Nguyễn Cường - Tiếng đại ngàn
Đã lâu lắm người hâm mộ mới có dịp được xem một chương trình ca khúc của Nguyễn Cường để nghe rock Việt. Rất dễ nhận ra những fan đến từ phương Nam xa xôi, từ Tây Nguyên và Hải Phòng, Quảng Ninh...
Ca sĩ Y Moan trong đêm diễn.
Bắt đầu với Xôn xang cao nguyên Đăk Lăk, Y Moan đã đưa khán giả trở về vùng "phủ sóng đặc biệt" của đại ngàn với cặp bài trùng nhạc sĩ - ca sĩ từ cái thời xa lắc cách đây 25 năm. Sau Y Moan là cặp đôi Minh Anh - Minh Ánh với Thênh thang Oh ơi và Vương Dzung với Trái cam mặt trời. Khán giả theo lời ca và giai điệu của Nguyễn Cường mà hình dung về một vùng đất thênh thang bao la, xa lắc nhưng quá đỗi thân thương mà trở nên gần gũi. Sau cặp ba: Lưu Hương Giang, Hồ Hoài Anh và Phan Minh, sân khấu đã bốc lại cháy lên dữ dội bởi Thanh Lam. Vẫn là H'zen lên rẫy và Ly cà phê Ban Mê nhiều người đã hát, nhưng Thanh Lam làm nó bùng lên và khác hẳn, hay một cách lạ thường. Không chỉ ở vẻ đẹp trời cho, ở trang phục của một rocker ấn tượng mà ở giọng hát và cách hát. Thanh Lam nhả chữ, ngắt câu nhấn nhá hết sức điệu nghệ. Nếu Y Moan là cặp bài trùng với Nguyễn Cường, làm tăng thêm cái đẹp bởi sự hoang dã của rừng đại ngàn, nếu Siu Black "mô tả" Nguyễn Cường như những gì anh muốn nói về Tây Nguyên, mảnh đất anh say đắm bằng âm nhạc thì Thanh Lam làm âm nhạc Nguyễn Cường quyến rũ hơn, mới hơn và hấp dẫn người nghe hơn. Khán phòng như bật dậy, như muốn cùng hát, và tràn đầy tiếng vỗ tay tán thưởng...
Cũng ít ai ngờ, trong đêm diễn này, con gái Nguyễn Cường cũng có mặt trong nhóm OMG - 3 thành viên, với ca khúc Robusta Đăk Lăk. Đang học ở Singapore, cô con gái yêu thấy bố có chương trình, thế là bay về, thế là hát...
Tiếng đại ngàn là chân dung Nguyễn Cường, cũng là chủ đề chương trình hôm nay, song Nguyễn Cường không chỉ có thế, khán giả còn nhớ ở anh những bài hát đầu tay, những bài hát về biển, những bài hát mang hơi thở của nhiều vùng đất nước, như: Hò biển, Chào mùa hè, Tôi về đây nghe sóng, Đàn cầm dây vũ dây văn... Khán giả say Nguyễn Cường không chỉ say cái rock Việt, chứa cái nắng, cái gió, cái đất đỏ, cái hoang sơ trong âm nhạc của anh mà còn nhớ những thành công ở thể loại khác, khai thác dân ca các miền.
Nguyễn Cường tựa vào những cột dọc chồng âm để từ đó tỏa ra những chiều ngang của giai điệu, tựa vào bản lĩnh văn hóa tự hun đúc để chỉ trong một chớp thăng hoa, trong một khoảnh khắc tác động bởi cái đẹp hoang dã là ngay lập tức sáng lên một tác phẩm cho mình và cho đời. Có lẽ vì thế nhiều người nghĩ anh sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên (nơi bản năng sinh tồn mãnh liệt cũng khiến con người sản sinh ra nhiều tác phẩm bất hủ). Người Tây Nguyên, nhất là người Êđê coi anh là bạn, là nghệ sĩ của họ, nhiều nghệ sĩ coi anh là thầy... Nhưng, ngồi kế bên tôi, một dãy khán giả Hà Tĩnh lại nói với nhau, Nguyễn Cường là người của họ, không thấm sâu cái ca trù Hà Tĩnh, không hiểu văn hóa ả đào và con người chơi ngông Nguyễn Công Trứ không thể có Đàn cầm dây vũ dây văn. Và lập tức, họ cũng bị bác lại khi nghe Ngọc Khuê và Tự Long liên khúc với nhau qua hai tác phẩm Độc thoại Thị Màu và Theo em lên chùa, họ bảo, ông phải là người của đồng bằng châu thổ Bắc Hà...
Nguyễn Cường, thực ra là "tay chơi" Hàng Bạc. Từng "chơi" đến độ mời hẳn nghệ sĩ tạc tượng Di Lặc lớn trong căn gác nhỏ nhà mình. Quan niệm của ông, nhạc sĩ chỉ có một nghĩa vụ, một chức năng duy nhất là làm vui cho đời, nâng đỡ tâm hồn và chia sẻ với con người bằng âm nhạc, nghĩa là mang cái đẹp đến. "Chỉ vui thôi đó là triết lý của tôi". Nguyễn Cường đã từng tốt nghiệp violoncello Nhạc viện, có thể viết khí nhạc (Concerto viết cho đàn Đinh Pá), viết hợp xướng - giao hưởng (Khúc Romance Hà Nội)... nhưng đam mê nhất của anh vẫn là rock rừng, vẫn là "các em đẹp lắm ở Pleiku", vẫn thích theo các nàng "về Buôn Mê Thuột".
"Anh cao bồi Hàng Bạc" sinh năm 1943, tuổi thì đã xế, nhưng tâm hồn thì vẫn... thăm thẳm, trẻ trung như "đôi mắt Pleiku biển hồ đầy", vẫn nhiều hy vọng và dạt dào cảm hứng sáng tạo.
Bữa tiệc của âm nhạc Nguyễn Cường khép lại, nhưng dư âm của cồng chiêng, của nắng gió, hoang dại vẫn theo mãi trong lòng người nghe...
Trần Thị Trường
Ca sĩ Y Moan trong đêm diễn.
|
Bắt đầu với Xôn xang cao nguyên Đăk Lăk, Y Moan đã đưa khán giả trở về vùng "phủ sóng đặc biệt" của đại ngàn với cặp bài trùng nhạc sĩ - ca sĩ từ cái thời xa lắc cách đây 25 năm. Sau Y Moan là cặp đôi Minh Anh - Minh Ánh với Thênh thang Oh ơi và Vương Dzung với Trái cam mặt trời. Khán giả theo lời ca và giai điệu của Nguyễn Cường mà hình dung về một vùng đất thênh thang bao la, xa lắc nhưng quá đỗi thân thương mà trở nên gần gũi. Sau cặp ba: Lưu Hương Giang, Hồ Hoài Anh và Phan Minh, sân khấu đã bốc lại cháy lên dữ dội bởi Thanh Lam. Vẫn là H'zen lên rẫy và Ly cà phê Ban Mê nhiều người đã hát, nhưng Thanh Lam làm nó bùng lên và khác hẳn, hay một cách lạ thường. Không chỉ ở vẻ đẹp trời cho, ở trang phục của một rocker ấn tượng mà ở giọng hát và cách hát. Thanh Lam nhả chữ, ngắt câu nhấn nhá hết sức điệu nghệ. Nếu Y Moan là cặp bài trùng với Nguyễn Cường, làm tăng thêm cái đẹp bởi sự hoang dã của rừng đại ngàn, nếu Siu Black "mô tả" Nguyễn Cường như những gì anh muốn nói về Tây Nguyên, mảnh đất anh say đắm bằng âm nhạc thì Thanh Lam làm âm nhạc Nguyễn Cường quyến rũ hơn, mới hơn và hấp dẫn người nghe hơn. Khán phòng như bật dậy, như muốn cùng hát, và tràn đầy tiếng vỗ tay tán thưởng...
Cũng ít ai ngờ, trong đêm diễn này, con gái Nguyễn Cường cũng có mặt trong nhóm OMG - 3 thành viên, với ca khúc Robusta Đăk Lăk. Đang học ở Singapore, cô con gái yêu thấy bố có chương trình, thế là bay về, thế là hát...
Tiếng đại ngàn là chân dung Nguyễn Cường, cũng là chủ đề chương trình hôm nay, song Nguyễn Cường không chỉ có thế, khán giả còn nhớ ở anh những bài hát đầu tay, những bài hát về biển, những bài hát mang hơi thở của nhiều vùng đất nước, như: Hò biển, Chào mùa hè, Tôi về đây nghe sóng, Đàn cầm dây vũ dây văn... Khán giả say Nguyễn Cường không chỉ say cái rock Việt, chứa cái nắng, cái gió, cái đất đỏ, cái hoang sơ trong âm nhạc của anh mà còn nhớ những thành công ở thể loại khác, khai thác dân ca các miền.
Nguyễn Cường tựa vào những cột dọc chồng âm để từ đó tỏa ra những chiều ngang của giai điệu, tựa vào bản lĩnh văn hóa tự hun đúc để chỉ trong một chớp thăng hoa, trong một khoảnh khắc tác động bởi cái đẹp hoang dã là ngay lập tức sáng lên một tác phẩm cho mình và cho đời. Có lẽ vì thế nhiều người nghĩ anh sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên (nơi bản năng sinh tồn mãnh liệt cũng khiến con người sản sinh ra nhiều tác phẩm bất hủ). Người Tây Nguyên, nhất là người Êđê coi anh là bạn, là nghệ sĩ của họ, nhiều nghệ sĩ coi anh là thầy... Nhưng, ngồi kế bên tôi, một dãy khán giả Hà Tĩnh lại nói với nhau, Nguyễn Cường là người của họ, không thấm sâu cái ca trù Hà Tĩnh, không hiểu văn hóa ả đào và con người chơi ngông Nguyễn Công Trứ không thể có Đàn cầm dây vũ dây văn. Và lập tức, họ cũng bị bác lại khi nghe Ngọc Khuê và Tự Long liên khúc với nhau qua hai tác phẩm Độc thoại Thị Màu và Theo em lên chùa, họ bảo, ông phải là người của đồng bằng châu thổ Bắc Hà...
Nguyễn Cường, thực ra là "tay chơi" Hàng Bạc. Từng "chơi" đến độ mời hẳn nghệ sĩ tạc tượng Di Lặc lớn trong căn gác nhỏ nhà mình. Quan niệm của ông, nhạc sĩ chỉ có một nghĩa vụ, một chức năng duy nhất là làm vui cho đời, nâng đỡ tâm hồn và chia sẻ với con người bằng âm nhạc, nghĩa là mang cái đẹp đến. "Chỉ vui thôi đó là triết lý của tôi". Nguyễn Cường đã từng tốt nghiệp violoncello Nhạc viện, có thể viết khí nhạc (Concerto viết cho đàn Đinh Pá), viết hợp xướng - giao hưởng (Khúc Romance Hà Nội)... nhưng đam mê nhất của anh vẫn là rock rừng, vẫn là "các em đẹp lắm ở Pleiku", vẫn thích theo các nàng "về Buôn Mê Thuột".
"Anh cao bồi Hàng Bạc" sinh năm 1943, tuổi thì đã xế, nhưng tâm hồn thì vẫn... thăm thẳm, trẻ trung như "đôi mắt Pleiku biển hồ đầy", vẫn nhiều hy vọng và dạt dào cảm hứng sáng tạo.
Bữa tiệc của âm nhạc Nguyễn Cường khép lại, nhưng dư âm của cồng chiêng, của nắng gió, hoang dại vẫn theo mãi trong lòng người nghe...
Trần Thị Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét