện nó như những gì thiêng liêng nhất của tình mẫu tử, như tâm sự, thầm thì với đứa con trai bé bỏng thân yêu. Tiếng guitare dìu dặt, bay bổng nhưng lại dữ dội ở những đoạn cao trào tạo cảm xúc mãnh liệt cho Lam thể hiện những tình cảm của mình vào bài hát.
Có hai bài hát thể hiện “đẳng cấp” rõ nhất trong kỹ thuật của Thanh Lam đó là H’Zen lên rẫy và Tùy hứng lý ngựa ô. Ở H’Zen lên rẫy là sự hóa thân vào một cô gái Tây Nguyên mới lớn, trong sáng, nhí nhảnh đáng yêu. Ở ca khúc này, Lam gây ngạc nhiên cho người nghe bằng cách hát giả thanh rất điêu luyện, điều mà hiếm khi Lam áp dụng khi biểu diễn bởi đa phần chị hát bằng giọng thật kể cả lên những nốt rất cao. Còn Tùy hứng lý ngựa ô lại cho thấy một Thanh Lam rất bản lĩnh, đầy kỹ thuật khi xử lý tiết tấu chia “nhịp ba” rất khó của jazz. Ở bài này thay vì dàn đế (vocal) bằng tốp nam như thường thấy thì Xuân Phương (phối khí) đã cho kèn trombon thay thế rất ấn tượng và hiệu quả.
Những ca khúc còn lại như Ôi quê tôi, Trăng khát Thanh Lam đã hát “mòn” rồi nhưng vẫn thấy nhiều điều mới lại. Từ bản “chuẩn” dân gian đương đại, Ôi quê tôi được phối khí và hát theo phong cách jazz tạo nhiều cảm xúc mới lạ cho người nghe. Sự nhấn nhá, “phiêu linh” nhưng không bị quá đà khiến cho người nghe vừa đủ “thích” là những điều mà Lam làm được trong CD này.
… và rất dịu dàng, đằm thắm…
|
Với ý tưởng blue “ta”, “ta” ở đây ngoài ý nghĩa là “người Việt Nam” còn là sự kiêu hãnh của một giọng hát đã từng 20 năm liên tiếp đứng trên đỉnh cao của nghề. Và cũng chính ý tưởng “ta” này, phần thiết kế bìa đĩa và hình ảnh cũng như poster mang đậm chất “ta”. Nhiếp ảnh gia Na Sơn đã chọn những góc máy để thể hiện thần thái của Lam vừa kiêu hãnh nhưng cũng rất khiêm nhường, hiện đại nhưng vẫn rất Việt Nam.Những dòng chữ trên bìa đĩa hay poster thể hiện theo kiểu “viết tay” bằng bút chấm mực ngày xưa, những con chữ ấy hiện lên vừa thân quen, vừa gần gũi. Ngay cả chất liệu giấy để in poster cũng là giấy “ta” và những hình ảnh minh họa trên đó có cả phóng tác bức tranh Đông Hồ nổi tiếng.
Có thể nói, sự kết hợp giữa Lê Minh Sơn (biên tập và sản xuất) với Thanh Lam một lần nữa lại làm nên một thành công mới. CD Lam blue tađầy tính học thuật nhưng cũng vô cùng gần gũi và giản dị là một trong những CD hiếm hoi có chất lượng nghệ thuật cao trên thị trường băng đĩa hiện nay. CD Lam blue ta phát hành đúng vào ngày Hà Nội mưa tầm tã, nhưng theo lời Sơn và Lam thì đó là “điềm may” vì Lam rất hợp “mệnh thủy”. Đấy là một câu nói vui, nhưng nhìn dưới góc độ chuyên môn, Lam blue ta giống như một cơn mưa mát lành cho khán, thính giả khi có quá nhiều ồn ào, “oi bức” trong showbiz Việt thời gian qua.
Nhà báo Ngô Bá Lục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét