BLUES TA - Đẳng Cấp !
Cập nhật lúc 09h05, ngày 08/10/2007
Hanoinet - Hơn một năm có thể gọi là lặng lẽ, không "đi show" và cũng không ồn ào công bố dự định, đến tháng 10 này, "nữ hoàng nhạc nhẹ" Thanh Lam mới cùng lúc "đổ" vào làng ca hát 1 album và 1 liveshow cá nhân. Vẫn chất giọng "bất chấp thời gian", khuôn mặt "như không có tuổi", Thanh Lam của ngày tháng 10/2007 mang theo dư âm gì đó vừa mới, vừa cũ, vừa chót vót trên đỉnh cao, vừa thuần khiết ban sơ như thuở mới vào nghề. Nhưng "đẳng cấp" của một giọng hát đã gắn với danh hiệu "nữ hoàng" thì không ai có thể phủ nhận…
"Lam Blue Ta"
Đó là tên album mới "ra lò" của Thanh Lam, cũng là "cái mới" trong phong cách hát của giọng ca này. Bởi lần này, chị mang vào âm nhạc không khí của Jazzpop - thể loại phổ biến ở thế giới nhưng còn khá mới mẻ với giới thưởng thức Việt. Như Thanh Lam nói vui: "Ngay cái tên của album cũng đã đầy kiêu hãnh, nó là blue Ta chứ không phải blue Tây!". Quả là đúng như vậy, bởi trong không khí jazzpop kén người nghe, người ta thấy chất Việt thuần khiết và bình dị trong những ca khúc quen thuộc "H'ren lên rẫy" (Nguyễn Cường), "Ngẫu hứng sông Hồng", "Tùy hứng lý ngựa ô" (Trần Tiến), "Bóng tối ly cà phê" (Dương Thụ) và một số ca khúc "đậm chất" của Lê Minh Sơn như "Buông", "Trăng khát", "Ôi quê tôi", "Con trai bé bỏng".
Khác với các album nhạc đã hiện diện trước đây của Lam, "Lam Blue Ta" mang đầy tính ngẫu hứng lẫn tính học thuật. Trong "H'ren lên rẫy", Lam hóa thân thành một cô gái mới lớn, nhí nhảnh vui tươi, đầy hồn nhiên trong sáng. Đặc biệt, đoạn dạo giữa Lam "phiêu" cùng kèm trompet tạo sự khác biệt rõ nét giữa nhạc jazz và các thể loại thông thường khác. Bài "Ngẫu hứng sông Hồng", Lam hát đầy vẻ liêu trai và mãnh liệt. Cũng phải nói rằng, đây là một bản phối khí thực sự công phu, kết hợp giữa trống hội Thăng Long và các nhạc cụ khác. Nó tạo cảm giác bùng nổ dữ dội nhưng cũng ma mị, huyền ảo. Bài "Con trai bé bỏng", Lam nâng niu từng con chữ bằng tinh thần của một người mẹ, một người đàn bà từng trải. Ở đây có sự tinh tế của người hát bè hòa quện cùng cây guitar mộc tạo nên cảm xúc khó quên. "Buông" có lẽ là một bài hát khó thể hiện nhất thì người ta lại thấy Lam tinh tế trong cách nhả chữ, lấy hơi và kiểm soát tình cảm. "Tùy hứng lý ngựa ô" là một bài hát phức tạp về tiết tấu, Lam đã thể hiện bản lĩnh qua cách chia nhịp ba rất khó trong phong cách jazz. Đây cũng là bản phối khí xuất sắc của nhạc sỹ Xuân Phương. Lần đầu tiên cây kèn trompet được sử dụng solo trong một tác phẩm âm nhạc của Việt Nam.
Thanh Lam không giấu giếm sự ưng ý của mình khi nói về "Lam Blue Ta": "Lam nói không phải để khuyếch trương mình đâu nhưng làm CD này khó vô cùng. Nghe thì mộc mạc, giản dị đấy nhưng Lam đã hát đầy sáng tạo, nhiều đam mê, thú vị như khi hát trên sân khấu, đặc biệt là Lam khắc phục được những nhược điểm trong hát của mình!".
"Lam… xưa"
Thanh Lam đã chọn sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội cho liveshow "Lam… xưa" của mình vào hai đêm 26 và 27/10 tới. Sân khấu như thể dành cho kỷ niệm, cho hồi tưởng của những ngày "nữ hoàng nhạc nhẹ" mới vào nghề với những ca khúc sau này trở thành dấu ấn trong sự nghiệp của Lam: "Em và tôi", "Lối cũ ta về", "Cho em một ngày", "Giọt nắng bên thềm", "Em ơi Hà Nội phố", "Gọi anh"… Đúng như tên gọi "Lam… xưa", đây sẽ là Lam của những gì trong trẻo, nguyên sơ buổi ban đầu, hát hồn nhiên mộc mạc, bớt đi những lo toan, trải nghiệm của một người phụ nữ đã qua nhiều vui buồn, sóng gió. Có thể gọi là một cuộc trở về tìm lại những năm tháng đã qua, tìm lại cảm xúc của chính mình.
Phải nói rằng, "Lam… xưa" không phải là một đêm nhạc hoành tráng, mà là một câu chuyện âm nhạc gần gũi, giản dị. Trong câu chuyện này, Lam kể lại với khán giả những dấu chân mình đã đi qua trong 3 giai đoạn từ 1970 - 1980, 1980 - 1990 và từ 1990 đến nay, gọi về những cảm xúc đã từng có trong ký ức người nghe suốt 20 năm ca hát của mình. Khách mời của chương trình là những gương mặt đã từng đứng chung với Lam nhiều lần trên sân khấu: Phương Thanh - giọng hát tận cùng của bản năng, Trọng Tấn - giọng ca chuẩn của kỹ thuật và cảm xúc, Tùng Dương - rạo rực sức trẻ và không ngừng kiếm tìm điều mới mẻ… Đạo diễn chương trình là cái tên quen thuộc trong giới làm nhạc Phạm Hoàng Nam, cùng hòa âm phối khi Trần Mạnh Hùng, Xuân Phương, Phan Cường.
"Lam… xưa" đã được khởi nguồn từ ý tưởng muốn làm từ thiện của Lam và người bạn thân tên Mai ở Công ty du lịch Vidotour. Thế nên, sau 2 đêm "Lam… xưa" sẽ là một hành trình của Lam và Vidotour về tận gia đình các nạn nhân trong sự cố sập cầu Cần Thơ để tặng quà và thăm hỏi. Dù chưa lên sân khấu, dù chưa biết được "thắng thua", nhưng Lam và những người làm chương trình đã "nhẩm tính" sẽ quyên góp khoảng 100 triệu đồng để ủng hộ các nạn nhân trong vụ tai nạn này. Lam nói: "Là một nghệ sỹ, tôi rất mong muốn được góp sức mình để giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này".
Nhật Anh
Cập nhật lúc 09h05, ngày 08/10/2007
Hanoinet - Hơn một năm có thể gọi là lặng lẽ, không "đi show" và cũng không ồn ào công bố dự định, đến tháng 10 này, "nữ hoàng nhạc nhẹ" Thanh Lam mới cùng lúc "đổ" vào làng ca hát 1 album và 1 liveshow cá nhân. Vẫn chất giọng "bất chấp thời gian", khuôn mặt "như không có tuổi", Thanh Lam của ngày tháng 10/2007 mang theo dư âm gì đó vừa mới, vừa cũ, vừa chót vót trên đỉnh cao, vừa thuần khiết ban sơ như thuở mới vào nghề. Nhưng "đẳng cấp" của một giọng hát đã gắn với danh hiệu "nữ hoàng" thì không ai có thể phủ nhận…
"Lam Blue Ta"
Đó là tên album mới "ra lò" của Thanh Lam, cũng là "cái mới" trong phong cách hát của giọng ca này. Bởi lần này, chị mang vào âm nhạc không khí của Jazzpop - thể loại phổ biến ở thế giới nhưng còn khá mới mẻ với giới thưởng thức Việt. Như Thanh Lam nói vui: "Ngay cái tên của album cũng đã đầy kiêu hãnh, nó là blue Ta chứ không phải blue Tây!". Quả là đúng như vậy, bởi trong không khí jazzpop kén người nghe, người ta thấy chất Việt thuần khiết và bình dị trong những ca khúc quen thuộc "H'ren lên rẫy" (Nguyễn Cường), "Ngẫu hứng sông Hồng", "Tùy hứng lý ngựa ô" (Trần Tiến), "Bóng tối ly cà phê" (Dương Thụ) và một số ca khúc "đậm chất" của Lê Minh Sơn như "Buông", "Trăng khát", "Ôi quê tôi", "Con trai bé bỏng".
Khác với các album nhạc đã hiện diện trước đây của Lam, "Lam Blue Ta" mang đầy tính ngẫu hứng lẫn tính học thuật. Trong "H'ren lên rẫy", Lam hóa thân thành một cô gái mới lớn, nhí nhảnh vui tươi, đầy hồn nhiên trong sáng. Đặc biệt, đoạn dạo giữa Lam "phiêu" cùng kèm trompet tạo sự khác biệt rõ nét giữa nhạc jazz và các thể loại thông thường khác. Bài "Ngẫu hứng sông Hồng", Lam hát đầy vẻ liêu trai và mãnh liệt. Cũng phải nói rằng, đây là một bản phối khí thực sự công phu, kết hợp giữa trống hội Thăng Long và các nhạc cụ khác. Nó tạo cảm giác bùng nổ dữ dội nhưng cũng ma mị, huyền ảo. Bài "Con trai bé bỏng", Lam nâng niu từng con chữ bằng tinh thần của một người mẹ, một người đàn bà từng trải. Ở đây có sự tinh tế của người hát bè hòa quện cùng cây guitar mộc tạo nên cảm xúc khó quên. "Buông" có lẽ là một bài hát khó thể hiện nhất thì người ta lại thấy Lam tinh tế trong cách nhả chữ, lấy hơi và kiểm soát tình cảm. "Tùy hứng lý ngựa ô" là một bài hát phức tạp về tiết tấu, Lam đã thể hiện bản lĩnh qua cách chia nhịp ba rất khó trong phong cách jazz. Đây cũng là bản phối khí xuất sắc của nhạc sỹ Xuân Phương. Lần đầu tiên cây kèn trompet được sử dụng solo trong một tác phẩm âm nhạc của Việt Nam.
Thanh Lam không giấu giếm sự ưng ý của mình khi nói về "Lam Blue Ta": "Lam nói không phải để khuyếch trương mình đâu nhưng làm CD này khó vô cùng. Nghe thì mộc mạc, giản dị đấy nhưng Lam đã hát đầy sáng tạo, nhiều đam mê, thú vị như khi hát trên sân khấu, đặc biệt là Lam khắc phục được những nhược điểm trong hát của mình!".
"Lam… xưa"
Thanh Lam đã chọn sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội cho liveshow "Lam… xưa" của mình vào hai đêm 26 và 27/10 tới. Sân khấu như thể dành cho kỷ niệm, cho hồi tưởng của những ngày "nữ hoàng nhạc nhẹ" mới vào nghề với những ca khúc sau này trở thành dấu ấn trong sự nghiệp của Lam: "Em và tôi", "Lối cũ ta về", "Cho em một ngày", "Giọt nắng bên thềm", "Em ơi Hà Nội phố", "Gọi anh"… Đúng như tên gọi "Lam… xưa", đây sẽ là Lam của những gì trong trẻo, nguyên sơ buổi ban đầu, hát hồn nhiên mộc mạc, bớt đi những lo toan, trải nghiệm của một người phụ nữ đã qua nhiều vui buồn, sóng gió. Có thể gọi là một cuộc trở về tìm lại những năm tháng đã qua, tìm lại cảm xúc của chính mình.
Phải nói rằng, "Lam… xưa" không phải là một đêm nhạc hoành tráng, mà là một câu chuyện âm nhạc gần gũi, giản dị. Trong câu chuyện này, Lam kể lại với khán giả những dấu chân mình đã đi qua trong 3 giai đoạn từ 1970 - 1980, 1980 - 1990 và từ 1990 đến nay, gọi về những cảm xúc đã từng có trong ký ức người nghe suốt 20 năm ca hát của mình. Khách mời của chương trình là những gương mặt đã từng đứng chung với Lam nhiều lần trên sân khấu: Phương Thanh - giọng hát tận cùng của bản năng, Trọng Tấn - giọng ca chuẩn của kỹ thuật và cảm xúc, Tùng Dương - rạo rực sức trẻ và không ngừng kiếm tìm điều mới mẻ… Đạo diễn chương trình là cái tên quen thuộc trong giới làm nhạc Phạm Hoàng Nam, cùng hòa âm phối khi Trần Mạnh Hùng, Xuân Phương, Phan Cường.
"Lam… xưa" đã được khởi nguồn từ ý tưởng muốn làm từ thiện của Lam và người bạn thân tên Mai ở Công ty du lịch Vidotour. Thế nên, sau 2 đêm "Lam… xưa" sẽ là một hành trình của Lam và Vidotour về tận gia đình các nạn nhân trong sự cố sập cầu Cần Thơ để tặng quà và thăm hỏi. Dù chưa lên sân khấu, dù chưa biết được "thắng thua", nhưng Lam và những người làm chương trình đã "nhẩm tính" sẽ quyên góp khoảng 100 triệu đồng để ủng hộ các nạn nhân trong vụ tai nạn này. Lam nói: "Là một nghệ sỹ, tôi rất mong muốn được góp sức mình để giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này".
Nhật Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét