Thanh Lam: Tôi vắt kiệt đam mê đến giọt cuối cùng
Thứ Năm, 22/03/2007, 15:02 GMT + 7
- Tại sao lại là Giọt Lam?
- Ca sĩ Thanh Lam: Có hai lý do khiến tôi và Lê Minh Sơn chọn cái tên này. Thứ nhất, nhắc đến Thanh Lam, người ta vẫn thường nhớ đến Giọt nắng bên thềm, ca khúc tuyệt vời của nhạc sĩ Thanh Tùng đã đưa Lam đến với sự nổi tiếng. Thứ hai, mỗi khi hát, tôi thường vắt kiệt đến giọt cuối cùng những đam mê của mình, cái tên này rất đúng với chất của tôi. 18 ca khúc trong Giọt Lam là 18 ca khúc đã gắn với tên tuổi tôi suốt hai mươi năm qua, nó đã chứa đựng bao nhiêu kỷ niệm buồn vui, bao nhiêu đam mê ở đó.
- Và khán giả sẽ lại tìm thấy một Thanh Lam mới mẻ trong những ca khúc cũ như cách chị vẫn thường làm?
- Những điều quá mới trong âm nhạc là rất khó và không phải lúc nào cũng cần thiết vì những bản phối trước đã quá xuất sắc. Trong album này, sẽ có những bài phối lại, nhưng cũng có những bài tôi hát theo lối cũ. Nhưng nói gì thì nói, các bạn nghe CD đi và sẽ thấy công sức những người thực hiện bỏ ra nhiều đến thế nào. Đây có thể coi là album đẹp nhất mà tôi đã làm.
- Sau khi đã phá cách và thể nghiệm với âm nhạc Lê Minh Sơn, giờ chị lại quay về với những bài hát đã làm nên tên tuổi của mình. Liệu ở Thanh Lam đã có một sự thay đổi?
- Thực ra tên tuổi ca sĩ luôn gắn liền với ca khúc nào đó, và tôi hạnh phúc là sau 20 năm, mình đã có được một tuyển tập những bài hát hay. Với lại, cũng phải thừa nhận thực tế là bây giờ có rất ít bài hát sâu sắc, phần nhiều là những ca khúc giản dị đến độ thô và không chứa nhiều yếu tố văn hóa. Sự lãng mạn, tình tứ, sâu sắc của những ca khúc cũ (mà ngắn gọn hơn là cái đẹp) luôn hấp dẫn tôi trong việc chọn lựa và thể hiện.
- Thông thường khi làm collection, các ca sĩ thường tính đến chuyện bán đĩa, chị thì sao, khi Giọt Lam được bán với giá tới 80.000 đồng?
- Đây là album tôi làm theo yêu cầu của khán giả, những người luôn ủng hộ tôi trên con đường nghệ thuật của mình. Nhưng tôi cũng nghĩ, nếu bán được đĩa thì quả là tuyệt vời, vì điều này đã nuôi sống được giấc mơ của người nghệ sĩ. Giúp họ bớt phải lo lắng với những toan tính vật chất để đầu tư nhiều hơn cho nghệ thuật, thông thường nếu chỉ làm những điều mình thích, các nghệ sĩ sẽ đưa ra những sản phẩm rất cá tính.
Tôi nghĩ số tiền 80.000 đồng tương xứng với những gì khán giả sẽ được nghe chứ không phải vì thương hiệu Thanh Lam mà đĩa bán đắt. Một tín hiệu mừng là những ngày mới phát hành, album của tôi đã bán rất khá, thậm chí có khán giả còn nhắn tin là khó tìm được đĩa.
- Chị được mệnh danh “Nữ hoàng nhạc nhẹ” của Việt Nam , có bao giờ chị thấy ở ngôi vị ấy, chị không cần phải cố gắng mà vẫn thu hút khán giả?
- Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là số 1, chưa bao giờ thấy mình chạm nóc và luôn luôn có những hoài bão lớn trong âm nhạc. Chính vì thế mà tôi luôn phải cố gắng, cố gắng không ngừng để tìm ra những điều mới mẻ chinh phục khán giả.
- Có phải vì chị sợ “thầy đồ già, con hát trẻ” như người xưa đã nói?
- Âm nhạc là điều quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Sau những vất vả, được hòa mình vào âm nhạc, người ta có thể thấy cân bằng hơn trong cuộc sống.
Nhưng âm nhạc ở mình bây giờ mới chỉ mang tính giải trí, chưa được nâng lên thành thưởng thức. Và điều tôi muốn là làm thế nào có thể góp sức mình phát triển nền âm nhạc Việt Nam . Càng già, tôi càng nhiều kinh nghiệm sống và hát, tốt đấy chứ.
- Lúc nào cũng là một Thanh Lam lạc quan, hồn nhiên ngay cả những lúc mình đang khủng hoảng....
- Mọi người thấy tôi hay cười, nhưng thực ra cũng nhiều khi khóc, chỉ có điều, không phải lúc nào khóc cũng nói ra. Tôi luôn dặn lòng mình, phải dũng cảm chấp nhận những cái mất trong cuộc sống, dám nhìn thẳng và vượt qua mọi khó khăn chứ đừng trông mong quá nhiều vào những người xung quanh. Hãy tự đứng lên, rồi sau đó hãy vịn vào gia đình, đồng nghiệp để bước những bước sau đó.
- Ca sĩ Thanh Lam: Có hai lý do khiến tôi và Lê Minh Sơn chọn cái tên này. Thứ nhất, nhắc đến Thanh Lam, người ta vẫn thường nhớ đến Giọt nắng bên thềm, ca khúc tuyệt vời của nhạc sĩ Thanh Tùng đã đưa Lam đến với sự nổi tiếng. Thứ hai, mỗi khi hát, tôi thường vắt kiệt đến giọt cuối cùng những đam mê của mình, cái tên này rất đúng với chất của tôi. 18 ca khúc trong Giọt Lam là 18 ca khúc đã gắn với tên tuổi tôi suốt hai mươi năm qua, nó đã chứa đựng bao nhiêu kỷ niệm buồn vui, bao nhiêu đam mê ở đó.
- Và khán giả sẽ lại tìm thấy một Thanh Lam mới mẻ trong những ca khúc cũ như cách chị vẫn thường làm?
- Những điều quá mới trong âm nhạc là rất khó và không phải lúc nào cũng cần thiết vì những bản phối trước đã quá xuất sắc. Trong album này, sẽ có những bài phối lại, nhưng cũng có những bài tôi hát theo lối cũ. Nhưng nói gì thì nói, các bạn nghe CD đi và sẽ thấy công sức những người thực hiện bỏ ra nhiều đến thế nào. Đây có thể coi là album đẹp nhất mà tôi đã làm.
- Sau khi đã phá cách và thể nghiệm với âm nhạc Lê Minh Sơn, giờ chị lại quay về với những bài hát đã làm nên tên tuổi của mình. Liệu ở Thanh Lam đã có một sự thay đổi?
- Thực ra tên tuổi ca sĩ luôn gắn liền với ca khúc nào đó, và tôi hạnh phúc là sau 20 năm, mình đã có được một tuyển tập những bài hát hay. Với lại, cũng phải thừa nhận thực tế là bây giờ có rất ít bài hát sâu sắc, phần nhiều là những ca khúc giản dị đến độ thô và không chứa nhiều yếu tố văn hóa. Sự lãng mạn, tình tứ, sâu sắc của những ca khúc cũ (mà ngắn gọn hơn là cái đẹp) luôn hấp dẫn tôi trong việc chọn lựa và thể hiện.
- Thông thường khi làm collection, các ca sĩ thường tính đến chuyện bán đĩa, chị thì sao, khi Giọt Lam được bán với giá tới 80.000 đồng?
- Đây là album tôi làm theo yêu cầu của khán giả, những người luôn ủng hộ tôi trên con đường nghệ thuật của mình. Nhưng tôi cũng nghĩ, nếu bán được đĩa thì quả là tuyệt vời, vì điều này đã nuôi sống được giấc mơ của người nghệ sĩ. Giúp họ bớt phải lo lắng với những toan tính vật chất để đầu tư nhiều hơn cho nghệ thuật, thông thường nếu chỉ làm những điều mình thích, các nghệ sĩ sẽ đưa ra những sản phẩm rất cá tính.
Tôi nghĩ số tiền 80.000 đồng tương xứng với những gì khán giả sẽ được nghe chứ không phải vì thương hiệu Thanh Lam mà đĩa bán đắt. Một tín hiệu mừng là những ngày mới phát hành, album của tôi đã bán rất khá, thậm chí có khán giả còn nhắn tin là khó tìm được đĩa.
- Chị được mệnh danh “Nữ hoàng nhạc nhẹ” của Việt Nam , có bao giờ chị thấy ở ngôi vị ấy, chị không cần phải cố gắng mà vẫn thu hút khán giả?
- Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là số 1, chưa bao giờ thấy mình chạm nóc và luôn luôn có những hoài bão lớn trong âm nhạc. Chính vì thế mà tôi luôn phải cố gắng, cố gắng không ngừng để tìm ra những điều mới mẻ chinh phục khán giả.
- Có phải vì chị sợ “thầy đồ già, con hát trẻ” như người xưa đã nói?
- Âm nhạc là điều quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Sau những vất vả, được hòa mình vào âm nhạc, người ta có thể thấy cân bằng hơn trong cuộc sống.
Nhưng âm nhạc ở mình bây giờ mới chỉ mang tính giải trí, chưa được nâng lên thành thưởng thức. Và điều tôi muốn là làm thế nào có thể góp sức mình phát triển nền âm nhạc Việt Nam . Càng già, tôi càng nhiều kinh nghiệm sống và hát, tốt đấy chứ.
- Lúc nào cũng là một Thanh Lam lạc quan, hồn nhiên ngay cả những lúc mình đang khủng hoảng....
- Mọi người thấy tôi hay cười, nhưng thực ra cũng nhiều khi khóc, chỉ có điều, không phải lúc nào khóc cũng nói ra. Tôi luôn dặn lòng mình, phải dũng cảm chấp nhận những cái mất trong cuộc sống, dám nhìn thẳng và vượt qua mọi khó khăn chứ đừng trông mong quá nhiều vào những người xung quanh. Hãy tự đứng lên, rồi sau đó hãy vịn vào gia đình, đồng nghiệp để bước những bước sau đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét