Tôi là một nhạc sĩ sáng tác đồng thời là người sản xuất âm nhạc. Nhận xét của tôi không giống như đánh giá của công chúng. Tôi cũng không để ý đến danh tiếng. Vì vậy, không bình luận về các “sao” mà tôi chỉ nói về những ca sĩ mình gần gũi, làm việc chung.
Hồng Nhung là trường hợp đặc biệt của một ca sĩ Hà Nội. Cô không được đào tạo chính quy, nhưng với một giọng hát không “thanh nhạc”, cô vẫn chinh phục hầu hết người nghe. Năm 1985, khi đang đi kiếm giọng hát chính cho chương trình của Nhà hát Tuổi trẻ, tôi đã nghe đồn: “Bống nó hát hay lắm”. Trong một tiệc rượu trải chiếu (tức là ngồi đất) của bố Nhung đãi bạn bè, tôi đã được nghe Bống ôm đàn hát Papa. Bống gày gò, bé nhỏ nhưng giọng hát chẳng ẻo lả, dễ thương như người ta hình dung mà đầy đặn, mộc mạc. Còn cảm xúc thì mãnh liệt lắm. Sau này, Hồng Nhung hát Trịnh Công Sơn, Hoàng Hiệp, Lã Văn Cường... và rất nhiều nhạc sĩ khác. Có thể cô ấy đã hát hay hơn, quyến rũ hơn nhưng chất Bống của Papa cũng dần phai nhạt, không còn sự trong sáng, thơ ngây nữa.
Tôi thích nghe Hồng Nhung hát trong phòng thu và những lúc Nhung hát giản dị, mộc mạc, tức là không diễn, không làm mầu. Chỉ lúc đó, tôi mới lại được thấy một cô Bống tuy chín chắn hơn, già dặn hơn nhưng vẫn đúng là Bống. Album mới Ngày không mưalà một bước tiến của Nhung. Hồng Nhung đang về được với “chất Bống” khi cố gắng đi tới phía trước. Thế mạnh của cô là chất giọng trời phú kết hợp với nội tâm của một con người hiện đại và một mặt bằng văn hoá vào loại tốt nhất so với các ca sĩ cùng lứa. Cái chưa hay của Nhung cũng là hậu quả của một đời sống phải tranh đấu quyết liệt để tồn tại và vươn lên, đôi khi khôn quá. Trong nghệ thuật khôn cũng có nghĩa là dại. Cái khôn ấy chỉ tốt đối với công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, rất may mắn là Nhung đã có được điều căn bản của một ca sĩ: Tìm thấy bản thân mình trong khi hát và khi hát thật sự, cô có được một đời sống đẹp nhất. Với cái đà hiện nay, Hồng Nhung sẽ là một “Bống” mới, điều mà tôi tiên đoán một cách nghiêm túc.
Ngược lại với Hồng Nhung là Thanh Lam - giọng hát nhạc nhẹ kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Lam ngày càng trưởng thành, ngày càng kết hợp nhuần nhuyễn giữa những gì bản năng không mất đi theo thời gian với kỹ thuật điêu luyện của nghề hát. Cô học được ở các thần tượng pop-rock phương Tây cách xử lý giọng và bài hát. Cô đồng thời cũng học được ngón nghề của các cụ trong phong cách hát cổ truyền (ca trù, quan họ...).
Khi viết những bài hát khó, tôi nghĩ đến Thanh Lam. Với Lam, khó thế nào cũng nuốt được và biến nó thành cái của mình một cách dễ dàng. Những ưu điểm này có khi làm cô trở thành kẻ xuyên tạc bài hát, làm cho dở thành hay và ngược lại. Lam nông nổi và đầy tính cách. Ở Việt Nam, ít có tác giả nào đủ sức viết bài khiến cô hát thấy đã. Con người này muốn phá phách, muốn nổ tung... nhưng tiếc rằng thuốc nổ của các bài hát Việt Nam còn ít quá. Đó là một thiệt thòi cho cô. Album Mây trắng bay về mới phát hành là một đỉnh cao mới trong sự nghiệp của cô. Thanh Lam sẽ là một trong những ca sĩ đầu tiên của Việt Nam hội nhập nhạc nhẹ quốc tế.
Còn một nhân vật nữa mà tôi gần gũi và rất quý, đó là Mỹ Linh, một ca sĩ lên sân khấu có ma lực nhất. Đôi khi Linh hát vo không cần nhạc đệm cũng có thể làm khán giả say mê. Hát mãnh liệt và đầy cảm xúc. Mặc dù học khoa thanh nhạc nhưng Linh không mất đi chất giọng tự nhiên.
Điều đáng khâm phục nhất của Linh là cô dám từ bỏ những ca khúc phổ thông để dấn thân vào con đường riêng của mình với phong cách Funk, R’nB, Soul, dù cô biết chắc đó là con đường chông gai hơn, khó khăn hơn. Mất đi một Mỹ Linh - Chị tôi, Mỹ Linh - Trên đỉnh Phù Vân... để có một Mỹ Linh hoàn toàn mới mẻ và khác lạ của Hương ngọc lan, Trưa vắng, Tóc ngắn. Điều này cũng có nghĩa là dám mất đi một lớp công chúng rộng rãi để thay vào đó một thế hệ fan mới, trẻ trung hơn và có gu nghe nhạc hơn.
Nhiều người không thể chấp nhận được việc này, nghĩ rằng cô đã tự bó mình trong Anh Em, chỉ hát bài của chồng và Huy Tuấn nên không hay nữa. Riêng tôi đã từng giúp hai vợ chồng làm album Tóc ngắn, tôi hiểu rằng cô không có con đường nào khác nếu muốn chuyên nghiệp hoá sự nghiệp của mình. Linh đang chuẩn bị cho album thứ ba với nhiều dự định mới. Còn trẻ, có đẳng cấp, nếu bền bỉ cô sẽ thành công. Trong ba người tôi gần gũi, có lẽ Linh còn nhiều triển vọng.
Tôi thích nghe Hồng Nhung hát trong phòng thu và những lúc Nhung hát giản dị, mộc mạc, tức là không diễn, không làm mầu. Chỉ lúc đó, tôi mới lại được thấy một cô Bống tuy chín chắn hơn, già dặn hơn nhưng vẫn đúng là Bống. Album mới Ngày không mưalà một bước tiến của Nhung. Hồng Nhung đang về được với “chất Bống” khi cố gắng đi tới phía trước. Thế mạnh của cô là chất giọng trời phú kết hợp với nội tâm của một con người hiện đại và một mặt bằng văn hoá vào loại tốt nhất so với các ca sĩ cùng lứa. Cái chưa hay của Nhung cũng là hậu quả của một đời sống phải tranh đấu quyết liệt để tồn tại và vươn lên, đôi khi khôn quá. Trong nghệ thuật khôn cũng có nghĩa là dại. Cái khôn ấy chỉ tốt đối với công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, rất may mắn là Nhung đã có được điều căn bản của một ca sĩ: Tìm thấy bản thân mình trong khi hát và khi hát thật sự, cô có được một đời sống đẹp nhất. Với cái đà hiện nay, Hồng Nhung sẽ là một “Bống” mới, điều mà tôi tiên đoán một cách nghiêm túc.
Ngược lại với Hồng Nhung là Thanh Lam - giọng hát nhạc nhẹ kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Lam ngày càng trưởng thành, ngày càng kết hợp nhuần nhuyễn giữa những gì bản năng không mất đi theo thời gian với kỹ thuật điêu luyện của nghề hát. Cô học được ở các thần tượng pop-rock phương Tây cách xử lý giọng và bài hát. Cô đồng thời cũng học được ngón nghề của các cụ trong phong cách hát cổ truyền (ca trù, quan họ...).
Khi viết những bài hát khó, tôi nghĩ đến Thanh Lam. Với Lam, khó thế nào cũng nuốt được và biến nó thành cái của mình một cách dễ dàng. Những ưu điểm này có khi làm cô trở thành kẻ xuyên tạc bài hát, làm cho dở thành hay và ngược lại. Lam nông nổi và đầy tính cách. Ở Việt Nam, ít có tác giả nào đủ sức viết bài khiến cô hát thấy đã. Con người này muốn phá phách, muốn nổ tung... nhưng tiếc rằng thuốc nổ của các bài hát Việt Nam còn ít quá. Đó là một thiệt thòi cho cô. Album Mây trắng bay về mới phát hành là một đỉnh cao mới trong sự nghiệp của cô. Thanh Lam sẽ là một trong những ca sĩ đầu tiên của Việt Nam hội nhập nhạc nhẹ quốc tế.
Còn một nhân vật nữa mà tôi gần gũi và rất quý, đó là Mỹ Linh, một ca sĩ lên sân khấu có ma lực nhất. Đôi khi Linh hát vo không cần nhạc đệm cũng có thể làm khán giả say mê. Hát mãnh liệt và đầy cảm xúc. Mặc dù học khoa thanh nhạc nhưng Linh không mất đi chất giọng tự nhiên.
Điều đáng khâm phục nhất của Linh là cô dám từ bỏ những ca khúc phổ thông để dấn thân vào con đường riêng của mình với phong cách Funk, R’nB, Soul, dù cô biết chắc đó là con đường chông gai hơn, khó khăn hơn. Mất đi một Mỹ Linh - Chị tôi, Mỹ Linh - Trên đỉnh Phù Vân... để có một Mỹ Linh hoàn toàn mới mẻ và khác lạ của Hương ngọc lan, Trưa vắng, Tóc ngắn. Điều này cũng có nghĩa là dám mất đi một lớp công chúng rộng rãi để thay vào đó một thế hệ fan mới, trẻ trung hơn và có gu nghe nhạc hơn.
Nhiều người không thể chấp nhận được việc này, nghĩ rằng cô đã tự bó mình trong Anh Em, chỉ hát bài của chồng và Huy Tuấn nên không hay nữa. Riêng tôi đã từng giúp hai vợ chồng làm album Tóc ngắn, tôi hiểu rằng cô không có con đường nào khác nếu muốn chuyên nghiệp hoá sự nghiệp của mình. Linh đang chuẩn bị cho album thứ ba với nhiều dự định mới. Còn trẻ, có đẳng cấp, nếu bền bỉ cô sẽ thành công. Trong ba người tôi gần gũi, có lẽ Linh còn nhiều triển vọng.
Dương Thụ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét