Năm 1996 khi nhạc nhẹ bắt đầu lên ngôi ở Việt Nam thì Thanh Lam và Hồng Nhung cũng bắt đầu khẳng định đẳng cấp và vị trí hàng đầu trên địa hạt nhạc nhẹ với hàng loạt các live show xuyên Việt như: Cho em một ngày, Hồng Nhung và Bống Bồng ơi, Bài hát ru 99, Em và tôi…Chính Thanh Lam, Hồng Nhung là hai ca sỹ nhạc nhẹ đầu tiên tiên phong đặt nền móng cho live show riêng và tạo phong cách hát nhạc nhẹ mới ở Việt Nam, họ đã tạo nên 2 trường phái hát đối ngược nhau, nếu Thanh Lam thiên về sự nồng nàn, dữ dội, đầy kịch tích trong lối hát thì Hồng Nhung lại nhẹ nhàng, nữ tính, đẫm chất tự sự nhưng vẫn rất trẻ trung. Thanh Lam theo trường phái hát nhạc nhẹ kiểu sang, mang hơi hướng của phương Tây trong cách hát, lối đãi chữ, chị tải nhạc thị trường thì nó qua giọng hát chị người ta vẫn cho là sang.
Hồng Nhung lại theo trường phái hát nhạc nhẹ đậm chất Á Đông, giữ chất nữ tính, nhẹ nhàng, bộc lộ tình cảm kín đáo nhưng không kém phần nồng nàn qua giọng hát và phong cách trình diễn. Cả hơn 10 năm đứng trên đỉnh cao, hai vị trí cao nhất của nhạc nhẹ vẫn do Thanh Lam, Hồng Nhung nắm giữ, bất chấp sự lên xuống, tụt hạng tại một số thời điểm, được xưng tụng là 2 Diva nhạc nhẹ Việt Nam hàng đầu, 2 chị vẫn tiếp tục cống hiến và ảnh hưởng của 2 Diva đến các thế hệ ca sỹ kế tiếp vẫn là điều không thể phủ nhận. Ngay nhạc sỹ Dương Thụ khi viết về Lam & Nhung cũng luôn bắt đầu bằng từ “Ngược lại…” và dĩ nhiên báo chí khi nhắc đến Diva Việt Nam thì Lam & Nhung bao giờ cũng song hành và đặt cạnh nhau bởi họ là 2 cực trái dấu làm nên một bản hoà ca tuyệt vời cho âm nhạc Việt Nam. Xin giới thiệu với mọi người 2 bài viết của người hâm mộ dành cho Lam & Bống:
1. Trường phái Lam & Nhung
Nhạc nhẹ Việt Nam , ngoài những tên tuổi lừng lẫy của thời quá vãng, Nhung – Lam hay Lam – Nhung là những giá trị ổn định, bền vững. Còn nhớ năm lớp 11, tôi đọc trên tạp chí MASK lúc đó còn là khổ nhỏ một bài bình luận về âm nhạc Việt Nam, thật tâm đắc với ý kiến cho rằng phong cách Thanh Lam có thể gói gọn trong 2 chữ “kịch tích”, Hồng Nhung thì “nữ tính”. Ngày ấy hạnh phúc lắm khi được chứng kiến tình bạn đẹp đẽ của hai người, mà kết quả là những bản song ca tuyệt vời “Yêu” (Văn Phụng), “All out of love” …sự kết hợp giữa “ngọt” và “bùi”. Tôi từng viết thư đề nghị cho ra hẳn một album song ca đáp ứng riêng mình, rất tiếc là không được trả lời.
Rồi thật thú vị thi thoảng thấy 2 người tráo đổi phong cách cho nhau, Nhung kịch tích, mạnh mẽ hơn với Rock và Jazz cùng “Dường như” (Bảo Chấn), “Lãng quên đi” (Từ Huy)…khi đó Lam nồng nàn, nữ tính với “Hoa sữa” (Hồng Đăng), “Niệm khúc cuối” (Ngô Thuỵ Miên)…Trong cứng có mềm, trong yếu có mạnh, trong mưa có nắng, trong nước có lửa và trong Lam (Nhung) có Nhung (Lam), theo cách nghĩ của tôi. Tuyệt.
Tuy vậy, Lam trong tôi hẳn nhiên phải là một Lam kịch tính, bản năng đầy bảo tố và bốc lửa, càng phiêu linh, luyến láy, hú hét “quằn quại” càng tốt. Lam của “Giọt nắng bên thềm”, “Tình yêu không lời”, “Hoa tím ngoài sân”…Mặc ai chê, khó chịu, tôi cứ mở hết cỡ Volume TV, catsettte cho hàng xóm cùng “thưởng thức” và rất lấy làm thoả mãn. Nhún nhảy theo “Dấu chân địa đàng” và mấy bài Trịnh Công Sơn phá phách, tung tẩy, khoái trá với CD “Lá thư” rặt những bản tiền chiến lộc cộc, lộp độp Lam hát như đang phi ngựa. Đúng là “yêu nhau yêu cả đường đi…”. Nghiện mất rồi. Bởi thế tôi đã phải tập nghe lại Lam trong 2 album “Tự sự” và “Mây trắng bay về”. Khác quá, khác đến nỗi không còn tự tin vào khả năng nhận thức và đánh giá của mình. Từng chút một, từ từ kéo mình lên theo mỗi bài hát, đoạn phối. Khám phá những ngóc ngách, ngã rẻ trong từng câu chữ, khúc nhạc, trong giọng hát quen mà lạ. Rồi cũng đến, cái cảm giác hiểu thấu, tung tăng bơi giữa bài hát. Rồi lại nghiện, tập tõm hát theo “câu ru trôi bồng bềnh…”.
Chắc mọi người thấy buồn cười nhưng nhắc đến Lam, Hieusol cứ phải nói đến Nhung và ngược lại. Với tôi, hai người như mặt trăng, mặt trời, dù đối nghịch, chói loá hay dịu êm cũng không thể thiếu, không thể tách rời, và đều…đẹp, một vẻ đẹp biểu cảm. Tôi yêu những lúc Lam hát live tràn trề sinh lực. Cặp mắt lúng liếng, miệng cười tươi khoé, mái tóc phất phới qua lại, “Lời tôi ru” rộn ràng, hưng phấn, “Này em có nhớ” khắc khoải, kịch tính…Cũng như yêu Nhung tự sự quên mình với “Ký ức đêm” sâu lắng, dịu dàng; “Don’t cry for me Argentina" mãnh liệt, ngẫu hứng…
Thành thật mà nói, thời kỳ đầu, Lam bị ảnh hưởng nặng từ Whitney Houston, hát lại bao nhiêu Hit của diva này: One moment in time, I will always love you, Saving all may love for you…giọng Lam qua catset ngày ấy nghe …buồn cười, khào khào, rề rề, đanh đanh, cũng như Nhung giọng lanh lảnh, nhọn nhọn, có lẽ một phần vì kỹ thuật thu âm nước ta bấy giờ quá tệ. Khi ấy đắm chìm trong nhạc ngoại, nghe Lam, Nhung rồi lắc đầu, rặt “bắt chước”, hết Whitney Houston lại đến Sinéad O’Connor, không thấy tương lai.
Vậy mà không biết từ lúc nào, tai nghe buộc phải “thay đổi”. Giữa thập niên 90 là thời kỳ Lam – Nhung được mọi người quan tâm nhiều hơn như một tất nhiên. Giọng hát trưởng thành, phong cách định hình, “phiêu” bài nào ra bài ấy, có những hits không ai hơn được, vượt mặt đàn anh, đàn trị để trở thành những thế lực khó phế truất. Bên cạnh giọng hát và kỹ thuật, điều làm tôi yêu thích Lam – Nhung nhiều chính là khả năng thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân thông qua mỗi bài hát. Mỗi người một vẻ nhưng thật chín, thật sâu, thật gọn, thật riêng và rất tình. Bây giờ nhạc Việt với Hieusol phân định hai trường phái thể hiện tình cảm: Lam và Nhung. Các nữ ca sỹ (thâm chí nam) thế hệ sau hiếm khi chạy đâu ra khỏi hai trường phái này. Mỹ Linh và Hà Trần chưa được như vậy. Nhiều danh ca thế giới không chắc được như vậy. Có lẽ chính điều đó được tạo nên cái họi là “đẳng cấp” chăng ?
Những năm tháng tuổi thơ, rồi đến tuổi biết yêu, sống, vui chơi, học tập ở Huế chắc là khoảng thời gian đẹp nhất của một đời người. Khoảng thời gian đẹp đó có tiếng hát của Nhung – Lam gần bên, gắn với ti tỉ kỷ niệm nho nhỏ không tên, không quên…Rồi những buồn vui của cái gọi là “mối tình đầu”. Buổi chiều đạp xe dọc sông Hương, ngân nga “Chiều tím, chiều nhớ thương ai” Nhung đã hát rất tuyệt. Vào quán cafe, thì thầm “Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời” Lam hát thật hay, bi kịch nhìn qua con hẻm dốc nối đường hoa phượng, lại khe khẽ “đường phượng bay mù không lối vào” mà thở dài lẳng lặng…
Âm nhạc quả có sức lan toả và tác động khủng khiếp…Tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, tình yêu âm nhạc phần nào đến với Hieusol qua Lam, Nhung……
Nguồn: Bài viết của Hieusol đăng tải trên diễn đàn giaidieu.net
2. Lam & Bống
.....
Đầu tiên, NSƯT Thanh Lam. Hồi nhỏ, cũng không nghe nhạc của Thanh Lam nhiều, nhưng nói thiệt, nhạc của Thanh Lam thuộc loại nhạc nghe một lần là ghiền, gần giống heroine vậy đó. Có thể giọng của Thanh Lam hồi xưa dở đến nỗi mém rớt khi thi vào Nhạc viện nhưng giọng hát của Thanh Lam lại có một ma lực vô hình, cuốn người nghe trôi theo dòng cảm xúc của Lam và cảm rất nhanh những bài hát cô hát. Không phải vô tình mà Thanh Lam lại được gọi là Người đàn bà hát. Những bài hát của Lam mang đậm cá tính của cô, đó là một tâm hồn phụ nữ yếu đuối khao khát yêu thương và được thương yêu. Lam là một phụ nữ có cá tính mạnh nhưng như Lê Minh Sơn nói: “Đàn bà thì vẫn là đàn bà”. Mỗi khi Lam cất tiếng hát, dường như chỉ còn cô với bài hát đó mà thôi, còn khán giả hả, bỏ qua một bên ^^. Đối với Thanh Lam, ca hát là đam mê, khát vọng của cô. Mỗi lần Lam hát tuy cùng một bài nhưng lại mang đến cho khán giả những cảm xúc rất khác nhau. Một tiếng hát ma mị, tràn đầy xúc cảm lôi cuốn người nghe và rất chi là phiêu!
Bây giờ qua cô Bống. Hồng Nhung có thể gọi là một ca sỹ có nhiều cách hát. Cách hát ở đây nghĩa là vừa mới đó Hồng Nhung còn rất nồng nàn với Tuổi đá buồn thì lại có thể quay ngoắt 180 độ sao Bống không là Bống nhí nhảnh hồn nhiên như thuở cô 18. Với một cái đầu tinh tế, luôn chăm chút cho hình ảnh của mình và giọng hát của cô thì chỉ có thể so sánh với Thanh Lam mà thôi. Mỗi bài cô hát, lớp ca sĩ sau muốn hát lại cũng phải dè chừng. Cũng như Thanh Lam, cái bóng mà Hồng Nhung tạo ra cho một bài hát đôi khi quá lớn. Một giọng hát tinh tế, cảm xúc rất nhiều và mỗi khi hát, Hồng Nhung như hóa thân vào bài hát. Khán giả nghe cô hát sẽ không còn thấy một Hồng Nhung tưởng như rất khôn với cách trả lời phỏng vấn rất tuyệt của mình nữa, mà chỉ là một Hồng Nhung-hát, bằng tất cả đam mê và lửa trong người mình. Thành thử ra, Bống mà hát thì không thể chê vào đâu được!.....
Nguồn: Blog Ngaykhongten.wordpress.com
Hồng Nhung lại theo trường phái hát nhạc nhẹ đậm chất Á Đông, giữ chất nữ tính, nhẹ nhàng, bộc lộ tình cảm kín đáo nhưng không kém phần nồng nàn qua giọng hát và phong cách trình diễn. Cả hơn 10 năm đứng trên đỉnh cao, hai vị trí cao nhất của nhạc nhẹ vẫn do Thanh Lam, Hồng Nhung nắm giữ, bất chấp sự lên xuống, tụt hạng tại một số thời điểm, được xưng tụng là 2 Diva nhạc nhẹ Việt Nam hàng đầu, 2 chị vẫn tiếp tục cống hiến và ảnh hưởng của 2 Diva đến các thế hệ ca sỹ kế tiếp vẫn là điều không thể phủ nhận. Ngay nhạc sỹ Dương Thụ khi viết về Lam & Nhung cũng luôn bắt đầu bằng từ “Ngược lại…” và dĩ nhiên báo chí khi nhắc đến Diva Việt Nam thì Lam & Nhung bao giờ cũng song hành và đặt cạnh nhau bởi họ là 2 cực trái dấu làm nên một bản hoà ca tuyệt vời cho âm nhạc Việt Nam. Xin giới thiệu với mọi người 2 bài viết của người hâm mộ dành cho Lam & Bống:
1. Trường phái Lam & Nhung
Nhạc nhẹ Việt Nam , ngoài những tên tuổi lừng lẫy của thời quá vãng, Nhung – Lam hay Lam – Nhung là những giá trị ổn định, bền vững. Còn nhớ năm lớp 11, tôi đọc trên tạp chí MASK lúc đó còn là khổ nhỏ một bài bình luận về âm nhạc Việt Nam, thật tâm đắc với ý kiến cho rằng phong cách Thanh Lam có thể gói gọn trong 2 chữ “kịch tích”, Hồng Nhung thì “nữ tính”. Ngày ấy hạnh phúc lắm khi được chứng kiến tình bạn đẹp đẽ của hai người, mà kết quả là những bản song ca tuyệt vời “Yêu” (Văn Phụng), “All out of love” …sự kết hợp giữa “ngọt” và “bùi”. Tôi từng viết thư đề nghị cho ra hẳn một album song ca đáp ứng riêng mình, rất tiếc là không được trả lời.
Rồi thật thú vị thi thoảng thấy 2 người tráo đổi phong cách cho nhau, Nhung kịch tích, mạnh mẽ hơn với Rock và Jazz cùng “Dường như” (Bảo Chấn), “Lãng quên đi” (Từ Huy)…khi đó Lam nồng nàn, nữ tính với “Hoa sữa” (Hồng Đăng), “Niệm khúc cuối” (Ngô Thuỵ Miên)…Trong cứng có mềm, trong yếu có mạnh, trong mưa có nắng, trong nước có lửa và trong Lam (Nhung) có Nhung (Lam), theo cách nghĩ của tôi. Tuyệt.
Tuy vậy, Lam trong tôi hẳn nhiên phải là một Lam kịch tính, bản năng đầy bảo tố và bốc lửa, càng phiêu linh, luyến láy, hú hét “quằn quại” càng tốt. Lam của “Giọt nắng bên thềm”, “Tình yêu không lời”, “Hoa tím ngoài sân”…Mặc ai chê, khó chịu, tôi cứ mở hết cỡ Volume TV, catsettte cho hàng xóm cùng “thưởng thức” và rất lấy làm thoả mãn. Nhún nhảy theo “Dấu chân địa đàng” và mấy bài Trịnh Công Sơn phá phách, tung tẩy, khoái trá với CD “Lá thư” rặt những bản tiền chiến lộc cộc, lộp độp Lam hát như đang phi ngựa. Đúng là “yêu nhau yêu cả đường đi…”. Nghiện mất rồi. Bởi thế tôi đã phải tập nghe lại Lam trong 2 album “Tự sự” và “Mây trắng bay về”. Khác quá, khác đến nỗi không còn tự tin vào khả năng nhận thức và đánh giá của mình. Từng chút một, từ từ kéo mình lên theo mỗi bài hát, đoạn phối. Khám phá những ngóc ngách, ngã rẻ trong từng câu chữ, khúc nhạc, trong giọng hát quen mà lạ. Rồi cũng đến, cái cảm giác hiểu thấu, tung tăng bơi giữa bài hát. Rồi lại nghiện, tập tõm hát theo “câu ru trôi bồng bềnh…”.
Chắc mọi người thấy buồn cười nhưng nhắc đến Lam, Hieusol cứ phải nói đến Nhung và ngược lại. Với tôi, hai người như mặt trăng, mặt trời, dù đối nghịch, chói loá hay dịu êm cũng không thể thiếu, không thể tách rời, và đều…đẹp, một vẻ đẹp biểu cảm. Tôi yêu những lúc Lam hát live tràn trề sinh lực. Cặp mắt lúng liếng, miệng cười tươi khoé, mái tóc phất phới qua lại, “Lời tôi ru” rộn ràng, hưng phấn, “Này em có nhớ” khắc khoải, kịch tính…Cũng như yêu Nhung tự sự quên mình với “Ký ức đêm” sâu lắng, dịu dàng; “Don’t cry for me Argentina" mãnh liệt, ngẫu hứng…
Thành thật mà nói, thời kỳ đầu, Lam bị ảnh hưởng nặng từ Whitney Houston, hát lại bao nhiêu Hit của diva này: One moment in time, I will always love you, Saving all may love for you…giọng Lam qua catset ngày ấy nghe …buồn cười, khào khào, rề rề, đanh đanh, cũng như Nhung giọng lanh lảnh, nhọn nhọn, có lẽ một phần vì kỹ thuật thu âm nước ta bấy giờ quá tệ. Khi ấy đắm chìm trong nhạc ngoại, nghe Lam, Nhung rồi lắc đầu, rặt “bắt chước”, hết Whitney Houston lại đến Sinéad O’Connor, không thấy tương lai.
Vậy mà không biết từ lúc nào, tai nghe buộc phải “thay đổi”. Giữa thập niên 90 là thời kỳ Lam – Nhung được mọi người quan tâm nhiều hơn như một tất nhiên. Giọng hát trưởng thành, phong cách định hình, “phiêu” bài nào ra bài ấy, có những hits không ai hơn được, vượt mặt đàn anh, đàn trị để trở thành những thế lực khó phế truất. Bên cạnh giọng hát và kỹ thuật, điều làm tôi yêu thích Lam – Nhung nhiều chính là khả năng thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân thông qua mỗi bài hát. Mỗi người một vẻ nhưng thật chín, thật sâu, thật gọn, thật riêng và rất tình. Bây giờ nhạc Việt với Hieusol phân định hai trường phái thể hiện tình cảm: Lam và Nhung. Các nữ ca sỹ (thâm chí nam) thế hệ sau hiếm khi chạy đâu ra khỏi hai trường phái này. Mỹ Linh và Hà Trần chưa được như vậy. Nhiều danh ca thế giới không chắc được như vậy. Có lẽ chính điều đó được tạo nên cái họi là “đẳng cấp” chăng ?
Những năm tháng tuổi thơ, rồi đến tuổi biết yêu, sống, vui chơi, học tập ở Huế chắc là khoảng thời gian đẹp nhất của một đời người. Khoảng thời gian đẹp đó có tiếng hát của Nhung – Lam gần bên, gắn với ti tỉ kỷ niệm nho nhỏ không tên, không quên…Rồi những buồn vui của cái gọi là “mối tình đầu”. Buổi chiều đạp xe dọc sông Hương, ngân nga “Chiều tím, chiều nhớ thương ai” Nhung đã hát rất tuyệt. Vào quán cafe, thì thầm “Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời” Lam hát thật hay, bi kịch nhìn qua con hẻm dốc nối đường hoa phượng, lại khe khẽ “đường phượng bay mù không lối vào” mà thở dài lẳng lặng…
Âm nhạc quả có sức lan toả và tác động khủng khiếp…Tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, tình yêu âm nhạc phần nào đến với Hieusol qua Lam, Nhung……
Nguồn: Bài viết của Hieusol đăng tải trên diễn đàn giaidieu.net
2. Lam & Bống
.....
Đầu tiên, NSƯT Thanh Lam. Hồi nhỏ, cũng không nghe nhạc của Thanh Lam nhiều, nhưng nói thiệt, nhạc của Thanh Lam thuộc loại nhạc nghe một lần là ghiền, gần giống heroine vậy đó. Có thể giọng của Thanh Lam hồi xưa dở đến nỗi mém rớt khi thi vào Nhạc viện nhưng giọng hát của Thanh Lam lại có một ma lực vô hình, cuốn người nghe trôi theo dòng cảm xúc của Lam và cảm rất nhanh những bài hát cô hát. Không phải vô tình mà Thanh Lam lại được gọi là Người đàn bà hát. Những bài hát của Lam mang đậm cá tính của cô, đó là một tâm hồn phụ nữ yếu đuối khao khát yêu thương và được thương yêu. Lam là một phụ nữ có cá tính mạnh nhưng như Lê Minh Sơn nói: “Đàn bà thì vẫn là đàn bà”. Mỗi khi Lam cất tiếng hát, dường như chỉ còn cô với bài hát đó mà thôi, còn khán giả hả, bỏ qua một bên ^^. Đối với Thanh Lam, ca hát là đam mê, khát vọng của cô. Mỗi lần Lam hát tuy cùng một bài nhưng lại mang đến cho khán giả những cảm xúc rất khác nhau. Một tiếng hát ma mị, tràn đầy xúc cảm lôi cuốn người nghe và rất chi là phiêu!
Bây giờ qua cô Bống. Hồng Nhung có thể gọi là một ca sỹ có nhiều cách hát. Cách hát ở đây nghĩa là vừa mới đó Hồng Nhung còn rất nồng nàn với Tuổi đá buồn thì lại có thể quay ngoắt 180 độ sao Bống không là Bống nhí nhảnh hồn nhiên như thuở cô 18. Với một cái đầu tinh tế, luôn chăm chút cho hình ảnh của mình và giọng hát của cô thì chỉ có thể so sánh với Thanh Lam mà thôi. Mỗi bài cô hát, lớp ca sĩ sau muốn hát lại cũng phải dè chừng. Cũng như Thanh Lam, cái bóng mà Hồng Nhung tạo ra cho một bài hát đôi khi quá lớn. Một giọng hát tinh tế, cảm xúc rất nhiều và mỗi khi hát, Hồng Nhung như hóa thân vào bài hát. Khán giả nghe cô hát sẽ không còn thấy một Hồng Nhung tưởng như rất khôn với cách trả lời phỏng vấn rất tuyệt của mình nữa, mà chỉ là một Hồng Nhung-hát, bằng tất cả đam mê và lửa trong người mình. Thành thử ra, Bống mà hát thì không thể chê vào đâu được!.....
Nguồn: Blog Ngaykhongten.wordpress.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét